Về Thời Trần Bán Thực Phẩm Chức Năng

Chương 93: . Thiếu quân lương




Chương 93. Thiếu quân lương
Lúc này tại thành Thăng Long, Thoát Hoan đang ngồi trong cung Càn Nguyên nhìn Lý Hằng và Khoan Triệt đang quỳ xuống xin nhận tội. Sau khi để Trần Bình Trọng rời đi hôm sau hai người cho quân tiếp tục tiến về Thiên trường nhưng lúc này quân Đại Việt ở căn cứ mới đã ổn định thế trận, với lực lượng phòng thủ tập trung đông hơn hẳn truy binh của Lý Hằng. Tả thừa Lý Hằng, tổng chỉ huy lực lượng quân Nguyên truy đuổi bấy giờ nhận ra trước mặt hắn đang có hàng vạn quân Đại Việt vẫn có khá nguyên vẹn đang rình rập ở vùng sông nước Thiên Trường. Trong khi đó, lực lượng của Lý Hằng càng đuổi xa, càng hao hụt và mệt mỏi như mũi tên bay hết đà. Lý Hằng vì vậy không dám mạo hiểm tiến vào vùng Thiên Trường – Trường Yên mà trở về hội quân cùng Thoát Hoan. Đó là một quyết định thể hiện sự thận trọng và lão luyện của viên tướng từng dày dặn trận mạc.
Để dấu tội sáu trăm quân lính của Đại Việt cầm chân và làm tổn thất cả nghìn kỵ binh của mình mà để Bình Trọng trốn thoát Lý Hằng bàn với Khoan Triệt là nói dối với Thoát Hoan là Bình Trọng được thủy quân Đại Việt tiếp ứng với số lượng lên đến vạn người nên Lý Hằng không thể bắt được Bình Trọng. Thoát Hoan cũng không tin hoàn toàn lời Lý Hằng và Khoan Triệt nhưng giờ đang lúc cần người nên hắn cũng không nói gì chỉ cho phép Khoan Triệt về dưỡng thương.
Lúc này phó tướng là Áo lỗ Xích vào báo với Thoát Hoan tình hình quân lương rất khó khăn. Hiện các đoàn chở lương từ nước Nguyên sang bị phục kích, chặn đánh tổn thất rất nhiều. Nếu dùng số lượng lớn quân hộ tống thì số quân lương chở sang đội hộ tống ăn hết một nửa, nếu ít quân hộ tống thì sẽ bị tấn công, thám báo có báo về hiện vùng Lạng Giang có Nguyễ Địa Lô chỉ huy các thủ lĩnh địa phương tổ chức các cuộc phục kích vào quân ta. Thoát Hoan trầm ngâm suy nghĩ rồi hỏi.
- Tình hình các cánh quân ta đi thu lương thực ở quanh Thăng Long thế nào.
Áo lỗ xích nói
-Các làng ở đây họ bỏ đi vào khu vực rừng núi trốn hết nên lương thực thu được rất ít.
Nhìn bản đồ Thăng Long Thoát Hoan chỉ vào khu vực vùng núi Ba Vì -Tam Đảo nói.
- Chi kỵ binh thành các toán từ năm mươi đến một trăm người đi sâu vào khu vực này chắc dân chúng trốn ở đây là nhiều, tìm và c·ướp b·óc lương thực càng nhiều càng tốt. Kẻ nào chống cự hoặc không hợp tác thì g·iết hết.
Thoát Hoan còn dặn thêm
-Báo cho thám báo dò ra chỗ bọn Nguyễn Địa Lô lẩn trốn, treo giải cho ai lấy được đầu hắn thưởng nghìn lạng bạc.
Tên Bách phu trưởng đang dẫn quân đi vào một làng ở khuất trong nói, thám báo báo về làng này khoảng trăm nóc nhà. Kỵ binh ập vào làng nhanh như cơn gió khiến dân làng chưa kịp chạy. Quân lính theo lệnh của hắn ập vào các nhà c·ướp b·óc lương thực, ai chống cự thì g·iết ngay để làm gương. Cả làng náo loạn, dân bị dồn hết ra sân đình. Tên Bách phu trưởng nhìn lương thực mà những tên lính thu được rất ít, y đoán họ đã mang dấu đi. Một tên phiên dịch vốn là người nhà của các Vương Gia hàng địch đi theo nói với trưởng làng.
