Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 276: Thời khắc lịch sử (2)




Chương 276: Thời khắc lịch sử (2)
Cùng lúc đó, hợp tác xã Thành Trọng, Vân Xuân, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
Keng!
Keng!
Keng!
Tiếng đánh kẻng vang lên trong trẻo, ngân xa tới phạm vi toàn hợp tác xã.
Ở trong sân tập trung, xã đội trưởng tên Quý gõ kẻng xong, đứng chờ tại sân từ sớm, cả hợp tác xã thì ông là người đến trước nhất.
[Trong kinh tế tập thể, người dân sẽ nghe theo hiệu lệnh kẻng để tập trung ra đồng, tới xưởng làm việc hoặc nghỉ làm.]
Trên tay ông ta còn cầm bản kế hoạch phân công nhiệm vụ chi tiết, cụ thể từng người, từng việc sao cho phù hợp để điều phối nhân lực sản xuất hợp lý.
Người ta nhìn vào cứ tưởng làm trưởng sướng, chỉ tay năm ngón nhưng đâu có ai biết dậy sớm hơn gà, ngủ khuya hơn chó, suy nghĩ vắt óc tính toán là như thế nào.
Phải tới hai mươi phút sau, xã viên mới khoan thai tới chậm, vừa đi vừa cười nói vui vẻ, hoàn toàn không vội vã một chút nào dù nắng đã lên.
Xã đội trưởng liếc nhìn đồng hồ, đã trễ mười lăm phút.
Nếu là doanh nghiệp tư nhân, khỏi cần nói nhiều, kiểu gì cũng trừ lương, làm được thì làm, không làm cút.
Nhưng hợp tác xã thì không được vì sẽ bị đám đông chống đối nên xã đội trưởng buộc phải châm trước cho qua:
- Tất cả tập hợp, chuẩn bị phân công nhiệm vụ, hôm nay sẽ bón phân cày cấy, phân chia cụ thể…
- Ủa, mà bà Hương nhà ông Đèo đâu rồi?
Đột nhiên xã đội trưởng phát hiện có người vắng mặt, hỏi ra thì mới biết bà ấy đi ra thăm đất ruộng khoán.
[Đất ruộng khoán là đất ruộng mà lương thực thu được sẽ về tay cá nhân nhận khoán sau khi trừ đi một phần chứ không thuộc hợp tác xã.
Bởi vậy nên các xã viên vì tư lợi sẽ lén t·ham ô· thời gian làm việc và phân bón, công cụ cho ruộng khoán để làm giàu.]
- Cái bà Hương này, chỉ lo cho cái lu gạo nhà mình thôi à?
- Bà ấy có nhiệm vụ ủ phân, làm phì đất cơ mà?

- Giờ tới lúc làm việc lại không thấy là sao?
- Tết nhất tới nơi rồi.
- Mau, đi gọi bà ấy tới!
Xã đội trưởng bực mình cho người đi gọi bà Hương, phải mất nửa tiếng sau bà ấy mới chậm rãi tới nơi, trên tay còn cầm rổ rau tranh thủ hái ven đường.
- Vội cái gì mà vội, cứ từ từ mà làm!
- Gớm, cứ như muốn làm hết cả việc của cái hợp tác xã luôn ấy.
Nghe thấy tiếng nói này của bà Hương, ông Quý lại cảm giác mạch máu não bị tăng xông:
- Bà Hương, có biết cả hợp tác xã đang chờ bà không đấy?
- Bà có tin tôi trừ điểm của bà vì lỗi đến muộn không?
[Hợp tác xã tính toán phân chia theo quy chế tích điểm, làm càng nhiều, điểm càng cao, hưởng càng nhiều.
Theo quy định, đi làm muộn bị trừ điểm giống như điểm danh trừ lương ở doanh nghiệp.]
- Tôi thách đấy, có ngon thì trừ đi!
- Không thấy người ta nói à, xã viên làm chủ chứ có phải ông Quý làm chủ đâu mà cứ sồn sồn như chó cắn…. lên thế hả.
- Bà đây cứ thích thế đấy.
- Mọi người nói nghe đúng không?
Bà Hương không những không sợ hãi khi bị đe dọa trừ điểm mà còn lên giọng thách thức, kêu gọi những người khác cùng ủng hộ mình.
Đây là cảnh tượng cực kỳ khó tin ở thời hiện đại, khi mà người làm dám trả treo, cãi lộn với quản lý thế này, ngay cả tiểu thuyết cũng không dám viết như thế.
Trong doanh nghiệp tư nhân, công nhân không làm sai gì vẫn còn bị vụt thừa sống thiếu c·hết, đừng có nói tới cái gan gân cổ thách thức.
Nhưng xã viên nơi đây không hề lấy làm lạ, tất cả đều có tư tưởng cha chung không ai khóc:
- Đúng đấy, làm để nuôi hợp tác xã hay gì.
- Nay trời nắng này, thôi đi về uống rượu, hóng gió đi.

