Quân Tế Giang rút chạy, quân Thiên Đức dùng hàng trăm thang tre ném xuống hào nước bắc thành cầu tạm vượt qua không mấy khó khăn. Quân Thiên Đức truy rất gắt, rút được vài dặm thì quân Tế Giang có dấu hiệu tản mát mạnh ai nấy chạy, không theo cờ hiệu nữa.
Đất Tế Giang nhiều sông ngòi, quân Tế Giang phục binh không thể đem theo nhiều ngựa và ngựa gặp sông nhỏ cũng phải bỏ lại mà xuống thuyền. Thuyền dù nhiều không thể chở được một lúc gần năm nghìn quân.
Quân Tế Giang bị tắc ở bến sông, quân Thiên Đức truy đến gần nổ súng bắn chỉ thiên vang cả một vùng khiến ai nấy đều kinh sợ. Quân sĩ nào còn đang chờ lên thuyền đều vứt giáo gươn xin hàng. Quân Thiên Đức bắt được gần hai nghìn người, phải cắt ngắn dây thừng mới trói đủ.
Quân Thiên Đức chờ ở sông Nghĩa Trụ mất nửa canh giờ mới có thuyền của Đinh Công Tráng, mất thêm nửa canh giờ nữa mới đưa hết bộ binh E Thiên Đức sang bờ bên kia. E Thiên Đức vừa tiến vừa sắp xếp đội hình, chả mấy đã thấy La phủ trong tầm mắt. Phạm Cự Lượng nhìn thấy bóng dáng hàng trăm người lũ lượt gồng gánh từ La phủ đi ra bèn thúc quân tràn lên.
Trên con đường cái đầy những thúng mủng, quang gánh do những người vội vã bỏ chạy thoát thân. Nào lụa là gấm vóc, vàng nén bạc nén, gạo thóc… thậm chí có cả bánh trưng.
Vài trăm người bị ép quay ngược vào trong La phủ. Quân Thiên Đức chia thành từng nhóm mau chóng chạy dọc theo bức tường gạch cao đến 1 trượng của La phủ hòng bao vây tứ phía. Toán quân thuộc D Luy Lâu của Lý Công Thành tìm được cửa hậu của La phủ. Một tì nữ sợ quá chưa hỏi đã tự cung khai chỉ hướng La Lệnh công chạy. Lý Công Thành lập tức lấy luôn ngựa đang chuyên chở của nả thúc đuổi theo. Hơn chục binh sĩ cưỡi ngựa theo sát. Bọn Thành đuổi được chừng hơn hai dặm thì bắt kịp cỗ xe ngựa có cờ lọng đang đi gấp.
Quân cận vệ của La Lệnh công có hơn trăm kỵ binh, Lý Công Thành lựa tình thế không thể gấp gáp nên sai quân bám sát phía sau. Vừa hay trong toán truy kích có một binh sĩ trang bị HM60. Thành bảo nạp đạn rồi đích thân cầm HM60 xông lên, khoảng cách đủ gần thì khai hoả rồi quay ngựa chạy. Quân sĩ dưới trướng thành thấy cách đó hay liền thúc ngựa đuổi gần hơn dùng súng bắn rồi lại chạy.
Cỗ mã kéo không thể đi nhanh mà quân kỵ bảo vệ cứ bị tiêu diệt từng người một. Bọn Lý Công Thành cứ như thể bầy ong bay lượn quanh nhuỵ hoa. Lúc chạy bên trái, khi chạy sau, có khi lại bên phải cứ nhắm bắn hạ từng kỵ binh. Kỵ binh xông đến thì quân của Thành lại chạy, vừa chạy vừa bắn được.
Gần một khắc sau đó, Lý Công Thành có thêm hơn chục kỵ binh tiếp ứng, theo sau là vài trăm bộ binh đang chạy bộ. Thành thấy vậy càng thêm hăng, lựa thời cơ châm quả nổ dự phòng ném về phía trước hai con ngựa kéo xe. Tiếng nổ lớn khiến hai con ngựa lồng lên không đi.
Âm thanh hò hét của quân Thiên Đức đã gần, La Lệnh công thấy không còn kịp nữa đành vén rèm bước xuống lệnh cho quân kỵ đầu hàng. Quân kỵ bấy giờ mới chịu buông giáo gươm nhưng cũng chỉ còn hơn bảy chục người.
