Về Thời Trần Bán Thực Phẩm Chức Năng

Chương 85: . Toa Đô Bắc tiến




Chương 85. Toa Đô Bắc tiến
Cuối tháng ba khi Trần Nhật Duật dẫn quân bản bộ và tiếp quản lại quân của Trần Quang Khải đang đóng tại Diễn Châu ( Nghệ An ). Sau khi bàn giao lại quân tình Trần Quang Khải dặn dò.
-Ta phải về Thăng Long để ổn định việc của Hoàng Gia ngươi cứ dựa vào nơi hiểm yếu cố thủ Toa Đô đánh Chăm Pa cũng không thuận lợi nên giờ chắc cũng thiếu lương thảo. Ngươi cầm cự tầm hai tháng nữa thì quân Nguyên chắc thiếu lương thảo và không quen thung thổ bệnh tật nhiều lúc đó tất phá được.
Quang Khải đi rồi, Trần Nhật Duật và phó tướng Trịnh Đình Toản cho quân canh phòng cẩn mật nơi hiểm yếu đặt pháo thần công. Toa Đô t·ấn c·ông mấy lần nhưng đều thất bại do hỏa pháo và hỏa tiễn Thăng Long quá lợi hại, nên hai bên rơi vào thế giằng co. Toa Đô rất nóng ruột đúng như Trần Quang Khải dự đoán sau khi t·ấn c·ông Cham Pa tuy chiếm được thành Đồ Bàn nhưng quân dân Chăm Pa dùng kế vườn không nhà trống rút lên rừng kháng chiến nên quân Nguyên không thu được lương thảo. Giờ theo lệnh Hốt Tất Liệt t·ấn c·ông Đại Việt lại rơi vào thế giằng co lương thảo ngày càng cạn kiệt, binh lính không quen thung thổ bị ốm đau bệnh tật rất nhiều.
Đang buồn bực ngồi trong lều trướng có lính canh vào báo có người bản xứ xưng là người của Vương gia Trần Di Ái muốn gặp, Toa Đô cho vào. Một người gầy gò mặc áo kiểu thương nhân đi vào chào Toa Đô và nói.
-Tại hạ phụng mệnh của Vương Gia Trần Di Ái có việc muốn bàn với tướng quân.
Toa Đô hỏi
-Trần Di Ái muốn bàn việc gì với ta.
Người đó nói.
-Hiện Vương Gia nhà tôi đang bị đi đầy vùng Diễn Châu, ngài ấy đã móc nối một số tù trưởng ở đây có thể giúp được tướng quân phá giặc.

Toa Đô hỏi
-Vậy hắn có kế gì.
Người đó móc trong người một mật thư dâng lên, Toa Đô đọc xong liền nói.
-Ta sẽ theo kế này của Trần Di Ái, người về nói với hắn nếu thành công ta sẽ tâu với Thiên Triều trọng thưởng.
Mấy ngày sau Toa Đô cho quân t·ấn c·ông q·uấy n·hiễu làm cho quân của Trần Nhật Duật phải tập trung đối phó. Một buổi chiều ở một thung lũng nhỏ với lối vào khá kín đáo có hai tên lính là Giáp và Ất đang đứng trên núi cao quan sát lối ra vào. Vì các điểm đóng quân khá xa nên trại lương được để lùi khá xa tiền tuyến để an toàn phòng quân địch đánh lén, trại có năm trăm lính trông coi. Hai này đang nói chuyện cho đỡ buồn, tên Giáp nói.
- Gần nửa tháng này cứ mưa phùn suốt quần áo giặt chẳng khô. Đã thế toàn ăn cơm với rau dại thỉnh thoảng có thịt khô ngán quá rồi. Lâu rồi không thấy tên tù trưởng người Mường cho người mang tặng rượu và thịt cho chúng ta.
Tên Ất gật gù đồng tình
- Trên tiền tuyến 5 ngày quân còn được thịt bò tươi mình thì chỉ có thịt khô, toàn chăn bò cho thằng khác ăn.
Tên Giáp lại có ý khác.

