Về Thời Trần Bán Thực Phẩm Chức Năng

Chương 101: . Tâm sự của Hoàng Thượng.




Chương 101. Tâm sự của Hoàng Thượng.
Trần Nhân Tông về lều của mình sau cuộc họp buổi sáng. Quân ta đã vây thành Thăng Long nhưng giặc Nguyên cũng dựa vào thành cố thủ chặt không ra. Hiện nay với quân lính triều triều đình và hương binh các nơi kéo về khoảng hai mươi năm vạn quân mà quân Nguyên trong thành khoảng tám vạn quân. Nếu cường công cũng có thể thắng nhưng quân ta cũng sẽ bị bị tổn thất khá lớn. Nhiều ý kiến cho rằng nếu có thể hạ được phá được đồn địch ở Giang Khẩu cửa sông Tô Lịch ( khu vực Hàng Buồm Chợ Gạo hiện nay) nơi tập trung phần lớn lương thực và v·ũ k·hí của địch thì thoát hoan chắc chắn sẽ rút quân. Nhưng nơi này quân địch canh phòng hết sức chặt chẽ nên quân ta chưa có cách nào lẻn vào để phá được.
Việc chiếm thành Thăng Long sẽ xảy ra có điều nó sớm hay muộn thôi, điều mà nhà vua lo lắng mấy hôm nay là sau cuộc chiến việc phục hồi kinh tế Đại Việt sẽ như thế nào. Thành Thăng Long kinh đô Đại Việt chắc chắn phải xây dựng lại do bị tàn phá trong c·hiến t·ranh, hàng nghìn gia đình mất nhà cửa họ sẽ phải ở đâu khi mùa m·ưa b·ão đang đến. Rồi hàng vạn người người lính hy sinh sẽ để lại con cái và gia đình Triều đình cũng cần phải giúp đỡ họ, những người có công phải thưởng nhiều ruộng đất, đất đai triều đình lại phải chia cho họ và mất một phần khoản thuế thu hoa lợi ruộng đất hàng năm. Đại Việt mới hồi phục kinh tế sau hơn hai mươi năm cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ nhất, lại lao vào cuộc c·hiến t·ranh lần thứ hai. Mới có sáu tháng mà ngân khố triều đình đã hao hụt vì lương thực, v·ũ k·hí, trang bị cho q·uân đ·ội...
Trong triều không thiếu những chiến tướng giỏi như Hưng Đạo Vương, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật … nhưng ông cũng cần những người giỏi kinh bang tế thế như tể tướng Tiêu Hà, Trương Lương của nhà Hán... rất tiếc nhân tài giúp ông phát triển kinh tế cho Đại Việt lại rất ít. Ông cũng hy vọng nhiều vào Trần Mạnh một người có nhiều phát kiến nhưng có lẽ người này chỉ có những kỹ xảo về đồ vật chứ không phải là người có những ý tưởng giúp Đại Việt phát triển kinh tế. Đột nhiên lúc này có thái giám báo có Trần Mạnh xin vào yết kiến. Vừa nhắc tới anh thì anh lại tới nên Hoàng thượng cảm thấy hứng thú cho anh vào yết kiến.
Sau khi hành lễ, được Hoàng thượng ban ghế ngồi, Mạnh dâng tấu chương anh viết cho Hoàng Thượng và nói.
-Thưa bệ hạ, thần có những điều suy nghĩ về việc phát triển, phục hồi kinh tế sau c·hiến t·ranh, cũng như nhân tiện quy hoạch lại thành Thăng Long nên làm ghi những điều này vào tấu chương mong Hoàng Thượng xem xét.
Trần Nhân Tông xem xét những điều anh viết rất kỹ càng, thỉnh thoảng ông nhíu mày vì có những điều mới mẻ. Mạnh cũng hồi hộp anh viết về những điều cần làm để khôi phục kinh tế sau c·hiến t·ranh theo gợi ý của Hưng Đạo Vương. Ông nói với anh
-Hoàng thượng sẽ không thích các bề tôi quá thân mật với nhau do sợ kết bè kết cánh. Cháu hãy nghĩ và dâng lên hoàng thượng kế sách để khôi phục kinh tế đó là cái Hoàng thượng đang cần vào lúc này .
Mạnh về suy nghĩ, kết hợp với những cải cách trong lịch sử và những chuyện xuyên không. Sau nửa tháng anh viết tấu chương đề xuất một số điều như mở xưởng làm lò gạch, xi măng, dệt, sản xuất thủy tinh, phát hành xổ số kiến thiết thu tiền nhà giàu, phát hành trái phiếu để triều đình đầu tư phát triển kinh doanh… Sau nửa canh giờ xem xét Hoàng Thượng hỏi một số điều trong tấu chương mà ông chưa rõ.