Lý Công Thành nhảy xuống ngựa, đến trước mặt La Lệnh công chắp tay thi lễ và nói:
-Mời Lệnh công lên xe hồi phủ.
La Lệnh công tuổi đã gần thất tuần, chẳng thể cưỡi ngựa như lúc tráng niên, đành phải nghe lời chàng trai trẻ.
-Chẳng hay tướng quân tên họ là gì? Lão muốn biết mình bị ai bắt.
-Tôi họ Lý, tên là Công Thành.
-Hử? Lệnh lang của Sứ tướng Lý An chăng?
-Quả đúng như vậy, thưa Lệnh công. Cha tôi bây giờ không còn là Sứ tướng, người có dặn tôi phải đối đãi tử tế với ngài, mong ngài giúp cho.
Lý Công Thành dẫn xe ngựa hồi phủ, mới đi một quãng bỗng thấy đằng xa có tiếng ngựa hí vang, bụi bay mù mịt một góc trời.
-Anh Thành, anh Thành! - Một binh sĩ chạy vội đến . - Cờ hiệu Tả tướng quân.
-La Đình Độ ư? Ông ta chậm một bước rồi. Cha ta nói đúng, nhà họ La thiếu một người quyền mưu.
Lý Công Thành sai hai kỵ binh về La phủ gọi thêm cứu viện, cắt cử hai chục bộ binh theo sát xe ngựa của La Lệnh công còn bản thân Thành ở lại chặn hậu. D Luy Lâu đã kéo đến đủ nên Thành không nao núng, quân sĩ rút lui có trật tự.
La Đình Độ phi ngựa đến mắng nhiếc một hồi, Thành mới lên tiếng thách thức:
-Này ông già, ta đã bắt được ông lão thân sinh của ông rồi đấy. Bây giờ ông định làm gì? Có giỏi cứ xông lên, bọn ta không đến năm trăm người đâu.
Nói đoạn, Thành giương súng ngắm bắn đoàng một cái khiến La Đình Độ phải lui ngựa về sau. Quân Luy Lâu ai nấy cười vang khiến Độ giận tím mặt song chẳng thể làm gì được. Bất lực nhìn cỗ xe xa dần khỏi tầm mắt.
-Bọn Thiên Đức chúng bay là quân khốn kiếp, ta thề có ngày sẽ băm thằng họ Mạc ra thành trăm mảnh.
Lý Công Thành lẳng lặng nạp thêm một viên đạn, giương súng ngắm La Đình Độ bắn thêm một viên, rồi nói:
-Lại trượt!
Quân Luy Lâu la ó sỉ nhục La Đình Độ. Độ có hơn một nghìn kỵ binh trong tay nhưng không dám cho quân tràn lên bởi Độ từng giao chiến rồi nên biết, phải chấp nhận mất vài trăm người trong phút chốc may ra mới diệt được bọn Lý Công Thành. Quan trọng hơn cả, ấy là tính mạng La Lệnh công đã nằm trong tay quân Thiên Đức.
Độ đành nuốt giận quay ngựa kéo quân đi khi từ xa thấp thoáng một toán quân Thiên Đức đang kéo đến.
La Đình Độ hội quân với La Đình Đệ và La Đình Kính, kiểm đếm lại binh mã của ba anh em chỉ còn chưa đầy ba nghìn. Ba anh em họ La kéo quân đến hội với Cao Mộc Viễn. Đến nơi kiểm đếm binh mã thêm một lượt thì… còn chưa đầy hai nghìn. Quân sĩ lợi dụng nửa đêm đã trốn dần trốn mòn hết lượt. Cao Mộc Viễn và ba anh em họ La càng quyết chí phục thù quân Thiên Đức cho bằng được.
Lý An vào La phủ gặp La Lệnh công phân tích thiệt hơn, thuyết La Lệnh công đầu hàng, tránh cho bách tính Tế Giang máu chảy đầu rơi. La Lệnh công rơm rớm nước mắt, không cam tâm nhưng đành phải đóng ấn tín lên giấy lụa quy thuận, dâng toàn bộ đất Tế Giang cho Vạn Thắng vương.