- Ở tiền tuyến nay sống mai c·hết, nhẹ thì cũng thương tật được miếng thịt cũng chẳng sướng. Như anh em mình thỉnh thoảng còn đi săn kiếm miếng thịt mà dạo này cái thung lũng này thú chạy đâu hết đến con chuột rừng cũng chẳng bắt được.
Lúc này trên con đường xuất hiện khoảng hai mươi người mặc áo dân tộc Mường, đang đẩy ba cái xe bò lớn. Nhận ra đây là nhóm người thỉnh thoảng mang rượu thịt đến khao quân nên Giáp phất cờ báo cho doanh trại có người tới và dấu hiệu an toàn. Các binh lính ở đây khá quen với tù trưởng này vì y thường xuyên tặng thú săn hoặc lợn, gà cho binh lính ở đây. Ất nói với Giáp
- Cầu được ước thấy nhé, tối nay có rượu thịt rồi.
Nhóm người này đi vào trại mang theo năm con lợn và năm mươi vò rượu. Tên người nhà của Tộc Trưởng tổ chức g·iết lợn đãi cho mọi người, mùi thịt lợn nướng nhanh chóng tỏa khắp doanh làm quân lính nuốt nước bột ừng ực. Tối hôm đó tiệc liên hoan diễn ra, viên chỉ huy phụ trách quân lương là một người mê rượu đã lâu không được uống nên uống nhiệt tình. Tên người nhà nháy mắt ra hiệu tên dân tộc gần đó mang một bình rượu ra rót cho binh lính rồi nói.
- Lâu rồi hôm nay mới có dịp mời mọi người cạn chén.
Lâu ngày được chiêu đãi nên đám binh lính uống cạn bát sau đó tiếp tục ăn nhiệt tình. Viên chỉ huy thấy vậy rót thêm một bát rượu đưa lên mời tên này nhưng vừa cầm bát nên thấy đầu óc choáng váng. Quay sang thấy đám lính đổ gục biết trúng kế y rút gươm ra quát.
- Các ngươi to gan dám đầu độc binh lính triều đình.
Nói đến đây y cũng gục xuống vì ngấm thuốc. Lúc này tên người nhà ra hiệu cho những thổ dân lập tức họ bí mật tiến lại gần g·iết hết đám lính canh phía ngoài trại. Bị t·ấn c·ông bất ngờ lên trong trại không kịp phản ứng toàn bộ bị g·iết.
Sau khi ra tay xong, tên cầm đầu ra lệnh cho lính đốt kho lương và thuốc súng rồi rút đi. Hôm sau nhận được tin dữ toàn bộ kho lương bị cháy Trần Nhật Duật đành phải ra lệnh cho quân rút lui khỏi Diễn Châu. Toa Đô nhận được tin ra lệnh cho quân đuổi theo. Khi rút quân khỏi Diễn Châu đến thành Ái Châu, Trần Nhật Duật gọi mở cửa thành nhưng quân trên thành đóng chặt không mở cửa. Thành này do Trần Kiện con rể của Trần Quang Khải quản lý, một lúc sau thấy Trần kiện xuất hiện trên mặt thành và nói với Trần Nhật Duật.