-Ta thấy ngươi nhắc đến việc thuê người làm lò gạch, xi măng, xưởng dệt, xưởng nhuộm để bán cho những người giàu có muốn xây dựng lại nhà cửa cho c·hiến t·ranh và bán cho các lái buôn. Vậy nguồn thuê ở đâu và trả như thế nào.
Mạnh trả lời.
-Khởi bẩm bệ hạ, sau cuộc chiến này hàng vạn người dân quanh Thăng Long sẽ mất nhà, họ sẽ phải tìm công việc kiếm tiền từ đó mới có thể xây lại căn nhà của mình. Nhiều người thất nghiệp nên việc tuyển dụng những người này không hề khó. Triều đình có thể trả họ bằng lương thực hàng ngày và tiền công theo tháng. Các mối khách muốn mua vải dệt thần đã liên hệ và chào mẫu các nhà buôn từ trước c·hiến t·ranh, thần sẽ kết nối lại và tìm nguồn ra cho hàng này. Triều đình sẽ có nhiều xưởng sản xuất để tạo ra hàng hóa thay vì chỉ trông vào mỗi nguồn thu chủ yếu là nông nghiệp như hiện nay.
Hoàng thượng tò mò .
-Xi măng ngươi nói có phải là vật ngươi dùng để xây chiến lũy phía Bắc Thăng Long.
Mạnh gật đầu.
-Vật liệu này người của thần đã tìm ra họ muốn hiến cho triều đình để xây dựng lại kinh đô và đường xá. Nó rẻ hơn và tiện lợi hơn nhiều so với việc dùng mật mía. Nếu ta lập các xưởng làm nó sẽ mang lại lợi nhuận cho triều đình, và có tiền để tái thiết lại kinh thành.

Hoàng thượng thắc mắc.
-Ta thấy ngươi nói đến ngọc lưu ly, người tạo ra nó muốn hiến cho triều đình đúng không ?
Mạnh lấy một hộp gỗ bên trong có hai viên thủy tinh màu vàng và màu đỏ to bằng quả cam dâng lên. Anh nói.
-Người của thần đã tìm ra bí quyết tạo ra nó, nếu chúng ta bán cho các nhà buôn nước ngoài sẽ tìm kiếm được rất nhiều tiền, mang lại nguồn thu cho ngân khố triều đình.
Trần Nhân Tông cầm xem xét rất kỹ hai viên ngọc lưu ly, với những viên ngọc này đúng là đáng giá ngàn lượng vàng, vậy mà Mạnh nói chi phí làm ra nó chưa đến một lượng bạc thì đúng là một tin tốt. Trần nhân Tông gật đầu.
-Ta đang lo việc ngân khố hao hụt sau c·hiến t·ranh, nhưng ngươi cũng đã đưa ra một số đề nghị giúp ta đỡ lo việc này. Ta sẽ nghiên cứu kỹ và trao đổi thêm với ngươi. Về việc ngươi đề nghị việc phong quan cho người làm ra xi măng và ngọc lưu ly ta sẽ bàn với bên lễ bộ và sẽ phong thưởng xứng đáng cho họ. Về phần ngươi ta sẽ phong thưởng cùng các tướng sỹ sau cuộc chiến này.
Mạnh quỳ xuống nói.
-Thần đã nhận nhiều ân điển của bệ hạ nên cũng chẳng mong phong thưởng gì thêm lần này, chỉ mong Hoàng Thượng sớm khải hoàn hồi kinh và ban nhiều phúc cho trăm họ.
Hoàng thượng sai thái giám lấy một tấm ngọc bội rồi đưa cho anh và nói.

- Ngươi có miếng ngọc bội này thì có thể ra vào cung bất cứ lúc nào để trao đổi công việc với ta. Ta hy vọng thời gian tới ngươi sẽ giúp Đại Việt khôi phục kinh tế và ngày càng phát triển.
Nhìn Trần Mạnh ra về, Hoàng thượng nhìn theo đầy hy vọng ông nói thầm.
-Vậy mà Huệ Túc phu nhân nói người này tài thua xa Trần Khánh Dư. Ta lại thấy hơn ít nhất về mặt kinh tế.
Ông bảo thái giám.
-Ngươi cho gọi các quan thượng thư, thiếu bảo và bên Bộ hộ đến ta có việc muốn bàn.
Sau khi các quan đến, vua đưa cho các quan xem quyển tấu thư của Mạnh cho các quan xem. Sau một hồi đọc và bàn bạc quan Thượng thư nói.
-Thưa hoàng thượng các điều này có nhiều điều còn mới mẻ cần phải suy xét thêm, nhưng chúng thần tin những chính sách này sẽ góp phần phát triển kinh tế Đại Việt trong thời gian tới. Xin chúc mừng bệ hạ có thêm những bày tôi giỏi giúp đỡ triều đình.
Hoàng thượng nói
-Các khanh về xem xét lại những điều trong tấu chương cho thật kỹ, ta sẽ báo cho Trần Mạnh cùng các ngươi trao đổi thêm để hoàn thành chính sách sau c·hiến t·ranh để ta cho công bố. Ta tin nó sẽ giúp Đại Việt ta ngày càng phát triển và hùng cường.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.