Phạm Cự Lượng bèn cho quân đem thư quy hàng của La Lệnh công đến làng mạc xung quanh La phủ cho bách tính xem rồi tự họ mách nhau chứ chẳng hơi đâu đi khoe khắp cả. Ấn tín cùng bạc vàng, châu báu, sổ sách điền địa, nhân khẩu và hàng chục văn thân nho sĩ làm việc cho La Lệnh công bị quân Thiên Đức đến tận làng “mời” đến làng Vạn Xuân uống nước cùng Vạn Thắng vương.
Nội ngày đầu năm, con trai lớn của Lý An bắt sống Lê Hoan, con trai nhỏ bắt được La Lệnh công. Điều này khiến người mang phận làm cha như Lý An mát mặt vài phần.
Vài hôm sau, hàng nghìn quân sĩ Tế Giang đến trình diện ở ba trại quân Thiên Đức vừa dựng quanh La phủ theo yết thị dán ở cổng các làng xóm.
Thiên Đức đã nắm được sổ quân, và răng tướng sĩ Tế Giang trình quân trước ngày 10 tháng Giêng sẽ miễn mọi tội trạng, không truy cứu, cho về cày cấy. Sau ngày 10 tháng Giêng, cứ chậm 1 ngày trình quân, bắt được sẽ lao dịch 2 tháng. Hết tháng Giêng vẫn trốn không trình quân nghĩa là đã theo anh em họ La và Cao Mộc Viễn làm phản. Tội phản quân khi bắt được sẽ áp dụng theo luật Thiên Đức, lao dịch tối thiểu 2 năm.
Sự thật những binh sĩ ra trình diện, khai báo đầy đủ tên họ khớp với sổ quân đều được cho về làng kèm theo 30 đồng và 10 cân thóc vì tự giác. Và rồi làng nọ kháo làng kia bảo con cháu mau đi đầu hàng trước khi quân đến làng lùng sục bắt đi, khi ấy khó có ngày về.
Quân sĩ bị bắt trong khi giao chiến đều đã đưa về thành Luy Lâu và… được chia làm hai nhóm, một nhóm gần 3000 tù binh bị đưa thẳng đến núi Yên Lãng an trí, chuẩn bị đổi đời làm công nhân khai mỏ không có lương trong 2 năm, chỉ được ăn no ngủ kỹ và thưởng nếu làm vượt chỉ tiêu mà thôi. Nhóm thứ hai cũng bị đưa đến Yên Lãng nhưng sau mấy ngày vì cần chữa trị vết thương. Hơn ba nghìn tù binh này, vài tháng sau đó nếu vợ con hoặc gia đình chuyển đến ở huyện Mao Khê sẽ được miễn tội và làm việc được trả lương, thậm chí rất cao. Đó là cách di dân bán tự nguyện mà ông vương trẻ nghĩ ra chứ không ép ai. Mẹ thương con, vợ thương chồng, con nhớ cha… Mao Khê vì vậy mà có thêm 1 vạn dân Tế Giang chuyển đến.
Có thể nói, những cư dân đầu tiên khai mỏ và định cư ở Mao Khê có đến bảy phần gốc gác Tế Giang cũ và hai phần thuộc 4 huyện Thiên Đức cũ.
Trong một ngày, trên danh nghĩa, Vạn Thắng vương đã làm chủ thêm hai vùng đất rộng lớn và người mất ngủ tiếp theo chẳng ai khác chính là Phạm Lệnh công. Anh em họ La và Cao Mộc Viễn vẫn chiếm cứ một phần đất Tế Giang cũ và nương nhờ Phạm Lệnh công chờ ngày phục thù đang rất gần.
Chiếm được La phủ, thu ấn tín, bắt La Lệnh công quy hàng, chiếm giữ lương thảo vừa mới thu hoạch, bạc vàng tích trữ trong La phủ và thêm nữa, phá hỏng kế hoạch khởi binh của liên minh sứ quân, buộc họ phải lùi ngày lại. Và trước khi các sứ quân tấn công Thiên Đức, Chương sở hữu thêm vùng Nam Sách mà chẳng tốn viên đạn nào bởi đó là con đường ngắn nhất từ Tế Giang đến Ninh Hải.
