Chương 75: Công lý ở đâu?
- Vâng, thưa bệ hạ, Bọn chúng g·iết c·hết Cường Tử, vứt xác lên miếu chùa ông của Lý Thượng Xuyên để dằn mặt Lý Diệu.
Lý Thượng Xuyên là tổ tiên Lý Diệu, từng quy thuận Đại Việt và được phong làm quan, chủ đạo việc khai hoang tại Cù Lao Phố.
Việc làm này nhằm mục đích khủng bố tinh thần những người đã thần phục Đại Việt, muốn làm con dân đất Việt.
- Thật là to gan!
- C·ướp đoạt tài sản người Việt, m·ưu đ·ồ làm loạn, coi tính mạng dân chúng đất Việt như cỏ rác.
- Chúng thật sự nghĩ Long Kiều là cao quý hơn hay sao?
- Các ngươi làm tốt lắm, nếu không có các ngươi thì trẫm sẽ không kịp thời nắm giữ cơ hội quét sạch sâu bọ.
Người của Mật Viện vội cúi đầu:
- Tất cả đều là nhờ hồng phúc của bệ hạ!
- Các ngươi không cần nói lời khách sáo, có công ắt thưởng, đó mới là minh quân!
- Trẫm sẽ thưởng cho các ngươi gấp đôi kinh phí hoạt động trong năm nay.
Mật Viện có cơ chế hoạt động tương đối đặc thù, họ không sử dụng tiền lương mà có “kinh phí hoạt động” chung được lấy ra từ tài sản và trợ cấp của vua Trần.
Đối với họ, gấp đôi kinh phí hoạt động đồng nghĩa với gấp đôi tiền lương.
Bởi thế nên người lính báo cáo của Mật Viện vội vàng quỳ xuống đáp tạ:
- Tạ ơn bệ hạ!
- Bây giờ ngươi lui đi, ta cần phải triệu kiến gấp một số tướng lãnh để bàn công chuyện.
Mật Viện là cơ quan đặc thù, bản thân bao gồm cả nhiệm vụ giá·m s·át quan viên nên trừ khi thực sự cần thiết thì sẽ phải tránh mặt nhau.
Đêm hôm đó, liên tục có những tướng lĩnh q·uân đ·ội nhà Trần bí mật tiến vào hoàng cung rồi sau đó đi làm việc gì chẳng ai biết.
Bởi vì toàn thành đang giới nghiêm, quân lính nhà Trần chưa có ai bị mua chuộc nên đám Long Kiều vẫn chẳng hay biết gì.
Không ai có thể ngờ được Trần Tí lại “manh động” trong tình thế Hồ Mị Ly vẫn còn đang dẫn theo mười vạn đại quân ở đâu đó bên ngoài.
“Thời cơ tốt nhất để hành động là khi tất cả mọi người không nghĩ rằng đó là thời cơ.”
Sáng hôm sau, Trần Tí viết xuống một câu trong tập trích lời của mình rồi bước xuống xe ngựa.
Bầu trời đã lên đến đỉnh đầu, vạn dặm không mây, ánh sáng chiếu khắp muôn nơi.
Lúc này, Trần Tí đã xuất hiện ở ngay tại Cù Lao Phố sau một đêm không ngủ bày mưu tính kế.
Ở phía trước không xa là các đại diện của thương đội người Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật Bản, vân vân.
Họ được Trần Tí mời đến để tham quan Cù Lao Phố với lý do “hợp tác mở rộng giao thương.”
Việc giao thương giữa Đại Việt với những người nước ngoài vốn có từ lâu đời ở phu vực quanh Sài Gòn, mang lại nhiều lợi nhuận cho đối phương nên tất nhiên sẽ gấp rút có mặt sau thư mời lúc nửa đêm của Trần tí để cạnh tranh.
Họ đều hào hứng chào hỏi với nhau, trong lòng chờ mong Trần Tí sẽ mở rộng thêm cảng và dành nhiều ưu đãi như miễn thuế cho thương nhân nước ngoài.
Không ai trong bọn họ biết rằng bản thân sẽ là những “nhân chứng lịch sử” bất đắc dĩ chứng kiến sự kiện Cù Lao Phố và các tội ác của bang hội, tránh để Thiên Long Quốc đổi trắng thay đen về sau.
- Xin chào mọi người.
- Trẫm chính là vua của Đại Việt!
- Bao nhiêu năm qua, Sài Gòn và Cù Lao Phố đã đảm nhận vai trò trung tâm giao thương, kinh tế trong khu vực.
- Thuyền buôn ra vào tấp nập mãi không dứt, mang theo vô số vật tư hàng hóa từ đất Việt đến các nước và ngược lại.
- Nay trẫm chính thức tiếp quản Sài Gòn, thiết nghĩ rằng cũng nên mở rộng hải cảng để cho thuyền buôn các nước được tự do giao lưu buôn bán, tối ưu hơn nữa lợi thế của một trung tâm mậu dịch.
- Trẫm sẽ tạo điều kiện cho thương nhân các nước tới đây buôn bán và lập nghiệp, góp phần xây dựng một Đại Việt giàu mạnh, phồn vinh.
