Chương 154: Quy tắc ngầm
Như đã nói, Thiên Long Quốc là một quốc gia chủ trương trọng văn khinh võ.
Người nắm quyền trong Thiên Long Quốc là sĩ phu, nho sinh.
Và lực lượng nho sinh ru rú trong nhà, sẽ không ghi nhớ công ơn của những chiến sĩ đổ máu nơi chiến trường.
Đối với họ mà nói, c·hiến t·ranh là chuyện rất đơn giản, chỉ cần có cái dũng của thất phu là được, sao có thể bằng thân phận quan văn cao quý được.
Ngay cả thời hiện đại, có phim ảnh, truyền thông nói về những hi sinh cao cả của chiến sĩ, liệt sĩ vẫn còn tồn tại những người sinh viện tự nhận trí thức kêu gào “ưu đãi cho con cháu liệt sĩ là bất công” thì không lạ lẫm khi sĩ phu, nho sinh thời này sẵn sàng chà đạp lên xương máu binh sĩ đã hi sinh để tranh giành lợi ích.
Và cấm quân của Thiên Long Quốc là một lực lượng như vậy.
Sĩ phu, quan văn, quý tộc chia nhau cử người của mình vào cấm quan để “mạ vàng”.
Dù tay không tấc sắt, đánh không lại con gà mái già thì họ vẫn được mang danh “thống lĩnh cấm quân” chiếm hết công lao nơi chiến trường.
Binh lính thiện chiến dần dần bị tìm cách xua đuổi và thay thế bằng “con ông cháu cha” gia đình giàu có chịu chi tiền hối lộ mua chức.
Dần dần, cấm quân biến thành nơi tụ tập của những nhà quyền quý, gia đình giàu có dùng để cho con em mình thăng quan tiến chức.
Nếu có kẻ nào dám “c·ướp” công lao của họ thì chắc chắn sẽ bị phán quyết xử trảm, đày ra biên ải.
Trước đó, Nhạc Phi cũng vì từ chối “nhường” công lao cho thân tín sĩ phu và quyền quý, cộng thêm nhiều nguyên nhân khác khiến dù là anh hùng dân tộc cũng bị gán tội phản quốc, lăng trì xử trảm, tru di cửu tộc.
Lý Hiến không muốn bản thân mình bị rơi vào tình huống như vậy, ông ta còn nhớ rõ ân nhân Triệu Tiết nhắc nhở lúc trước khi ra trận:
- Ngươi có thể nướng sạch cả trăm vạn tiện dân này cũng được, nhưng phải để sĩ phu cùng quyền quý, phú thương, địa chủ thoải mái về triều.
- Họ đã thích thì thua cũng thành thắng.
- Họ ghét rồi thì thắng cũng thành thua.
Đang lúc Lý Hiến vội vàng xử lý thì Triệu Tiết từ xa phi ngựa tới, vẻ mặt rất vội vàng.
Không vội không được vì nó liên quan đến sinh tử của hai người họ.
Thiên Long Quốc từ xưa tới nay tồn tại vô số quy tắc ngầm liên quan đến tồn vong của rất nhiều người..
Ví dụ như đi xa về nhất thiết phải tặng quà cho lãnh đạo, quan võ gặp quan văn ngang cấp phải quỳ nâng giày, lỡ đắc tội quyền quý phải đem dâng toàn bộ tài sản cùng vợ con mới mong thoát c·hết, vân vân.
Rất nhiều quy tắc kỳ quặc khiến người ngoài khó hiểu, ví dụ như trong tiểu thuyết mạng ở nước nào đó hay xuất hiện tình tiết lỡ đắc tội nhầm nhân vật chính xuất thân quyền quý phải tìm mọi cách quỳ liếm dưới chân, táng gia bại sản cũng phải xin lỗi bằng được.
Người ở bên ngoài cảm thấy đây là làm quá lên nhưng thực tế quy tắc ngầm của họ đúng là như vậy, nếu không vội quỳ liếm xin lỗi nhanh thì phá gia, diệt tộc, nữ bắt làm kỹ, nam g·iết sạch, chó gà không tha là chuyện rất bình thường.
“Đụng ta một cái, ta g·iết ngươi cả nhà” là tư tưởng ăn sâu bén rễ vào trong văn hóa của Thiên Long Quốc.
Triệu Tiết xuất thân từ quý tộc phân nhánh, bản thân hiểu rất rõ phong cách làm việc của đám quý tộc nên vội vàng hỏi:
- Lý Hiến, có chuyện gì vậy, cấm quân chưa xuất trận, sao lại để sương binh mang tiện tịch lên tường thành.
Đây là một câu hỏi rất phi logic ở bất kỳ một vương quốc nào khác nhưng tại Thiên Long Quốc là quy tắc ngầm ai cũng biết.
Bởi vì binh lính công chiếm thành trì sẽ được tính nhiều công lao, hơn nữa đi đầu vào thành g·iết chóc, c·ướp b·óc cũng mang đến vô số của cải, lợi ích.
Và tất nhiên cái gì có lợi đều là của quyền quý, tiện dân không được phép đụng đến dù là trên chiến trường.
- Ta biết ngươi xuất thân bình dân, trong lòng cảm thấy bất bình nhưng đừng có lấy mạng mình và gia đình ra để đùa.