Chẳng cần biết trước đây đất Nam Sách thuộc về ai nhưng các quân Thiên Đức chia thành các trung đội đến các làng mạc ở vùng Nam Sách thu hết sổ bộ, sổ điền địa của làng. Làng nào cũng vui vẻ giao nộp vì đó là một việc nhẹ. Việc nặng mà mỗi làng phải nhận là 10 nén vàng 100 nén bạc, miễn thuế ruộng 1 năm. Còn không muốn giao nộp cũng được, không giao nghĩa là theo bọn phản quân hoặc theo Phạm Lệnh công. Tội tiếp tế cho địch, cả làng phải đến ở Mao Khê! Mao Khê ở đâu nào biết? Chẳng ai muốn đi đến nơi lần đầu họ nghe trong đời như vậy.
Tiền vàng của La Lệnh công, của Lê Hoan rất nhiều. Vạn Thắng vương khao thưởng ba quân. Quân sĩ Thiên Đức ăn Tết muộn nhưng mỗi binh sĩ trực tiếp tham chiến được thưởng 1 năm tiền lương, hậu quân 9 tháng, các quân còn lại 6 tháng, các ty 3 tháng.
Quân dân Thiên Đức thấy rằng, nếu vương thắng, vương lấy hết của cải chia cho binh sĩ và văn nhân làm việc cho vương chứ chẳng giữ vào thân. Vô hình chung, nếu Tết muốn thưởng to thì phải nhắm đến ai?! Đánh bại ông nào? Thôi thì cũng tốt, dân giàu nước mới mạnh được chứ.
Đến khi các sứ quân dùng tiền vàng khích lệ sĩ khí ba quân chống lại Thiên Đức cũng muộn rồi!
Chương không giữ nhiều bạc vàng thu được mà chăm tích lương thảo và ngựa cho quân bởi chinh chiến liên miên cần no bụng và đi nhanh chứ bạc vàng không giúp sinh tồn trên chiến địa. Nhưng dân thích thứ óng ánh ấy.
Thể loại sư đồ cực hay và đang hót. Sư phụ ( main) đóng vai trò làm nền, lão đại sau màn, ít xuất hiện, mỗi lần xuất hiện là diệt tông diệt tộc. Các đồ đệ đất diễn nhiều, xoay quanh cốt truyện của các đồ đệ, cốt truyện main chủ yếu về sau.
Đất Tế Giang nhiều sông ngòi, quân Tế Giang phục binh không thể đem theo nhiều ngựa và ngựa gặp sông nhỏ cũng phải bỏ lại mà xuống thuyền. Thuyền dù nhiều không thể chở được một lúc gần năm nghìn quân.
Quân Tế Giang bị tắc ở bến sông, quân Thiên Đức truy đến gần nổ súng bắn chỉ thiên vang cả một vùng khiến ai nấy đều kinh sợ. Quân sĩ nào còn đang chờ lên thuyền đều vứt giáo gươn xin hàng. Quân Thiên Đức bắt được gần hai nghìn người, phải cắt ngắn dây thừng mới trói đủ.
Quân Thiên Đức chờ ở sông Nghĩa Trụ mất nửa canh giờ mới có thuyền của Đinh Công Tráng, mất thêm nửa canh giờ nữa mới đưa hết bộ binh E Thiên Đức sang bờ bên kia. E Thiên Đức vừa tiến vừa sắp xếp đội hình, chả mấy đã thấy La phủ trong tầm mắt. Phạm Cự Lượng nhìn thấy bóng dáng hàng trăm người lũ lượt gồng gánh từ La phủ đi ra bèn thúc quân tràn lên.
Trên con đường cái đầy những thúng mủng, quang gánh do những người vội vã bỏ chạy thoát thân. Nào lụa là gấm vóc, vàng nén bạc nén, gạo thóc… thậm chí có cả bánh trưng.
Vài trăm người bị ép quay ngược vào trong La phủ. Quân Thiên Đức chia thành từng nhóm mau chóng chạy dọc theo bức tường gạch cao đến 1 trượng của La phủ hòng bao vây tứ phía. Toán quân thuộc D Luy Lâu của Lý Công Thành tìm được cửa hậu của La phủ. Một tì nữ sợ quá chưa hỏi đã tự cung khai chỉ hướng La Lệnh công chạy. Lý Công Thành lập tức lấy luôn ngựa đang chuyên chở của nả thúc đuổi theo. Hơn chục binh sĩ cưỡi ngựa theo sát. Bọn Thành đuổi được chừng hơn hai dặm thì bắt kịp cỗ xe ngựa có cờ lọng đang đi gấp.