Đám thương nhân nghe vậy mừng như mở cờ trong bụng, thi nhau khen tặng:
- Đại vương anh minh!
- Ngài thật thông thái!
- Bệ hạ vĩ đại!
Đối với thương nhân mà nói, chỉ cần tạo thuận lợi cho họ kiếm tiền thì họ sẽ giơ hai tay hai chân lên ủng hộ, kể cả chân giữa nếu cần thiết.
- Đi thôi, hôm nay chúng ta sẽ tham quan Cù Lao Phố để xem thử kế tiếp nên phát triển thế nào.
- Trẫm mong rằng sẽ nhận được những lời góp ý, tinh hoa trí tuệ từ khắp nơi trên thế giới!
Trần Tí nói rồi dẫn đầu đoàn lên đường đi quan sát với vệ binh bảo hộ xung quanh.
Hôm nay là một buổi xuất cung bất ngờ, không sợ sát thủ tổ chức cạm bẫy sẵn và cũng đã có Mật Viện dọn dẹp ruồi nhặng từ trước nên Trần Tí khá thoải mái.
Nhưng anh cố ý đi lệch về hướng miếu Chùa Ông, nơi đang có đám đông bu quanh chỉ chỏ vào một cái xác bên đường.
Ở trong vòng vây là người nhà vợ của Cường Tử tới ôm xác khóc than, tiếng kêu gào thảm thiết đau thấu tâm can, ai thấy cũng phải mủi lòng.
- Anh rể ơi anh rể, sao lại ra nông nỗi này!
- Là ai nhẫn tâm đ·ánh c·hết anh thế này!
- Ngay cả chị gái và cháu bé cũng không buông tha.
- Trời ơi là trời, vương pháp ở đâu, công lý ở đâu?
Đoàn người của Trần Tí nhanh chóng phát hiện tình huống bất thường.
Trần Tí giống như nghe được lời kêu gào thảm thiết của người dân, “tức giận” ra lệnh:
- Hưng Bang, mau tới xem có chuyện gì, sao lại kêu gào thảm thiết như vậy ở trước mặt người nước ngoài.
Trần Hưng Bang hiểu ý, tiến lên rút kiếm quát:
- Tất cả tránh đường, bệ hạ giá lâm!
- Kẻ nào cản trở, xử tội ngang với tạo phản, tru di cửu tộc.
Ở phía sau lưng anh, mười mấy vệ binh rút kiếm ra, phản chiếu ánh mặt trời khiến dân chúng chói mắt, sợ hãi.
Với sự uy h·iếp của triều đình và những thanh gươm, dân chúng vội vàng tránh xa ra hai bên, để lộ ra n·ạn n·hân Cường Tử.
Trần Hưng Bang tiến đến hỏi han, trong khi đó, dân chúng ở xung quanh xôn xao bàn tán:
- Kh·iếp, hàng trăm binh lính bảo vệ, ai mà uy phong vậy.
- Nhỏ tiếng thôi, là vua đấy?
- Vua sao, thảo nào có nhiều người bảo vệ như vậy, chắc đang xuất cung vi hành.
- Thấy xung quanh có nhiều người ngoại quốc không, phen này thì hay rồi, ảnh hưởng đến danh dự quốc gia, kiểu gì cũng nổi trận lôi đình.
- Không biết có bao nhiêu người mất ghế, rơi đầu nữa đây.
- May là té nhanh, không mất đầu như chơi.
Trên thực tế, án mạng của Cường Tử và vụ vứt xác đều đã có Mật Viện báo trước, Trần Tí không hề bất ngờ một chút nào.
Nhưng ở trước mặt các thương nhân ngoại quốc, vì mục đích tận diệt bang hội tàn ác mà không để Thiên Long Quốc trở quẻ, Trần Tí phải giả vờ kinh ngạc:
- Phía trước có chuyện gì vậy, vì sao than khóc như thế?
- Bẩm bệ hạ, phía trước có một xác c·hết của n·ạn n·hân tên Cường Tử bị trói lại, vứt giữa đường, ngay trước miếu Chùa Ông nên khiến dân tình hoang mang, lo sợ.
- Người than khóc là em vợ của n·ạn n·hân, từng chịu ơn cứu mạng nên mới gào góc thảm thiết như vậy.
- Cái gì, lẽ nào có lý đó!
Trần tí “tức giận” chạy xông tới gần, những thương nhân khác theo sát phía sau:
- Tra, mau tra rõ cho ta, là đứa nào làm!
- Giữa ban ngày ban mặt mà chúng dám làm thế này.
- Trẫm cho các ngươi một canh giờ để giải quyết, nếu không bắt được h·ung t·hủ thì mang đầu tới đây mà gặp trẫm.
Trần Tí vô cùng “tức giận” ra lệnh cho các binh lính nhanh chóng tìm ra thủ phạm.
Phản ứng này rất giống với một ông vua thẹn quá hóa giận khi để bạn bè quốc tế nhìn thấy có án mạng xảy ra ngay trước mũi.
Không có bất kì ai nghi ngờ rằng Trần Tí ngầm tính toán riêng cả.