Chương 42: Hồ Hán Tam
Sau khi giải quyết vấn đề về quân sự, Trần tí mới thở phào một hơi trong phòng nghỉ.
- Chị Hồng, tầm này chắc Trần Chân đã chuẩn b·ị c·ướp lấy đèo Cổ Mã để bóp chặt yết hầu của thành Đại Lãnh nhỉ.
Từ trong chiếc vòng, một bóng hình 3D quen thuộc dần xuất hiện trước mặt Trần Tí:
- Vâng, thưa cậu chủ, mọi thứ đều đang rất thuận lợi.
- Nếu thành công, tướng quân Trần Chân có thể ép một vạn quân trong thành Đại Lãnh phải đầu hàng hoặc liều c·hết xông ra trong vòng mười ngày.
Trần Tí nghe vậy cười nói:
- Liều c·hết xông ra?
- Họ lấy cái gì để liều?
- Định dùng niềm tin sao?
Trần tí cười nói vì số liệu thống kê quân sự bây giờ đã có bước chuyển biến rất lớn so với ban đầu.
[Lực lượng q·uân đ·ội do Trần tí chỉ huy:
* Vệ Nghĩa Quân thuộc lực lượng Biên Quân:
1000 người, năm trăm kỵ binh, năm trăm bộ binh.
Tổng điểm ước tính, điểm t·ấn c·ông: 85.000, điểm phòng thủ: 70.000.
Tổng tiêu hao lương thực ước tính 1,5 tấn một ngày.
* Quân địa phương, bao gồm hai châu Phú Yên và Bình Định: 16.000 người, khả năng t·ấn c·ông yếu nhưng phòng ngự tốt do thường xuyên bị quân Hồ t·ấn c·ông, gần đây huấn luyện thường xuyên nên có tăng lên một chút.
Tổng điểm ước tính, điểm t·ấn c·ông: 250.000, điểm phòng thủ: 420.000.
Tổng tiêu hao lương thực ước tính 8 tấn một ngày.
Dân binh (dân làng Đại Lãnh khởi nghĩa): 2000 người, tổng điểm ước tính, điểm t·ấn c·ông: 3.000, điểm phòng thủ: 9.000, lương thực tự túc.
Cấm Vệ quân: 3000 người
Vũ khí, vật tư thủ thành bao gồm cung tiễn, súng thần công, đạn pháo, dồi dào, Hỏa Hổ hai trăm khẩu, Hỏa Cầu 3 ngàn quả.
Sản lượng lúa thóc dồi dào, kho lương dự trữ lên tới mười ngàn tấn lương thực.
Địa phận Phú Yên không có tường thành, chỉ có một ít tường rào và hố bẫy, tuy dễ bị phá hủy nhưng đã được gia cố thêm bởi chiến hào, dự kiến có thể cản trở quân địch, tăng thêm 15 phần trăm khả năng chiến đấu của q·uân đ·ội đứng sau tường rào.]
[Binh lực đồn trú thành Đại Lãnh:
Bộ binh hạng nặng (cảm xúc sợ hãi, đang suy yếu): 14.000 lính, tổng điểm t·ấn c·ông ước tính: 550.000 điểm, tổng điểm phòng thủ ước tính, 500.000 điểm, tiêu hao lương thực 6,5 tấn/ ngày.
Cung binh: 1.200 lính, tổng điểm t·ấn c·ông ước tính: 32.000 điểm, tổng điểm phòng thủ ước tính, 45.000 điểm, tiêu hao lương thực 0,6 tấn/ ngày.
Lính bắn súng: 5000 lính, tổng điểm t·ấn c·ông ước tính 250.000 điểm, tổng điểm phòng thủ ước tính: 250.000 điểm, tiêu hao hương thực 2,5 tấn/ ngày.
Súng thần công (pháo): 10 khẩu.
Tường thành: Cao, chắc, hào sâu, ước tính có thể tăng 50% sức điểm phòng ngự của quân phòng thủ.
Kho dự trữ lương thực: 70 tấn, yêu cầu vận chuyển lương thực liên tục, nếu không sẽ cạn sau bảy ngày.]
Đây là số liệu hóa lực lượng quân sự hai bên.
Trần Tí đã cho điều một lượng lớn quân địa phương cùng chiêu mộ thêm lão binh về hưu năm xưa trở về củng cố phòng tuyến.
Ở phía bên kia, bởi vì Nguyễn Công Khôi báo cáo láo lên triều đình nên phía thành Diên Khánh đã điều động năm ngàn bộ binh và năm ngàn lính bắn súng tiếp viện cho thành Đại Lãnh.
Họ hoàn toàn không biết có đưa bao nhiêu quân thì Nguyễn Công Khôi cũng chỉ vứt xó chứ chả dùng làm gì cả
Đây là một con số khổng lồ nhưng lại chẳng có tác dụng gì cả.
Có thể thấy rõ ràng lực lượng tiến công của bên quân Hồ vẫn không đủ để xuyên thủng hàng ngũ phòng ngự của Trần tí đặt ra.
Thậm chí cho dù có bằng cách thần kỳ nào đó vượt qua được Đèo Cả hiểm trở thì vẫn phải đối mặt với chiến thuật vườn không nhà trống, c·hiến t·ranh nhân dân mà Trần Tí đã chuẩn bị sẵn.
Lượng quân lớn, lương thực vật tư theo không kịp, phía sau lại bị Trần Chân q·uấy r·ối, Nguyễn Công Khôi mà dám t·ấn c·ông Phú Yên là hai vạn tinh binh nhà Hồ nằm lại đất Phú Yên hết.
