Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 271: Phong vân biến ảo, chiến hỏa đầy trời




Chương 271: Phong vân biến ảo, chiến hỏa đầy trời
- Hoàng đế nước Pháp, ta đã chờ cũng khá lâu rồi.
- Ắt hẳn ngài đến đây vì sức mạnh của Đại Việt?
Tuy cùng ngồi trên ghế nhưng không hiểu vì sao Napoleon luôn cảm giác Victoria cao hơn mình một bậc.
Vương miện sáng chói, cung điện ánh vàng rực rỡ, treo đầy trên tường là kho báu, tài bảo vơ vét từ khắp năm châu bốn bể.
Mỗi viên gạch xa hoa óng ánh lung linh để lót chân đều là thứ quý báu thấm đẫm mồ hôi, nước mắt nhân dân thuộc địa.
Những bảo vật vô giá của đông âu hay phương đông xa xôi đầy rẫy khắp nơi, có thể nhìn thấy ở bất kỳ xó xỉnh nào.
Điều này khiến hoàng đế nước Pháp không thoải mái vì rõ ràng hoàng cung của ông ta chẳng so sánh được.
Nhưng hiện tại là lúc bỏ qua tự trọng bản thân vì công việc quan trọng hơn.
- Nữ hoàng tôn kính, tôi nghĩ với khả năng tình báo của MI5 thì ngài cũng đã rõ biểu hiện của q·uân đ·ội nhân dân Đại Việt tại Quảng Tây.
- Tôi nghĩ rằng chúng ta cần nên đánh giá lại uy h·iếp của đế quốc “đỏ”.
- Lục quân mạnh nhất thế giới không còn chỉ là tin đồn trên báo nữa, mà đã là sự thực.
- Toàn thế giới đều đang nhìn chúng ta, nếu không hành động thì trật tự thế giới mà chúng ta gầy dựng nên sẽ sụp đổ.
Sau khi Trần Tí công khai về học thuyết xã hội chủ nghĩa, phương tây đem Đại Việt trở thành đế quốc “màu đỏ” hoặc khủng bố “màu đỏ” để cho thấy sự đáng sợ của Đại Việt.
Với tư cách là cường quốc số hai thế giới hiện tại, người Pháp có thể khẳng định Anh Quốc cũng không thể trực tiếp chống lại Đại Việt trong một cuộc chiến trên đại lục.
Chỉ riêng xe tăng thôi đã đủ cho người Anh bó tay chấm com.
Và đây là vấn đề rất quan trọng với bố cục toàn cầu.
Nữ hoàng Victoria thầm gật đầu.
Quả thực, nước Anh đã bí mật nghiên cứu về xe tăng.
Nhưng chỉ giới hạn trong nghiên cứu, để đem được ra chiến trường còn phải trải qua thời gian rất dài.

Tuy nhiên, nữ hoàng Anh cũng không sợ hãi:
- Đây là một vấn đề quan trọng.
- Nhưng cũng không quá quan trọng.
Hoàng đế Pháp ngẩng đầu, chờ xem lời kế tiếp.
- Ngài nên biết, chúng ta đều lấy thương nghiệp hàng hải và thuộc địa để phát triển.
- Sức mạnh quân sự tập trung vào hải quân là chuyện bình thường.
- Chỉ cần hải quân còn có ưu thế thì chúng ta vẫn còn địa vị.
- Lục quân chỉ là lực lượng thứ yếu, mục đích chính là uy h·iếp quân sự, c·ướp b·óc từ thuộc địa.
- Đó là còn chưa bàn tới việc chúng ta cũng sẽ phát triển, cũng làm ra xe tăng.
- Tương lai thế nào rất khó nói.
Chỉ đôi ba câu, nữ hoàng Anh đã khái quát toàn cảnh, đưa vấn đề nhìn có vẻ như cực kỳ nghiêm trọng trở nên tầm thường.
Thực sự những quốc gia phương tây phụ thuộc vào hàng hải có phong cách chiến đấu khác nhau với cường quốc lục quân truyền thống.
Bọn họ phát triển các loại v·ũ k·hí hoa hòe lòe loẹt, đánh rất mạnh trong thời gian ngắn tại khu vực thành phố lớn với cơ sở hạ tầng phát triển ven biển.
Nhưng một khi c·hiến t·ranh kéo dài và tiến sâu vào trong lục địa thì liên tục trở thành “quan tài di động” “phế phẩm vô dụng” bởi độ bền, đắt đỏ và tỉ lệ sự cố cực cao.
Vậy nên những quốc gia này chưa bao giờ mạo hiểm t·ấn c·ông quân sự sâu vào trong đất liền mà chỉ mon men bắn phá thành phố ven biển, thực hiện c·ấm v·ận ép đối phương đầu hàng.
Nên về bản chất thì đúng như nữ hoàng Anh nói, lục quân Đại Việt mạnh nhất thế giới sẽ không uy h·iếp địa vị Anh, Pháp.
Đây là lý do Trần Tí không muốn tiến hành một cuộc chiến tổng lực với Anh – Pháp vì chúng có thể chơi bẩn chuyên săn g·iết dân thường, oanh tạc ven biển để trả thù.
Không nên đánh giá quá cao lương tâm của thực dân đế quốc.
- Đúng vậy, về tổng thể thì bố cục không thay đổi nhiều.
- Nhưng riêng chiến trường Đại Nam thì khác.

