Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 270: Lưỡng Quảng đổi chủ, chấn động thế giới (2)




Chương 270: Lưỡng Quảng đổi chủ, chấn động thế giới (2)
Cuối cùng, Đại Ngọc Nhi quyết định:
- Truyền ý chỉ của ai da, yêu cầu tân quân của Viên Thế Khải chuẩn bị rút quân khỏi Quảng Đông, không được có t·ranh c·hấp quân sự với Đại Việt.
- Đồng thời cử sứ giả đến đàm phán, nói rằng Mãn Thanh nguyện kết tình anh em với người Việt, cùng nhau chống lại tây di xâm lược.
- Hừ, bọn tây dương không phải luôn nói q·uân đ·ội của mình hùng mạnh thế nào sao?
- Var thử vào Đại Việt xem nào!
Đại Ngọc Nhi điềm tĩnh hạ lệnh, trên khóe miệng thậm chí có nụ cười nhàn nhạt.
Đây có thể xem là biểu cảm rất khó hiểu của người đứng đầu quốc gia khi chứng kiến q·uân đ·ội của mình bại trận, cắt đất cầu hòa.
Nhưng người hiểu chuyện sẽ biết rất rõ tại sao có sự mâu thuẫn này.
Trên thực tế, so với “tây di” hung hăng, càn rỡ thì Đại Việt dễ nói chuyện hơn nhiều, dù sao cùng thuộc châu á.
Nhiều người tưởng rằng “xứ văn minh” hiền lành lắm nhưng cứ nhìn vào số phận người da đỏ là biết cái giá của “văn minh” và “tự do” kinh khủng thế nào.
Ngoài ra, người Việt cũng là minh chứng rõ ràng nhất “tây di” không phải bất khả chiến bại, tạo lòng tin cho người Mãn Thanh vốn đang sợ tây như sợ cọp.
Đại Ngọc Nhi vẫn đang còn mơ mộng về việc đánh bại tây di, trả thù dù rằng chỉ là huyễn tưởng lúc nửa đêm.
Quan trọng nhất, Quảng Đông hiện tại mang tiếng là lãnh thổ Mãn Thanh nhưng thực tế hoàn toàn chịu kiểm soát của tây dương.
Đại Ngọc Nhi cố ý nhường Quảng Đông là m·ưu đ·ồ khu hổ đuổi sói.
Bà ta đang mong chờ Đại Việt tiến quân vào Quảng Đông sẽ có xung đột với người tây dương, Mãn Thanh ở ngoài ngư ông đắc lợi.
Nhưng người tây dương sẽ làm như vậy sao?

Trong sự kinh ngạc của tất cả mọi người, khi Đại Việt tiến về Quảng Đông thì cả Mãn Thanh và người tây dương đều rút khỏi một cách bất thường và ăn ý.
Tuy rằng Anh – Pháp bào chữa rằng “tôn trọng chủ quyền của Mãn Thanh” nhưng thằng đần cũng biết là vì sợ Đại Việt.
Thử người đến là vua Xiêm xem, người Pháp có rút khẩu súng hài hai mươi cen ti mét ra vả vỡ mồm không chứ ở đó mà chủ với chả quyền.
Điều đó cho thấy ngay cả người tây dương hiện tại cũng phải lép vế trước Đại Việt ở châu á.
Chính phủ nhân dân Long Quốc được thành lập với lãnh đạo đầu tiên là Trần Cận Nam cùng Trương Ái Lan, lãnh thổ tuyên bố bao gồm toàn bộ Đại Thanh hiện tại nhưng thực tế kiểm soát chỉ ở Lưỡng Quảng.
Phi – Líp – Pin nhìn thấy cảnh này, hô hào nức nở mong được Đại Việt giải phóng khỏi đế quốc Mỹ xâm lược.
Nguyên nhân vì sau khi ăn no bánh vẽ “dân chủ” người Phi Líp Pin đột ngột nhận ra Hoa Kỳ đánh đuổi Tây Ban Nha chỉ để thế chân và biến Phi – Líp – Pin thành thộc địa.
Tới lúc tỉnh mộng, người Phi Líp Pin mới luống cuống nổi dậy chống Mỹ và ăn ngay một loạt đạn pháo tự do, mặt mũi bầm dập.
Có thể nói truyền thống bánh vẽ là một nét văn hóa lâu đời, không tự sinh ra và cũng không tự mất đi, chỉ chuyển từ n·ạn n·hân này sang n·ạn n·hân khác.
[Nhiều người có thể cảm thấy khó hiểu vì sao Phi – Líp – Pin lại liên quan gì Mỹ Đế ở thời điểm này rồi sao lại có xâm lược ở đây.
Trong thực tế, Phi – Líp - Pin là thuộc địa của nước Mỹ theo đúng nghĩa đen của nó sau năm 1899, bất chấp việc người Phi – Líp – Pin phản kháng trong tuyệt vọng.
Đến tận khi thế chiến 2 kết thúc, Mỹ mới cho phép Phi – Líp – Pin thành thuộc địa kiểu mới, đem quân sang xâm lược, c·ấm v·ận Việt Nam, Triều Tiên… cùng với Mỹ và kéo dài tới tận thế kỷ 21.
Và sau cả trăm năm theo Mỹ, Phi – Líp – Pin vẫn là nước nghèo đói tới mức dân phải bới rác mà ăn qua ngày (món pag pag, không tin có thể tra google).
Đây là cái tát vả đôm đốp vào mặt những người ảo tưởng “theo Mỹ sẽ giàu” nên truyền thông xuyên tạc phải giả vờ giả vịt đổ thừa do abc, xyz, lấp liếm sự thật, người thường không biết Phi – Líp – Pin trên thực tế là thuộc địa truyền thống của người Mỹ nếu chỉ biết lịch sử qua truyền thông phương tây.]
Muốn nói phản ứng “kịch liệt” nhất phải kể đến Xiêm.