- Đúng đấy, đến muộn tí làm gì đâu mà căng.
- Ông Quý hạch sách nó vừa thôi, có tí chức quyền là bắt đầu làm mình làm mẩy.
Xã viên tranh nhau bảo vệ bà Hương cứ như thể bà ấy là chân lý của vũ trụ.
Nguyên nhân là vì bà Hương lợi dụng tâm lý làm biếng, thích oán trách của xã viên để ngầm chống lại ông Quế.
Lười biếng, tư lợi là bản tính của con người, bà Hương biết xã viên cũng muốn làm biếng, trốn việc nên sẽ bảo vệ mình.
Rõ ràng, điều này cực kỳ hiệu quả khi mọi người đều không mấy quan tâm đến hũ gạo chung mà chỉ lo lắng cho bản thân mình.
Dưới sự chống đối tập thể, ông Quế không thể làm gì khác hơn là tạm thời mặc kệ bà Hương.
- Được rồi, bà cứ cãi cố đi, có ngày.
- Bây giờ lo đi lấy phân ra còn làm việc.
Bà Hương bĩu môi khinh thường:
- Tưởng thế nào!
- Đồ thỏ đế.
Chờ tới lúc đi lấy phân, bà ta cố ý bảo những người khác:
- Xúc ít thôi, bón phân làm gì, để sức đấy về nhà đánh bài tốt hơn.
- Để phân đấy tí nữa còn đi bón ruộng khoán.
- Ruộng nhà mình mới quan trọng chứ ruộng hợp tác xã quan trọng gì.
- Thấy ông Quý không, cứ gõ mỗi cái kẻng mà cũng đòi hưởng công như chúng ta, rõ ràng là bóc lột.
Người bên cạnh gật gù:
- Đúng vậy, tôi nghe nói á, trong doanh nghiệp tư nhân là siêu tự do, siêu tốt bụng, toàn là làm từ thiện, ai vào làm cũng có có tiền ăn chơi xả láng sáng dậy sớm nữa.

- Suỵt, nhỏ giọng thôi, coi chừng bị nghe thấy.
- Sợ cái gì, phải nói cho Ông Quý để ông ấy tỉnh ra, để biết còn quỳ liếm xã viên tụi mình mới có cái ăn.
- Ha ha ha, đúng đấy, ông ấy được chúng ta nuôi mà, phải quỵ lụy chúng ta mới đúng.
Tất cả cười nói vui vẻ, hoàn toàn không biết “doanh nghiệp tư nhân” đang cười hắc hắc đến gần họ từng chút một.
Tư bản đ·ánh đ·ập sẽ cho họ biết thế nào là bán mình cho tư bản, nhịn nhục kiếm sống.
Một số ít người cảm thấy không đứng nhưng cũng chỉ vùi đầu làm việc vì sợ bị bà Hương lôi kéo đồng bọn chửi rủa.
Trên thực tế, kẻ thù lớn nhất của xã hội chủ nghĩa không phải tư bản mà là lòng tham, sự ích kỷ trong trái tim của mỗi cá nhân.
Nghịch lý lại nằm ở chỗ không ai trừng phạt lòng tham tốt hơn các nhà tư bản.
Trời nắng chói chang, chẳng mấy chốc mà tới giờ nghỉ trưa, đột nhiên có cán bộ từ tỉnh xuống mang theo loa thông báo:
- Loa loa loa!
- Tỉnh Vĩnh Phúc tuyên bố, kể từ ngày hôm nay thực hiện đổi mới theo nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Người dân được phép rời khỏi hợp tác xã, mang theo ruộng đất, tài sản được chia để làm kinh tế cá thể.
- Các ngành nghề thuộc diện đổi mới gồm nông nghiệp ngắn ngày, công nghiệp nhẹ như xưởng dệt, trồng rau, trồng lúa…
- Loa loa loa loa!
Tin tức này giống như bắn súng vào mặt hồ vốn đang có chút gợn sóng.
Người dân ban đầu ngờ vực, sau đó tin tưởng và hoan hô chúc mừng khi thấy có cả hình ảnh Lãnh Tụ trên tờ báo.
Ai nấy đều vui vẻ, sung sướng khi được chia của, mơ ước về cảnh sống sung sướng sa đọa.
Chỉ có những người tỉnh táo vẫn còn nhớ về thời xa xưa khi mà địa chủ, phú ông bóc lột thì mới lộ ra vẻ bần thần, sợ hãi.
Phần lớn người dân thực ra không hẳn căm thù kinh tế tập thể, họ chỉ đơn giản là a dua a còng theo người khác vì tư lợi với suy nghĩ đơn giản “chắc không có việc gì đâu”.
Để rồi khi nhà nước không thể chịu nổi, bắt buộc phải “đổi mới” giải tán hợp tác xã thì ngớ người nhận ra hậu quả là không thể cứu vãn.
Tất nhiên, trong này cũng có người được lợi nhưng tiếc nuối, hoặc người bất lợi nhưng ảo tưởng.
Ông Quý, cán bộ trình độ cao, tình nguyện về nông thôn giúp đỡ bà con chỉ có thể thở dài chấp nhận hiện thực.
Trên thực tế, với trình độ của mình, ông Quý sẽ giàu có hơn nhiều sau đổi mới tự do, chỉ là ông ấy tình nguyện bình đẳng với tinh thần cách mạng, lý tưởng của đảng.
Một đứa đần nhất ở thời hiện đại về cũng biết lương quản lý có trình độ gấp mấy lần người lao động phổ thông là bình thường.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.