- Quan lớn bảo các ngươi biết điều mang hết lương thực ra nộp nếu không g·iết
cả làng.
Trưởng làng là một ông già râu tóc bạc, để râu dài nói.
-Ngài nói dùm ở đây chúng tôi nghèo nên lương thực chỉ có bây nhiêu đây thôi.
Sau khi trao đổi một hồi viên phiên dịch quát.
-Các ngươi đừng có dấu ta, mới thu hoạch vụ lúa được một tháng mà lương thực chỉ có từng này, trâu bò không có, lợn gà có ít thế này thì các ngươi ăn bằng cái gì. Biết điều thì tự nguyện nộp nếu không mỗi một khắc quan lớn sẽ g·iết một người cho đến khi khai thì thôi.
Sau đó lính Thát lôi hai mươi người đàn ông già có, trẻ có tách riêng ra. Như để chứng minh lời nói tên tướng địch đ·âm c·hết một người đàn ông trung niên trước mắt mọi người. Thấy trưởng làng và mọi người vẫn im lặng, y lại lôi một thanh niên đang nhìn chúng với ánh mắt cam hận và đ·âm c·hết. Lần thứ ba y chọn một thanh niên mới mười sáu tuổi ánh mắt có vẻ sợ sệt y kề thanh kiếm vẫn còn máu tanh vào cổ và nói.
- Ngươi khai ra không sẽ theo mấy kẻ kia.
Người thanh niên sợ quá liền đồng ý dẫn đường đến nơi dấu lương. Viên Bách Phu Trưởng cho ba mươi lính đi cùng còn lại vẫn canh dân làng. Y không biết rằng có một toán hai chục thanh niên đang ở bìa rừng theo dõi bọn chúng. Những người này có trách nhiệm trông coi kho thóc và súc vật được giấu trong hang, khi thấy bọn lính Thát đến làng có người báo nên đã chạy về làng. Nhìn tên Bách Phu trưởng g·iết mấy người mấy thanh niên trong đó có con người trung niên bị g·iết đã định xông ra liều mạng nhưng người cầm đầu là con trưởng làng vội giữ lại. Anh biết bên mình người ít không đánh lại bọn lính Thát thiện chiến. Khi thấy người thiếu niên kia dẫn đám lính đi biết bị lộ, người thanh niên cầm đầu vội dẫn mọi người trở lại theo đường tắt đến kho. Họ lùa hết ra súc gia ngoài sau đó châm lửa đốt kho thóc. Khi bọn kỵ binh cưỡi ngựa đến nơi kho thóc đã cháy ngùn ngụt không thể cứu được, chỉ bắt được vài con lợn đang quanh quẩn gần đó.
Tên Bách Phu trưởng biết tin thì nổi giận g·iết cả làng kể cả phụ nữ và trẻ em sau đó đốt làng. Đêm xuống những người thanh niên mới dám về làng nhìn cảnh cả làng bị c·hết ai cũng đau đớn và căm thù quân địch. Sau một đêm chôn cất cho cả làng, hôm sau những người này khăn gói đi vào Thiên Trường họ quyết định đầu quân cho Triều đình để trả thù giặc Thát đã tàn phá quê hương họ
Ở làng Bần ông trưởng làng cũng cử người canh gác rất cẩn mật, chỗ cây đa đầu làng là một trạm gác trên cao có thể nhìn ra xa con đường tiến vào làng, có để thanh la nếu gặp địch thì gõ báo hiệu. Ông đã tập luyện từ trước khi có giặc đến thì những người ở cuối làng chạy ngay vào rừng. Những người ở đầu và giữa làng cùng những người già chân chậm thì chạy vào nhà ông. Ở đây đã xây thành một pháo đài nhỏ với hàng gạch bao quanh cao hai mét rất chắc chắn. Ở cổng ra vào có lắp hai cỗ nỏ liên châu do Mạnh tặng, ngoài ra còn có một số nỏ tiễn cá nhân. Lực lượng tham gia bảo vệ làng có bốn mươi người bao gồm trung niên và thanh niên hàng ngày luyện tập và mười thân binh do Mạnh cử về bảo vệ Quỳnh Dao. Từ ngày về làng Quỳnh Dao ở nhà ông trưởng làng, cô cũng hòa đồng còn giúp chữa bệnh cho người dân trong làng không tỏ ra mình là vợ quan lớn nên dân làng cũng quý mến cô.