Ngay trong đêm, vua Xiêm đã ban hành tình trạng khẩn cấp trên toàn đất nước, tổng động viên binh sĩ, sửa soạn đồ nghề lỡ có bị Đại Việt “đi nhầm lãnh thổ” còn tháo chạy khỏi Băng Cốc.
Dù sao trước đó quân Xiêm từng nhiều lần nhảy ra khiêu khích Đại Việt, có tật giật mình cũng đúng thôi.
Nhật Bản thì kinh ngạc trước sức mạnh của Đại Việt, gửi người sang học tập kinh nghiệm và bí mật tăng nhanh kế hoạch t·ấn c·ông Triều Tiên.
Mã Lai, Indo, Miến Điện… run bần bật, liên tục hỏi thăm Anh – Pháp xem tình hình thế nào, có cần chuẩn bị đầu hàng Đại Việt không.
Tất nhiên, cũng không thiếu thanh niên yêu nước từ các quốc gia Đông Nam Á đi tới Đại Việt tìm đường cứu nước.
Trong thời gian ngắn, xã hội chủ nghĩa trở thành một đề tài náo nhiệt ồn ào, nhiều người muốn học theo khi có ví dụ thành công trước mắt là Đại Việt.
Ngay cả Phổ cũng bí mật cử người tới để thiết lập quan hệ với Đại Việt, chuẩn bị m·ưu đ·ồ cắn trộm Anh – Pháp sau lưng.
Binh lính ở chiến trường Đại Nam thì càng không cần phải nói, tinh thần chiến đấu đi xuống rõ rệt, không khí sợ hãi và chán nản bao trùm liên quân Anh Pháp sau những con số t·hương v·ong khổng lồ.
Bên kia Đại Dương, Hoa Kỳ, Trịnh Uyên cầm trên tay tờ báo với tiêu đề: “Đại Việt đánh bại Anh, Pháp, Mãn Thanh, trật tự thế giới sắp bị thay đổi.”
Đôi mắt của cô có vẻ hơi thất vọng vì Đại Việt đang ngày càng hùng mạnh lên, cơ hội trả thù xa xa khó với.
Nhưng cô cũng không phải đứng yên một chỗ.
- Hoan hô!
- Xin chúc mừng đám cưới cùng giới đầu tiên!
- Đây là một bước tiến vĩ đại của thế giới tự do!
Đối diện với tầm mắt của Trịnh Uyên là một đám cưới cực kỳ rền rang giữa hai người đ·ồng t·ính.
Thực ra, những hôn lễ đ·ồng t·ính không hiếm và đã âm thầm có từ lâu.
Nhưng để xây dựng thành một hôn lễ điển hình, được toàn xã hội tung hô như thế này không phải là chuyện đơn giản.

Đây là minh chứng cho tiến triển trong thí nghiệm Brain Wash.
Trịnh Uyên kéo rèm xe ngựa xuống, lẩm bẩm trên miệng:
- Kế hoạch thí nghiệm phải đẩy nhanh hơn nữa!
Và cuối cùng, nơi cả thế giới đổ dồn ánh mắt về, đế quốc Anh.
Người thời hiện đại thường có ấn tượng tương đối mờ nhạt với Anh Quốc và London.
Sau thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Quốc mới là những cái tên xuất hiện ra rả như sấm bên tai, là biểu tượng của siêu cường.
Nhưng trước đó, đế quốc Anh mới là siêu cường quốc mạnh nhất thế giới, lãnh thổ trải rộng khắp năm châu tới mức được ca tụng “đế quốc mặt trời không bao giờ lặn.”
Thời kỳ này, nước Mỹ chỉ là một thằng gà rù nhà giàu mới nổi, vô danh tiểu tốt, không có cửa để so sánh nước Anh siêu cường.
Và như một lẽ hiển nhiên, London trở thành trung tâm của thế giới, hầu như mọi quyết định trọng đại nhất trên thế giới đều phải thông qua London.
Tới mức mà mỗi nguyên thủ ở châu âu sau khi nhậm chức đều phải tới thăm nữ hoàng Victoria tại cung điện Buckingham như một nhu cầu ngoại giao tất yếu nếu không muốn bị cô lập, c·ấm v·ận.
Và trong đó chắc chắn không thiếu Napoleon, hoàng đế nước Pháp.
Lúc này, ông ta đang phải vội vàng tới cung điện Buckingham để tiếp kiến nữ hoàng Anh.
Có lẽ nhiều người không biết, hoàng đế Napoleon của Pháp không chỉ một người.
Sau khi thiên tài quân sự Napoléon Bonaparte b·ị đ·ánh bại, cháu trai là Louis-Napoléon Bonaparte tự xưng hoàng đế.
Nhưng khác với người bác của mình, hoàng đế Napoleon phiên bản pha ke chấp nhận chiếu dưới của Anh Quốc, cùng nhau xâm lược thuộc địa và gây chiến bên ngoài lãnh thổ nhằm thu lợi.
Quan hệ giữa Anh và Pháp trong thời kỳ này tương đối phức tạp, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, vừa cùng xâm lược.
Không khó hiểu khi Napoleon phải họp khẩn cấp với nữ hoàng Anh bởi sức mạnh quân sự kinh khủng của Đại Việt đang uy h·iếp tới địa vị siêu cường của Anh – Pháp.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.