Quân cận vệ của La Lệnh công có hơn trăm kỵ binh, Lý Công Thành lựa tình thế không thể gấp gáp nên sai quân bám sát phía sau. Vừa hay trong toán truy kích có một binh sĩ trang bị HM60. Thành bảo nạp đạn rồi đích thân cầm HM60 xông lên, khoảng cách đủ gần thì khai hoả rồi quay ngựa chạy. Quân sĩ dưới trướng thành thấy cách đó hay liền thúc ngựa đuổi gần hơn dùng súng bắn rồi lại chạy.
Cỗ mã kéo không thể đi nhanh mà quân kỵ bảo vệ cứ bị tiêu diệt từng người một. Bọn Lý Công Thành cứ như thể bầy ong bay lượn quanh nhuỵ hoa. Lúc chạy bên trái, khi chạy sau, có khi lại bên phải cứ nhắm bắn hạ từng kỵ binh. Kỵ binh xông đến thì quân của Thành lại chạy, vừa chạy vừa bắn được.
Gần một khắc sau đó, Lý Công Thành có thêm hơn chục kỵ binh tiếp ứng, theo sau là vài trăm bộ binh đang chạy bộ. Thành thấy vậy càng thêm hăng, lựa thời cơ châm quả nổ dự phòng ném về phía trước hai con ngựa kéo xe. Tiếng nổ lớn khiến hai con ngựa lồng lên không đi.
Âm thanh hò hét của quân Thiên Đức đã gần, La Lệnh công thấy không còn kịp nữa đành vén rèm bước xuống lệnh cho quân kỵ đầu hàng. Quân kỵ bấy giờ mới chịu buông giáo gươm nhưng cũng chỉ còn hơn bảy chục người.
Lý Công Thành nhảy xuống ngựa, đến trước mặt La Lệnh công chắp tay thi lễ và nói:
-Mời Lệnh công lên xe hồi phủ.
La Lệnh công tuổi đã gần thất tuần, chẳng thể cưỡi ngựa như lúc tráng niên, đành phải nghe lời chàng trai trẻ.
-Chẳng hay tướng quân tên họ là gì? Lão muốn biết mình bị ai bắt.
-Tôi họ Lý, tên là Công Thành.
-Hử? Lệnh lang của Sứ tướng Lý An chăng?
-Quả đúng như vậy, thưa Lệnh công. Cha tôi bây giờ không còn là Sứ tướng, người có dặn tôi phải đối đãi tử tế với ngài, mong ngài giúp cho.
Lý Công Thành dẫn xe ngựa hồi phủ, mới đi một quãng bỗng thấy đằng xa có tiếng ngựa hí vang, bụi bay mù mịt một góc trời.
-Anh Thành, anh Thành! - Một binh sĩ chạy vội đến . - Cờ hiệu Tả tướng quân.
-La Đình Độ ư? Ông ta chậm một bước rồi. Cha ta nói đúng, nhà họ La thiếu một người quyền mưu.
Lý Công Thành sai hai kỵ binh về La phủ gọi thêm cứu viện, cắt cử hai chục bộ binh theo sát xe ngựa của La Lệnh công còn bản thân Thành ở lại chặn hậu. D Luy Lâu đã kéo đến đủ nên Thành không nao núng, quân sĩ rút lui có trật tự.
La Đình Độ phi ngựa đến mắng nhiếc một hồi, Thành mới lên tiếng thách thức:
-Này ông già, ta đã bắt được ông lão thân sinh của ông rồi đấy. Bây giờ ông định làm gì? Có giỏi cứ xông lên, bọn ta không đến năm trăm người đâu.
Nói đoạn, Thành giương súng ngắm bắn đoàng một cái khiến La Đình Độ phải lui ngựa về sau. Quân Luy Lâu ai nấy cười vang khiến Độ giận tím mặt song chẳng thể làm gì được. Bất lực nhìn cỗ xe xa dần khỏi tầm mắt.