- Tại hạ đã theo Thiên Triều mong Vương Gia theo sáng bỏ tối cùng với tại hạ theo Thiên Triều để hưởng vinh hoa phú quý.
Trần Nhật Duật thấy vậy liền mắng.
- Triều đình đối với ngươi không tệ, Thái Sư còn gả con gái cho ngươi mà ngươi nỡ lòng phản triều đình. Ngươi không bằng cầm thú sẽ bị vạn tiễn xuyên tâm.
Trần Nhật Duât định hô quân công thành nhưng lúc này quân báo nói Toa Đô đang đuổi tới gần bất đắc dĩ Trần Nhật Duật phải rút quân nên phía Bắc, đóng ở dãy núi Tam Điệp Ninh Bình rồi cho người báo tin dữ về triều đình.
Khi quân Toa Đô đến nơi Trần Kiện mang một vạn quân ra hàng, y cũng dâng cho quân Toa Đô ba mươi khẩu pháo thần công. Lúc này ở Vệ Bố (Quảng Xương) có một vạn quân triều đình đang đóng do hai tướng Đinh Xa và Nguyễn Tất Thống chỉ huy. Buổi chiều hôm đó quân trong doanh báo có quân lương của Trần Kiện mang đến tiếp ứng nên Đinh Xa và Tất Thống cho người ra đón. Khi vào đến thành đột nhiên quân Nguyên trốn trong xe lương xông ra t·ấn c·ông lính canh cổng đồng thời kỵ binh địch do con trai là Bách Gia Nô cùng tướng Giảo Kỳ mang kỵ binh xông đến. Hai tướng Đinh Xa và Tất Thống đang ngồi trong trướng nghe tin quân địch tập kích vội tập hợp quân vác giáo xông ra cửa thành chống trả quyết liệt. Gặp Bách Gia Nô và Giảo kỳ hai bên đánh nhau dữ dội, được hai mươi hiệp Đinh Xa bị giặc bắn lén nên bỏ mạng, tướng Tất Thống giật mình bị Giảo kỳ chém một búa rơi xuống ngựa. Quân địch nhanh chóng chiếm được thành Vệ Bố.
Được Trần Kiện dẫn đường lên Toa Đô dễ dàng hạ các thành xung quanh Ái Châu. Sau khi làm chủ hoàn toàn Diễn Châu và Ái Châu Toa Đô sai con trai là Bách Gia Nô cùng các tướng Giảo Kỳ và Tangutai mang một cánh quân ra phối hợp với Thoát Hoan.
Nhận được tin dữ Hoàng Thượng vội họp lại, việc liên tiếp có các thân Vương hàng địch làm cho triều đình náo động. Quân Đại Việt rơi vào thế gọng kìm ở phía Bắc và phía Nam. Nhà Vua sai người mang lương tiếp ứng cho Trần Nhật Duật và lệnh cho Trần Bình Trọng làm chủ tướng, Nguyễn Khoái làm phó tướng chỉ huy xây dựng gấp rút phòng tuyến ở phia Bắc sông Hồng. Mục đích của Triều đình là cản bước quân Nguyên để kịp hoàn thành công tác s·ơ t·án hoàng gia và dân chúng khỏi kinh thành, thực hiện kế hoạch 'vườn không nhà trống' đồng thời sử dụng chiến lược 'Tiêu thổ' đốt sạch các làng và đồng ruộng gần kinh thành.
Tuy nhiên lúc này các đồng lúa đang chín sắp vào vụ gặt không lỡ đốt hết thì dân chúng có thể c·hết đói sau mấy tháng nữa nên nhiệm vụ tướng Trần Bình Trọng là giữ phòng tuyến phải đảm bảo một tháng để dân có thể gặt hết lúa và rút đi ăn toàn.
Bên Công Bộ và Bộ Hộ cũng được huy động để hỗ trợ gấp rút xây dựng phòng tuyến này. Trần Hưng Đạo cũng cho rút quân từ Vạn Kiếp về Thăng Long hỗ trợ, Ô Mã Nhi cho thủy quân chặn đánh nhưng bị Trần Khánh Dư đánh tan.
Trần Quang Khải vừa về Thăng Long được mấy hôm nhận được tin dữ, nhìn vợ suốt ngày than thở lo cho con gái và xấu hổ không muốn gặp mặt ai ông càng buồn. Trần Kiện là một trong những thân vương tuổi trẻ văn võ xong toàn nên ông mới gả con gái để kết thông gia không nghĩ lại rơi vào tình cảnh này càng nghĩ ông càng giận Trần Cảnh. Sau mấy ngày suy nghĩ ông vào cung xin yết kiến hoàng thượng. Sau khi vào ngự thư phòng gặp Hoàng Thượng ông xin phép được mang hai vạn thủy quân đổ bộ đường biển đánh úp Diễn Châu. Ông cho rằng lúc này quân địch đang tập trung ở Hoan Châu và t·ấn c·ông Ninh Bình nên quân ở đó ít nếu lấy được vùng đó thì quân địch hai mặt thọ địch lúc đó sẽ có thể phá được cánh quân này. Được Hoàng Thượng đồng ý Ông lĩnh hai vạn thủy quân t·ấn c·ông Diễn Châu.
Lúc này Thoát Hoan cho quân đánh từ Bắc Giang xuống thẳng kinh thành Thăng Long. Quân triều đình tổ chức chống trả vừa đánh vừa lui để cầm chân địch giành thời gian quý báu để xây dựng phòng tuyến Bắc Sông Hồng. Bị chặn đánh Thoát Hoan tiến quân rất chậm, sau những cuộc giao tranh những thanh niên trai tráng b·ị b·ắt mà khắc trên tay hai chữ Sát Thát đều bị y ra lệnh g·iết hại.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.