- Quyền quý sẽ không quan tâm nguyên nhân là gì, chúng chỉ cần biết người không để chúng lập công tương đương với đắc tội chúng.
- Mà đắc tội quyền quý có hậu quả thế nào, ngươi cũng không phải không biết.
Triệu Tiết nghĩ rằng Lý Hiến vì cảm thấy phẫn uất nên cố ý để đám con cháu nhà giàu kia chịu thiệt, lựa lời tìm cách khuyên bảo.
Nhưng lần này Triệu Tiết đã nhầm, trải qua sự kiện “Viên Đốc Sư” và “Nhạc Gia Quân” toàn bộ võ tướng Thiên Long Quốc đều biết trước mặt quyền quý thì có là anh hùng dân tộc cũng phải c·hết.
Lý Hiến hoàn toàn không có ý muốn trêu đùa với tính mạng người nhà mình:
- Đại nhân, tiểu nhân thực sự không nghĩ đến binh lính Đại Việt yếu như vậy!
- Dựa theo kinh nghiệm dĩ vãng, phải chờ vài đợt xung phong tiêu hao lực lượng rồi mới để cấm quân lên.
- Ngài cũng biết rồi đấy, cấm quân mà c·hết nhiều, chúng ta cũng bị phạt.
- Tiểu nhân phát hiện tình huống đã gọi kèn cho binh lính trở về rồi, sẽ không khiến công lao của các vị “thiếu gia” bị chiếm mất.
Cấm quân của Thiên Long Quốc sau thời gian dài bị thế gia, vọng tộc ăn mòn thì đã trở thành tài sản cá nhân của quyền quý.
Thành phần cũng chủ yếu từ con em nhà giàu, phú thương chứ không phải người thường.
Vậy nên tổn thất nhiều “tài sản” ấy cũng sẽ bị trách tội.
Có thể nói tướng lĩnh thiên long quốc chịu khổ đủ đường, bó tay bó chân, nói là tướng nhưng chẳng khác nào bảo mẫu.
Lần này, cũng bởi vì không rõ tình hình trong thành Bắc Ninh tàn tạ đến cỡ nào nên có sai lầm về kế hoạch.
Triệu Tiết nhìn lại tình hình, quả nhiên có kèn lệnh, binh lính Thiên Long Quốc tức tốc chạy về, để lại một đám thanh niên hổ báo bị kẹt lại trong tuyệt vọng trên tường thành.
- Vậy thì được, lần này để cấm quân xung phong đi vào đầu tiên c·ướp công lao.
- Tài sản c·ướp b·óc được cũng không truy thu, để đó cho họ tự chia.
Triệu Tiết bình tĩnh sửa lệnh, ông ta nghĩ nếu binh lính Đại Việt yếu vậy thì để cám quân đi săn công lao.
Nhưng cơ hội lúc đó đã trôi qua và Triệu Tiết lẫn Lý Hiến không ngờ được binh sĩ Đại Việt đang trưởng thành.
Phía đối diện, tướng sĩ Đại Việt đang ngơ ngác không hiểu vì sao Thiên Long Quốc đột nhiên não tàn chủ động rút quân.
Hai chữ não tàn là ấn tượng nguyên thủy nhất mà tướng sĩ nhà Trần lúc này nghĩ về tướng lĩnh Thiên Long Quốc vì rõ ràng đã có lợi thế công thành lại đột nhiên rút lui.
- Bọn này có âm mưu gì đây?
- Thiên Long Nhân lắm mưu nhiều kế, đang ấp ủ gì chăng?
- Chả hiểu sao bọn chúng lại rút đi!
- Thôi mặc kệ, chuẩn bị gia cố phòng ngự!
Ngô Xuyên gãi đầu cực kỳ khó hiểu, thực ra lúc nãy khi thấy binh sĩ Thiên Long Quốc trèo lên tường thành cũng sợ hết hồn, vội vàng tụ tập binh lính muốn chống trả.
Bản thân Ngô Xuyên vốn chỉ là hạng người bình thường, chưa có nhiều kinh nghiệm thực chiến, lại thêm binh sĩ chủ lực là nông dân cầm v·ũ k·hí dẫn tới phạm rất nhiều sai lầm cơ bản lúc mới bắt đầu.
Ví dụ như khi có binh sĩ leo cầu thang công thành cùng lúc với đại pháo, máy bắn đá nã đạn, nhiều dân binh Đại Việt theo thói quen sợ hãi ôm đầu nấp đi, dẫn tới Thiên Long Nhân trèo lên dễ dàng.
Hiện tại, Ngô Xuyên đứng dậy đi dọc theo tường thành cổ vũ tướng sĩ và chỉnh đốn.
- Mau ngẩng đầu lên!
- Đừng có làm rùa đen rụt đầu nữa!
- Đạn pháo trên đỉnh đầuk hông nguy hiểm bằng đao kiếm kề cổ đâu!
- Sợ cái gì, bọn chúng biết đánh không lại nên bỏ chạy xuống!
- Đại Việt tất thắng!
- Đại Việt quyết thắng!
Mặc dù biểu hiện của dân binh cực kỳ kém nhưng đây không phải lúc trách phạt mà chủ yếu lấy nhắc nhở, cổ vũ làm chủ.
Vả lại cũng không thể yêu cầu những người mới vài tháng trước còn là nông dân cuốc đất trở thành chiến sĩ dũng mãnh ngay được.