- Quân đội của chúng ta khó lòng mà tiến vào khu vực đông Đại Nam để đánh bại lục quân mạnh nhất thế giới.
- Báo chí, truyền thông, dân chúng cũng đang liên tục phản đối cuộc chiến với Đại Việt.
- Nhiều người cho rằng chúng ta nên hòa bình với cường quốc như Đại Việt.
- Chưa kể người Phổ gần đây đang có dấu hiệu hung hăng.
- Khó đoán chuyện gì sẽ xảy ra tiếp.
Hoàng đế Pháp nói với giọng bất đắc dĩ.
Trước đó, Đại Việt đã có tiếng là lục quân mạnh nhất thế giới khiến phong trào phản chiến rục rịch.
Hiện tại không cần tin đồn nữa, sức mạnh của Đại Việt đã hiện thực hóa bằng xe tăng và khinh khí cầu.
Dùng đầu gối để nghĩ cũng biết phe phản chiến sẽ không chỉ dừng lại ở đôi ba câu nói.
Còn riêng ân oán tình thù giữa Anh – Pháp – Phổ (Đức) thì không khác gì tiểu thuyết ngôn tình ngược luyến dài ba trăm tập với vô số tình tiết máu chó.
Anh muốn Pháp mạnh, nhưng không quá mạnh để cân bằng với Phổ.
Đồng thời Anh cũng đa tình yêu luôn cả Phổ, sợ Phổ - Pháp đ·ánh g·hen nên thấy Phổ yếu sẽ bơm tiền hỗ trợ chống Pháp.
Pháp với Phổ là tình địch cạnh tranh với nhau, vừa cần tiền của Anh, lại vừa ghét Anh vì thói lăng nhăng.
Ở thời điểm hiện tại, Anh vẫn đề phòng Pháp mạnh lên nên cố ý lả lơi ong bướm với Phổ nhưng cũng sợ lỡ Phổ mạnh quá đấm Pháp rụng răng thì khó lòng tiếp tục bắt cá hai tay.
Nữ hoàng Anh trầm ngầm một chút rồi nói:
- Ngài nghĩ sao về việc cùng Đại Việt xây dựng một liên minh cường quốc?
- Ngài và Đại Việt, mỗi bên chiếm một nửa Đại Nam.
Hoàng đế Pháp suy nghĩ một chút rồi gật đầu:

- Tôi có thể đồng ý!
- Thậm chí đem tên bù nhìn Nguyễn Vương giao cho Đại Việt cũng được.
- Nhưng chưa chắc phía Đại Việt đã chịu.
Nữ hoàng Anh mỉm cười:
- Vậy là đủ rồi, chúng ta sẽ tạm đình chiến ở Đại Nam để chờ xem thử tương lai thế nào, có thể sản xuất xe tăng hàng loạt hay không.
- Trong trường hợp xấu nhất, chúng ta vẫn còn Xiêm để lót dạ và nhường lại toàn bộ Đại Nam cho Đại Việt.
- Sau đó, chúng ta sẽ có dư thời gian để tập trung chú ý động thái của Phổ.
Nữ hoàng Anh chỉ tay về phía lãnh thổ Xiêm nở nụ cười.
Hoàng đế Pháp cười theo bởi vì đây là một miếng mồi béo bở trong tầm tay.
Người Xiêm vẫn còn đang u mê lo lắng bị Đại Việt mà không biết kẻ săn mồi thực sự nấp sau lưng.
[Trong lịch sử, Anh và Pháp không chiếm Xiêm vì e ngại một cuộc chiến tổng lực giữa hai cường quốc khi mất đi vùng đệm thuộc địa.
Nhưng ở thế giới này, có Đại Việt hùng mạnh chen vào, Anh – Pháp chia nhau lãnh thổ Xiêm là chuyện tương đối đơn giản.
Đây cũng có thể xem là hiệu ứng cánh bướm.]
Hai cường quốc cứ thế ăn ý chấp thuận trao đổi lợi ích của quốc gia, dân tộc khác như trò đùa.
Ngày hôm sau, Anh Pháp liên danh công bố muốn hòa bình với Đại Việt, công nhận Đại Việt là một cường quốc mới nổi.
Anh – Pháp chính thức cử sứ đoàn qua đàm phán hòa bình với Đại Việt và mời “hội nhập” với thế giới phương tây.
Sự kiện này đã gây chấn động trên toàn thế giới bởi lúc này Anh Quốc giống như trọng tài của thế giới, uy tín còn hơn Mỹ thời hiện đại.
Đại Việt nghiễm nhiên trở thành cường quốc tầm thế giới và được ngồi chung mâm với Anh Pháp.
Bính lính Anh - Pháp ngoài chiến trường Đại Nam thì tạm dừng tiến công và chờ đợi hòa bình.
Hầu như tất cả mọi người đã nghĩ rằng mọi chuyện sẽ kết thúc êm đẹp như vậy.
Nhưng không.
Chiến tranh Pháp – Phổ và c·hiến t·ranh Nhật – Đại Thanh diễn ra một cách đột nhiên khi Anh – Pháp còn chưa kịp xử lý xong vấn đề với Đại Việt.
Người Pháp đã đánh giá thấp sức mạnh của cô nàng “tiểu tam” Phổ và ảnh hưởng của Đại Việt tới bố cục toàn cầu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.