-Bọn Thiên Đức chúng bay là quân khốn kiếp, ta thề có ngày sẽ băm thằng họ Mạc ra thành trăm mảnh.
Lý Công Thành lẳng lặng nạp thêm một viên đạn, giương súng ngắm La Đình Độ bắn thêm một viên, rồi nói:
-Lại trượt!
Quân Luy Lâu la ó sỉ nhục La Đình Độ. Độ có hơn một nghìn kỵ binh trong tay nhưng không dám cho quân tràn lên bởi Độ từng giao chiến rồi nên biết, phải chấp nhận mất vài trăm người trong phút chốc may ra mới diệt được bọn Lý Công Thành. Quan trọng hơn cả, ấy là tính mạng La Lệnh công đã nằm trong tay quân Thiên Đức.
Độ đành nuốt giận quay ngựa kéo quân đi khi từ xa thấp thoáng một toán quân Thiên Đức đang kéo đến.
La Đình Độ hội quân với La Đình Đệ và La Đình Kính, kiểm đếm lại binh mã của ba anh em chỉ còn chưa đầy ba nghìn. Ba anh em họ La kéo quân đến hội với Cao Mộc Viễn. Đến nơi kiểm đếm binh mã thêm một lượt thì… còn chưa đầy hai nghìn. Quân sĩ lợi dụng nửa đêm đã trốn dần trốn mòn hết lượt. Cao Mộc Viễn và ba anh em họ La càng quyết chí phục thù quân Thiên Đức cho bằng được.
Lý An vào La phủ gặp La Lệnh công phân tích thiệt hơn, thuyết La Lệnh công đầu hàng, tránh cho bách tính Tế Giang máu chảy đầu rơi. La Lệnh công rơm rớm nước mắt, không cam tâm nhưng đành phải đóng ấn tín lên giấy lụa quy thuận, dâng toàn bộ đất Tế Giang cho Vạn Thắng vương.
Phạm Cự Lượng bèn cho quân đem thư quy hàng của La Lệnh công đến làng mạc xung quanh La phủ cho bách tính xem rồi tự họ mách nhau chứ chẳng hơi đâu đi khoe khắp cả. Ấn tín cùng bạc vàng, châu báu, sổ sách điền địa, nhân khẩu và hàng chục văn thân nho sĩ làm việc cho La Lệnh công bị quân Thiên Đức đến tận làng “mời” đến làng Vạn Xuân uống nước cùng Vạn Thắng vương.
Nội ngày đầu năm, con trai lớn của Lý An bắt sống Lê Hoan, con trai nhỏ bắt được La Lệnh công. Điều này khiến người mang phận làm cha như Lý An mát mặt vài phần.
Vài hôm sau, hàng nghìn quân sĩ Tế Giang đến trình diện ở ba trại quân Thiên Đức vừa dựng quanh La phủ theo yết thị dán ở cổng các làng xóm.
Thiên Đức đã nắm được sổ quân, và răng tướng sĩ Tế Giang trình quân trước ngày 10 tháng Giêng sẽ miễn mọi tội trạng, không truy cứu, cho về cày cấy. Sau ngày 10 tháng Giêng, cứ chậm 1 ngày trình quân, bắt được sẽ lao dịch 2 tháng. Hết tháng Giêng vẫn trốn không trình quân nghĩa là đã theo anh em họ La và Cao Mộc Viễn làm phản. Tội phản quân khi bắt được sẽ áp dụng theo luật Thiên Đức, lao dịch tối thiểu 2 năm.
Sự thật những binh sĩ ra trình diện, khai báo đầy đủ tên họ khớp với sổ quân đều được cho về làng kèm theo 30 đồng và 10 cân thóc vì tự giác. Và rồi làng nọ kháo làng kia bảo con cháu mau đi đầu hàng trước khi quân đến làng lùng sục bắt đi, khi ấy khó có ngày về.
