Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 145: Bát Vạn Thương Nhân





Bạch Cân bốn mươi hai tuổi quê ở châu Đại Hoàng, xưa nay chuyên buôn bán rượu, mắm tép, thi thoảng là dê.
Phùng Cát Khánh bốn mươi tuổi, quê Tế Giang chuyên thu mua, buôn bán đồng, sắt và nông sản như nhãn, vải thiều… mùa nào thứ ấy.
Xã Chánh Quyền bốn mươi mốt tuổi quê vùng thượng du, chuyên nghề buôn gỗ, đôi khi buôn bán thổ cẩm.
Vũ Kiêm chuyên buôn trâu, bò, gà, lợn năm nay vừa bốn mươi hai, gốc gác cũng châu Đại Hoàng.
Thành Mậu Cường bốn mươi tuổi, buôn tất cả những gì có thể sinh lời.
Điểm chung của năm thương nhân này ấy là họ đều là thương nhân cỡ vừa và nhỏ, sở hữu hai đến ba thuyền nên rất muốn phát đạt. Chương nghe lần lượt từng người nói rõ tiểu sử cũng như mong muốn những gì. Sau khi nghe hết một lượt, Chương hỏi:
-Các tiên sinh là thương nhân tất mục đích là làm giàu, ta rất hiểu. Ta muốn biết liệu các tiên sinh có chịu đánh đổi hay không?
Bạch Cân nói:
-Xin Mạc chủ tướng nói rõ cho bọn tại hạ được biết.
-Các tiên sinh đây muốn giàu có thì không khó, ta thực đang thiếu các vị thương nhân giúp cho. Chỉ có điều, sắp tới đây Thiên Đức quân có nhiều dự định lớn mà những dự định này không thể để nơi khác biết được. Nếu các tiên sinh muốn nhận, hãy đưa gia quyến đến ở trong các làng của Thiên Đức. Có vậy ta mới yên tâm hợp tác.
-Ý Mạc chủ tướng là đem gia quyến của tại hạ đến làm con tin? - Phùng Cát Khánh hỏi.
-Các tiên sinh nghĩ vậy cũng không sai bởi vì những việc các tiên sinh sẽ nhận liên quan đến quân cơ. Ta có thể đảm bảo các tiên sinh sẽ giàu có, nếu thiếu vốn ta sẽ cho mượn và không tính lãi.
Vũ Kiêm hỏi:
-Gia quyến nhà tại hạ gồm song thân, hai bà vợ, năm đứa con đều phải đưa hết đến đây?
Chương đáp:
-Quả đúng là vậy. Gia quyến của các tiên sinh sẽ được cấp nhà ở, ruộng vườn và sinh hoạt bình thường. Chỉ có điều gia quyến sẽ chỉ được phép đi lại trong địa giới mà Thiên Đức hoặc Thiên Gia Bảo Hựu cai quản. Nếu cố ý trốn thì… - Chương khẽ nhún vai. - Ta rất tiếc sẽ phải xử theo quân lệnh vì tội gian tế.
-Thưa Mạc chủ tướng, vậy tại hạ có được ở cùng không? - Thành Mậu Cường hỏi.
-Đó là nhà của tiên sinh, tiên sinh có thể ở, đâu ai cấm. Duy chỉ có tiên sinh được phép đi lại thoải mái, tiên sinh làm lộ quân cơ thì… tiên sinh cũng biết đấy.
-Vừa nãy Mạc chủ tướng có nói nếu bọn tại hạ thiếu vốn, chủ tướng sẽ cho mượn không lấy lãi, việc đó ra sao?
-Ta sẽ thành lập một ngân hàng, các tiên sinh có thể đến đó vay tiền để kinh doanh. Ta sẽ miễn lãi suất trong một năm đầu tiên, từ năm thứ hai trở đi sẽ tính lãi bằng một phần mười số tiền các tiên sinh vay. Vay 10 đồng thì một năm trả lãi 1 đồng.
-Nếu… nếu tại hạ mượn tiền ở đó mà không trả được thì… thì… - Bạch Cân ngập ngừng.
-Ta hiểu tiên sinh nghĩ gì. Các tiên sinh nghĩ mà xem. Các tiên sinh buôn bán với ta, thiếu ta cho mượn. Các tiên sinh chỉ vay khi cần chứ ta có dí đao bắt vay đâu. Trong làm ăn hẳn có rủi ro như bị cướp, bị thu hàng dọc đường là khó tránh. Có điều, nếu Thiên Đức quân tra ra thực là bị kẻ khác thu mất, là bất khả kháng chứ không phải do các tiên sinh cố ý thì ta sẽ chịu cho một nửa thiệt hại.