Còn nếu cố thủ trong thành Đại Lãnh thì cũng chỉ tốn cơm tốn gạo.
Trần Tí chưa bao giờ có ý định cường công thành Đại Lãnh.
Bao vây và chặn lương thực mới là chiến thuật trọng yếu trong kế hoạch nhổ bỏ chốt chặn Đại Lãnh.
Cơ hội duy nhất mà phía quân Hồ có thể làm được là chiến thắng và chặn đứng Trần chân ở ngoài thành.
Nhưng giặc Hồ đã phạm một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng là đưa toàn quân bộ binh chân ngắn lên chiến trường.
Cho dù có tới năm ngàn lính bắn súng đắt đỏ cũng vậy, không thể nào chạm vào góc áo của lực lượng du kích tốc độ cao có kỵ binh yểm trợ.
Vậy nên Trần tí hoàn toàn yên tâm về chiến thắng mà Trần Chân mang lại.
- Việc cần làm bây giờ là phải tính kỹ những bước tiếp theo sau khi giành chiến thắng.
- Đầu tiên là tận dụng uy thế thắng trận thanh trừ bớt một số thành phần tệ nạn.
- Bang phái lộng hành, tham quan nhũng nhiễu, địa chủ cường hào đều đáng bị phạt.
- Trên chín mươi phần trăm ruộng tốt đều nằm trong tay địa chủ, trong đó không thiếu mảnh ruộng ban đầu là của triều đình cấp cho dân nghèo bị quan tham lấp liếm chia chác.
- Toàn một lũ ă·n c·ắp đáng xấu hổ.
Trần tí xiết chặt nắm đấm, thông qua những ngày này điều tra, Trần Tí phát hiện rất nhiều quan lại lén lút thu hối lộ của thương nhân Thiên Long Quốc, ức h·iếp dân Việt.
Không những thế, chúng còn cấu kết với địa chủ cường hào để xâm chiếm ruộng đất từ tay nông dân, biến họ thành tá điền, đầy tớ.
- Nhưng mà không thể vội vã hành động được.
- Động chạm đến lợi ích của một tập đoàn thâm căn cố đế không phải là chuyện đơn giản.
- Nhất là khi bên ngoài vẫn còn Hồ Mị Ly tác loạn khắp nơi.
- Chờ thêm một chút nữa, ngày tướng quân Trần Chân chiếm được thành Đại Lãnh cũng là lúc xử lý bớt đám chuột bọ này lại.
- Chờ thêm một chút nữa thôi!
Dưới trời nắng chang chang, Trần Chân mặc áo vải thô, đội mũ che khuất mặt đứng cách trạm gác Đèo Cổ Mã một đoạn không xa.
Sau lưng anh là Trần Toản và một nhóm thương lái thồ hàng từ bên hướng thành Đại Lãnh đi vào.
Tất nhiên, thương lái kia chỉ là giả, q·uân đ·ội cải trang mới đúng sự thật.
Bọn họ đứng chờ như vậy vì thời gian đoàn vận lương ghé qua trạm gác sắp tới.
Sau trận chiến lần trước, Trần Toản đã tra khảo Nguyễn Dương và các tù binh, biết rõ ràng quy tắc, cách thức hoạt động của đoàn vận lương.
Và sau khi phân tích kỹ, Trần Chân thấy được khuyết điểm c·hết người nằm ở trạm gác hủ bại này.
Trưởng trạm gác tên Hồ Hán Tam, gia nô sủng tín của Hồ Hán Thương, thái tử triều đình nhà Hồ.
Hồ Hán Tam vốn có xuất thân từ Thiên Long Quốc, được bán vào làm nô cho họ Hồ từ nhỏ.
Bởi vì ngoại hình xinh đẹp, tuấn tú lại dẻo mỏ khéo nịnh nên rất được lòng Hồ Hán Thương.
Sau này Hồ Hán Thương lên chức thái tử càng thêm quấn quít, một bước không rời.
Thậm chí có nhiều lời đồn đãi không tốt về mối quan hệ giữa Hồ Hán Thương và Hồ Hán Tam là “đi cửa sau” khiến Hồ Mị Ly nổi giận đuổi Hồ Hán Tam tới biên cương.
Nhưng dù là tới biên cương thì vẫn không ai dám đắc tội với Hồ Hán Tam.
Bởi vì ai cũng biết tên này rất được thái tử yêu thích.
Mà thái tử sớm muộn cũng thành vua, quyền thế ngập trời.
Hồ Hán Tam thấy vậy bèn đặt ra một tục lệ ngoài việc thu “phí qua đường”.
Đó là tất cả xe hàng đi qua trạm của gã phải dừng lại, tháo ra để hắn “nhẩy” trước.
Kể cả đoàn xe chở lương thực, vật tư cho thành Đại Lãnh cũng vậy, Hồ Hán Tam sẽ mở ra xem có gì thuận mắt thì lấy.
Điều này cũng thể hiện rõ quan trường nhà Hồ thối nát thế nào khi để tiểu nhân như Hồ Mị Ly nắm quyền.
Nhưng đó không phải là chuyện một võ tướng như Trần chân cần phải quan tâm.
Anh ta muốn chờ lúc đoàn vận lương bị Hồ Hán Tam chặn lại trong trạm rồi mới động thủ.
Khi đó, quân lính nhà hồ sẽ thiếu cảnh giác và bị hạn chế trong địa hình hẹp, là cơ hội trời cho để tập kích.