Quân sĩ bị bắt trong khi giao chiến đều đã đưa về thành Luy Lâu và… được chia làm hai nhóm, một nhóm gần 3000 tù binh bị đưa thẳng đến núi Yên Lãng an trí, chuẩn bị đổi đời làm công nhân khai mỏ không có lương trong 2 năm, chỉ được ăn no ngủ kỹ và thưởng nếu làm vượt chỉ tiêu mà thôi. Nhóm thứ hai cũng bị đưa đến Yên Lãng nhưng sau mấy ngày vì cần chữa trị vết thương. Hơn ba nghìn tù binh này, vài tháng sau đó nếu vợ con hoặc gia đình chuyển đến ở huyện Mao Khê sẽ được miễn tội và làm việc được trả lương, thậm chí rất cao. Đó là cách di dân bán tự nguyện mà ông vương trẻ nghĩ ra chứ không ép ai. Mẹ thương con, vợ thương chồng, con nhớ cha… Mao Khê vì vậy mà có thêm 1 vạn dân Tế Giang chuyển đến.
Có thể nói, những cư dân đầu tiên khai mỏ và định cư ở Mao Khê có đến bảy phần gốc gác Tế Giang cũ và hai phần thuộc 4 huyện Thiên Đức cũ.
Trong một ngày, trên danh nghĩa, Vạn Thắng vương đã làm chủ thêm hai vùng đất rộng lớn và người mất ngủ tiếp theo chẳng ai khác chính là Phạm Lệnh công. Anh em họ La và Cao Mộc Viễn vẫn chiếm cứ một phần đất Tế Giang cũ và nương nhờ Phạm Lệnh công chờ ngày phục thù đang rất gần.
Chiếm được La phủ, thu ấn tín, bắt La Lệnh công quy hàng, chiếm giữ lương thảo vừa mới thu hoạch, bạc vàng tích trữ trong La phủ và thêm nữa, phá hỏng kế hoạch khởi binh của liên minh sứ quân, buộc họ phải lùi ngày lại. Và trước khi các sứ quân tấn công Thiên Đức, Chương sở hữu thêm vùng Nam Sách mà chẳng tốn viên đạn nào bởi đó là con đường ngắn nhất từ Tế Giang đến Ninh Hải.
Chẳng cần biết trước đây đất Nam Sách thuộc về ai nhưng các quân Thiên Đức chia thành các trung đội đến các làng mạc ở vùng Nam Sách thu hết sổ bộ, sổ điền địa của làng. Làng nào cũng vui vẻ giao nộp vì đó là một việc nhẹ. Việc nặng mà mỗi làng phải nhận là 10 nén vàng 100 nén bạc, miễn thuế ruộng 1 năm. Còn không muốn giao nộp cũng được, không giao nghĩa là theo bọn phản quân hoặc theo Phạm Lệnh công. Tội tiếp tế cho địch, cả làng phải đến ở Mao Khê! Mao Khê ở đâu nào biết? Chẳng ai muốn đi đến nơi lần đầu họ nghe trong đời như vậy.
Tiền vàng của La Lệnh công, của Lê Hoan rất nhiều. Vạn Thắng vương khao thưởng ba quân. Quân sĩ Thiên Đức ăn Tết muộn nhưng mỗi binh sĩ trực tiếp tham chiến được thưởng 1 năm tiền lương, hậu quân 9 tháng, các quân còn lại 6 tháng, các ty 3 tháng.
Quân dân Thiên Đức thấy rằng, nếu vương thắng, vương lấy hết của cải chia cho binh sĩ và văn nhân làm việc cho vương chứ chẳng giữ vào thân. Vô hình chung, nếu Tết muốn thưởng to thì phải nhắm đến ai?! Đánh bại ông nào? Thôi thì cũng tốt, dân giàu nước mới mạnh được chứ.
Đến khi các sứ quân dùng tiền vàng khích lệ sĩ khí ba quân chống lại Thiên Đức cũng muộn rồi!
Chương không giữ nhiều bạc vàng thu được mà chăm tích lương thảo và ngựa cho quân bởi chinh chiến liên miên cần no bụng và đi nhanh chứ bạc vàng không giúp sinh tồn trên chiến địa. Nhưng dân thích thứ óng ánh ấy.
Thể loại sư đồ cực hay và đang hót. Sư phụ ( main) đóng vai trò làm nền, lão đại sau màn, ít xuất hiện, mỗi lần xuất hiện là diệt tông diệt tộc. Các đồ đệ đất diễn nhiều, xoay quanh cốt truyện của các đồ đệ, cốt truyện main chủ yếu về sau.