-Mạc chủ tướng nói thật chứ ạ? - Bạch Cân hỏi.
-Các tiên sinh làm việc với ta, giúp ta thì ta phải giúp lại, ấy là lẽ thường. Các tiên sinh ở trong vùng ta kiểm soát mà trở nên giàu có, chả phải ta cũng mạnh sao?
-Còn… còn phần thuế phải nộp ạ? - Phùng Cát Khánh hỏi.
-Hiện nay Thiên Đức quân không thu thuế vì chúng ta đang giàu sẵn rồi. - Chương nói đầy hàm ý. - Nếu ta nghèo thì các sứ quân khác sẽ đem tiền đến cho chứ ta chưa lấy của bách tính đồng nào. Ngày sau ta rời đến chỗ khác rộng lớn hơn thì thuế buôn bán các mặt hàng thông thường cũng không cao đâu. Hiện ta tạm tính, các tiên sinh kiếm lợi 10 đồng thì ta thu 1 đồng. Tuy nhiên sẽ có những mặt hàng không đánh thuế, nhất là nhu yếu phẩm.
-Bọn tại hạ được suy nghĩ trong bao lâu, thưa Mạc chủ tướng?
-Cái này là do tiên sinh quyết chứ không phải do ta. Nhưng mật ít ruồi nhiều, nếu suy tính lâu quá mà có người khác làm trước thì không phải lỗi của ta.
-Mạc chủ tướng mạn phép cho tại hạ hỏi, chủ tướng cần bao nhiêu thương nhân giúp sức?
Chương bặm môi suy nghĩ trong giây lát rồi trả lời Xã Chánh Quyền:
-Thời điểm này ta cần tối đa mười vị thương nhân nhưng ta không cần thương nhân buôn vải vóc vì có người rồi. Ta trọng chữ tín, ai làm được việc gì tốt rồi ta để họ làm, không thể cho người khác xí phần, trừ khi người hợp tác đồng ý chia.
Đoạn Chương đứng dậy đi ra cửa đứng suy ngẫm một lúc rồi quay lại ngồi xuống ghế nói:
-Vạn Xuân trước đây và cả ngày nay không coi trọng tầng lớp thương nhân bằng nho sĩ. Nho sĩ hàng đầu, thương nhân hạng chót nhưng ta coi thương nhân và nho sĩ ngang hàng. Đói nhăn răng thì chữ nghĩa không mài ra ăn được, buôn bán mà không có chữ nghĩa trước sau sẽ bị lừa phỉnh mà mất hết.
-Mạc chủ tướng dạy chí phải. - Xã Chánh Quyền nói. - Tại hạ có nghe giới thương nhân truyền tai rằng Mạc chủ tướng trọng thương nhân. Nay có lời này, tại hạ biết phải làm sao rồi.
-Bây giờ cũng muộn, nếu các tiên sinh không có việc gấp, ta có thể mời các tiên sinh ở lại dùng bữa cơm tối được chứ? Ăn uống xong, nghỉ ngơi rồi sớm mai hãy về.
Bạch Cân đại diện cho năm người nhận lời ngay. Duệ đưa năm thương nhân đến nhà khách ở trong làng nghỉ tạm chờ ăn tối. Có nước nóng để tắm, nệm bện rơm để nằm và trà ngon để uống. Trên vách có ghi hai bảng lớn để khách nghỉ đọc, một bảng là các món ăn nếu cần gọi. Một bảng hướng dẫn cách thức phục vụ. Năm thương nhân tấm tắc khen vì giản đơn dễ hiểu.
-Nơi này tuy là bản doanh của quân nhưng cảm thấy vô cùng thoải mái. Người nơi này không thấy ai cau có hay to tiếng với nhau, chứng tỏ cuộc sống của họ không gian khó như vẻ bề ngoài.
Bạch Cân nhận xét. Vũ Kiêm gật gù bổ sung:
-Các cô gái vận y phục đều là loại lụa tốt nhất đấy, họ chỉ là nữ binh mà vận như thế thì tài lực trong quân cỡ nào?
-Y như tay hôm nọ mách, binh sĩ không hạch sách, quân kỷ nghiêm, nói chuyện nhẹ nhàng không hách dịch. Thực là họ đang chiêu hiền đãi sĩ. - Phùng Cát Khánh nói. - Tuy Mạc chủ tướng có nói coi trọng thương nhân như nho sĩ song ta lại thấy thương nhân có phần được ưu ái. Trực ta mách bảo ta vậy.