Người em trai ông ở phố huyện cũng bỏ phố huyện về làng ở, năm ngày trước phố huyện cũng đã bị địch t·ấn c·ông nên ông trưởng làng càng cảnh giác. Mấy hôm trước đã thấy có bóng thám báo địch lảng vảng gần đây nên ông dặn mọi người chú ý. Hiện lương thực và súc vật để giấu trong rừng có người canh gác, hiện chỉ có ít gà vịt và lương thực mỗi nhà tích đủ ăn một tuần. Đột nhiên có tiếng thanh la gõ liên tục biết có địch đang tiến đến ông vội hô người nhà mở rộng hai cánh cổng gỗ lim để mọi người vào. Dân làng nhanh chóng tụ tập ở sân nhà ông, thằng Chuột đang canh ở cây đa chạy về báo, có tốp kỵ binh đến trăm người đang đến đây. Biết khó có thể chống lại đội quân này nên sau khi đóng cửa gia cố chắc chắn, Ông vội cho mọi người đi vào đường hầm bí mật đào sẵn từ bếp nhà ông đi ra bụi cây ở bìa rừng.
Còn tốp những người tham gia nhóm dân binh và các thân binh của Mạnh thì ở lại cầm cự để thu hút sự chú ý của địch, viên tổ trưởng đội thân binh sau khi cử hai người đi bảo vệ Quỳnh Dao thì đích thân chỉ huy những người ở đây chống địch. Tên Bách Phu trưởng phụ trách đến đầu làng thì dừng lại như các làng khác y cho lính xông vào các nhà lục soát, đến gần giữa làng lính báo về dân làng đã bỏ đi, tuy nhiên khi đến ngôi nhà xây hàng rào gạch to thì một loạt tên mũi sắt bắn ra làm hai tên lính bị c·hết t·ại c·hỗ, lũ còn lại chạy về báo cáo. Biết tin tên Bách Phu trưởng hạ lệnh t·ấn c·ông và tàn sát hết những người sau bức tường kia. Quân Nguyên mang khiên và những cánh cửa gỗ để chắn tên sau đó định trèo tường xông vào. Mọi người trong nhà có hai mươi nỏ binh và liên nỏ bắn ra làm quân địch không dễ dàng tiếp cận tường rào, có vài tên trèo được lên tường thì bị thân binh g·iết c·hết.
Sau nửa canh giờ t·ấn c·ông thấy không có kết quả, tên Bách Phu trưởng sai lính chặt cây to dùng để tông vào cánh cửa gỗ lim. Thấy mấy tên địch xúm xít khiêng khúc gỗ, ông trưởng làng vội sai người vào lò rượu lấy mấy bình cồn rồi ném vào mấy tên đang khiêng cây gỗ, tông cửa sau đó một mũi t·ên l·ửa bắn ra đám lính đang lúng túng bị đổ rượu khắp người biến thành những cây đuốc sống. Sau nửa ngày chiến đấu bên dân binh có năm n·gười c·hết và mười người b·ị t·hương chủ yếu do nhô lên tường để bắn địch nên ông trưởng làng quyết định rút lui.
Mấy người thân binh liều c·hết chiến đấu chặn đợt t·ấn c·ông của địch để cho những người trong làng rút lui theo đường bí mật. Sau khi địch dừng lại chuẩn bị cho đợt t·ấn c·ông sau thì những người còn lại chạy về phía bếp. Nhắc cái chào to để trên bếp lâu ngày không dùng lộ ra một đường hầm nhỏ, mọi người lần lượt chui vào đó. Khi người tổ trưởng đi sau cùng chui vào đường hầm và đậy cái chảo nên thì cũng là lúc địch tràn vào sân. Tìm nửa ngày không thấy ai, lại bị g·iết mất hai chục người tên bọn địch tức giận đốt làng rồi bỏ đi.
Quỳnh Dao đến giúp băng bó cho những người b·ị t·hương. Nhìn thấy ngôi nhà gắn bó bao nhiêu năm với mình thậm chí vài thế hệ bị đốt nhiều người khóc. Ông trưởng làng an ủi.
- Còn của còn người, mọi người đừng quá buồn. Quan Gia sẽ sớm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi lúc đó chúng ta sẽ xây lại nhà đẹp và mới hơn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.