-Trong căn nhà đơn sơ ấy không treo câu đối, không thơ phú. - Bạch Cân phụ hoạ. - Mạc chủ tướng này tuổi mới ngoài đôi mươi song có vẻ rất thạo chuyện buôn hán, hẳn con nhà thế gia được ăn học từ tấm bé.
-Các ông có chú ý thấy đám nữ binh vận y phục màu vàng không? - Vũ Kiêm hỏi.
-Ý ông là Mạc chủ tướng có ý xưng đế?
-Cô Duệ và Mạc chủ tướng đều nhắc đến việc sẽ đến nơi rộng hơn, có thể thấy thâm ý của họ chính là… là thiên hạ. - Vũ Kiêm nhận định. - Trước khi đến đây ta có nghe hơi nồi chõ, lão Cả Lụa thực hiên hai vạn y phục. Chỗ ấy bao nhiêu bạc? Thật khó mà tính nhưng gần đây chả hiểu sao lão ấy phất rất mau. Áo ấm chỉ là một phương cách.
Xã Chánh Quyền bổ sung:
-Ta còn nghe tin Lâm tiểu thư con Lâm lão gia ở La thành cũng phất rất mau, cô ta bán giày cói gì đó cũng ở vùng này mà ra. Gần đây cô ta đổi kỳ hiệu là Vạn Xuân chứ không dùng của Lâm gia nữa.
Thành Mậu Cường chốt hạ:
-Hai kẻ ấy vốn là cự phú nhưng làm ăn với Thiên Đức lại thêm giàu, chứng tỏ đằng sau có chỗ tốt mà ta không thể biết. Chúng ta chỉ biết khi tham gia sâu vào thôi.
Cả bọn bèn cho là phải.
-Chúng ta liều đến thử, nay còn hơn tưởng tượng. Nếu…liều thêm một phen may ra mới có cơ hội đổi đời. Thực chúng ta là cắc ké, Mạc chủ tướng lừa chúng ta thì có lợi gì đâu. - Vũ Kiêm nói.
-Chốc nữa gặp Mạc chủ tướng ta sẽ đồng ý giao kèo còn các ông thì sao? - Xã Chánh Quyền quyết định.
-Bọn ta cũng thế, chậm chân kẻ khác lấy mất thì vạn kiếp bất phục, ở đâu cũng là ở, nếu chọn đúng người để theo thì sau này chỗ tốt sẽ nhiều.
Năm thương nhân trở về từ Thiên Đức vội bán hết gia sản bằng mọi cách, đưa song thân phụ mẫu cùng thê tử lên thuyền về đầu quân cho Thiên Đức mà chưa rõ sẽ làm gì. Chương chỉ nói làm ăn vốn rủi ro, mạo hiểm mới có vật quý.
Năm thương nhân này còn rủ thêm nữ thương nhân Lê Thị Vinh chuyên buôn tôm, buôn cá, hải sản và Trần Thị Bông buôn bán ngũ cốc cùng với Quách Đàm hành nghề lái lợn. Tám người này đều là thương nhân nhỏ, có chí làm giàu muốn đổi vận.
Họ dẫn gia quyến đến gặp Chương, gia quyến được sắp xếp ở chung trong làng Song Hỉ. Con nhỏ thì học chữ, những người con tuổi từ mười sáu đến hai mươi của tám của thương nhân đều biết chữ nghĩa nên Duệ tuyển luôn làm thuộc hạ để tiện sau này giúp cha mẹ của họ. Tám thương nhân thấy vậy thì chút lo lắng còn lại đều tan biến hẳn. Con cái được kề cận phu nhân tương lai của chủ tướng thì bao giờ cũng tốt.
Chương đặt tên cho hội tám người là Bát Vạn Thương Nhân, Bạch Cân làm hội trưởng, cùng bắt tay vào thực hiện kế hoạch cải cách lớn của Chương với mục tiêu thay đổi diện mạo vùng bờ Nam sông Thiên Đức.

Thể loại sư đồ cực hay và đang hót. Sư phụ ( main) đóng vai trò làm nền, lão đại sau màn, ít xuất hiện, mỗi lần xuất hiện là diệt tông diệt tộc. Các đồ đệ đất diễn nhiều, xoay quanh cốt truyện của các đồ đệ, cốt truyện main chủ yếu về sau.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.