Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 275: Thời khắc lịch sử (1)




Chương 275: Thời khắc lịch sử (1)
- Tôi đề nghị tiến hành tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, thực hiện chương trình “dù gái hay trai, chỉ hai là đủ” để giảm áp lực cơ sở hạ tầng, mục tiêu bằng mọi giá đưa tỷ lệ sinh đẻ về mức thấp.
- Lực lượng lao động sẽ theo đó mà giảm xuống cân đối, trong quá trình này tùy chỉnh bố trí linh động một chút.
- Về lương thực, tôi đề nghị nên tiến hành cắt giảm diện tích trồng, đảm bảo giá cả có lợi và tránh gây lãng phí.
Lần lượt có ba người đưa ra ý kiến.
Những người khác hơi đề xuất thay đổi một chút nhưng đại ý là như thế.
Nhìn có vẻ rất ổn nhưng Trần Tí thực sự không hài lòng.
Bởi vì những cách này đều không phải tối ưu.
- Giảm sinh đẻ bằng mọi cách, rồi tới lúc không có người đẻ, dân số suy giảm thì sao?
- Lúc đó lấy ai làm việc, lấy ai bảo vệ tổ quốc, đã tính toán cụ thể chưa?
- Rồi còn điều chỉnh linh động là điều chỉnh thế nào?
- Vẽ ra nghề ăn chực hay làm biếng?
Thấy Trần Tí có vẻ không vui, những người khác vội vàng cúi đầu nhận lỗi.
Trên thực tế, yêu cầu của Trần Tí có phần hơi khắt khe.

Dù sao anh có kiến thức từ tương lai, biết trước sẽ có vấn đề gì xảy ra nhưng người khác thì không.
Ai mà ngờ được sau này Đại Việt sẽ phải đối mặt với suy giảm dân số?
- Về tỷ lệ sinh, đúng là cần phải giảm xuống nhưng phải đặt ra một mốc cụ thể còn xoay chiều chính sách đúng lúc, tránh trường hợp lúc cần thì không ai chịu đẻ, giao cho tổng cục thống kê nghiên cứu và tính toán.
- Về mặt lao động thừa, có thể bố trí thêm nhiều ngành nghề mới, tăng cường quân bị hoặc thậm chí là đưa đi lao động tại những nước lân cận để thu ngoại tệ.
- Ví dụ như mỏ vàng tại Dưa Lạc, có thể mở rộng khai thác bằng lao động người Việt, chi phí có cao hơn nhưng giải quyết được việc làm.
- Thà rằng thừa lao động chứ không để thiếu, cái này liên quan đến quốc sách về an ninh trật tự trong thời gian dài.
Đây là một vấn đề mà nếu không tính toán kỹ sẽ bị dính vào bẫy của truyền thông phương tây.
Truyền thông phương tây suốt ngày rêu rao việc thiếu lao động, đi nhập khẩu lao động từ nước khác mới là biểu hiện sự giàu có, sung sướng.
Và bởi vì thiếu lao động, mức lương và mức sống luôn cao chót vót, tạo cảm giác ảo về cuộc sống giàu sang, sung túc.
Nhưng nghĩ kỹ một chút sẽ nhận ra thực tế hoàn toàn ngược lại, thừa lao động luôn dễ giải quyết hơn thiếu.
Một quốc gia thừa lao động có thể giải quyết nhanh gọn bằng cách tạo thêm việc làm, xuất khẩu lao động, đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt vào thời chiến có thể tổng động viên nhanh chóng mà không ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế.
Còn nếu quốc gia thiếu lao động?
Xin lỗi, bạn sẽ bị buộc phải tìm mọi cách kiếm dân nhập cư vào để bù đắp vào sự thiếu hụt, bất kể việc này gây mất an ninh xã hội tới mức nào đều không thể dừng lại được vì làm kinh tế suy thoái.

Về cá nhân, chi phí các dịch vụ cần nhân lực đều tăng kịch trần, thậm chí khiến người dân bình thường phải biết đủ nghề từ thợ điện, thợ xây, thợ sửa mái nhà…
Đây là lý do các đế quốc tư bản buộc phải mở rộng nhập cư dù dân b·ạo l·oạn, b·iểu t·ình khắp nơi, họ để cho dân của mình thành homel·ess và xây nhà mới cho dân di cư để dụ dỗ thêm lao động, nếu không sẽ suy thoái kinh tế trầm trọng.
May mắn hơn nữa, trong trường hợp quốc gia thiếu lao động rơi vào thời chiến, xin chúc mừng, chính phủ sẽ phải huy động từ con nít mới mọc lông cho tới ông già 60 tuổi, nhà xưởng bỏ hoang, ruộng đồng héo úa giống xứ chúa hề nào đó.
Vậy nên “thiếu lao động, phải đi nhập cư châu phi, trung đông là thể hiện sự giàu có, tiến bộ” chỉ để lòe con nít mới lớn chưa trải sự đời.
Hoàn hảo nhất đương nhiên là giữ lao động ở mức cân bằng vừa đủ, nhưng nếu không cân bằng thì thà thừa còn hơn thiếu.
Trần Tí không vui là vì ở đây nhiều lãnh đạo Đại Việt nhưng lại không nhận ra cái bẫy lao động âm sẽ kéo theo b·ạo l·oạn, xung đột chủng tộc, công nghiệp suy thoái nghiêm trọng tới mức nào. (ví dụ châu âu)
Anh không muốn nhìn thấy cảnh dân nhập cư nước ngoài tổ chức duyệt binh tại Ba Đình còn dân Việt lại thành chủng tộc thiểu số ngay trên chính quê hương mình giống xứ tự do nào đó.
Sau khi bị Trần Tí sửa lưng, các lãnh đạo trong phòng họp càng thêm cẩn thận.
- Thưa lãnh tụ, về phần lương thực, hay là vẫn tiếp tục yêu cầu người dân trồng với số lượng lớn, sử dụng bộ máy của đảng để tuyên truyền nhằm đảm bảo an ninh lương thực?
- Về giá thấp, thiết nghĩ người dân cũng nên chịu thiệt hại theo biến động giá trị trường quốc tế.
Một lãnh đạo nhỏ giọng sửa đổi đề xuất về việc cắt giảm diện tích trồng lúa.
Nhưng phần này thì Trần Tí lại tương đối khuynh hướng giảm sản lượng một cách chậm rãi.
- Lương thực dư giả quá nhiều cũng không tốt, dù sao lúa gạo 1 năm bốn mùa, có thể nhanh chóng tăng sản lượng trong điều kiện bất thường.

- Mặc dù an ninh lương thực là tối trọng yếu, nhưng khi đã quá thừa thải thì cũng nên điều chỉnh, phổ biến các giống gạo mới chú trọng đến chất lượng, khẩu vị như ST25 của kỹ sư Hồ quang Cua.
- Gạo dư thừa tới hạn thì cầm đi viện trợ cho Phi Líp Pin, Nhật Bản, giá mua của nông dân thì vẫn giữ ổn định đảm bảo điểm hòa vốn, nhà nước chịu lỗ một chút vì mục tiêu chính trị không phải là vấn đề.
Đây là vấn đề quan tâm khác biệt, nhà nước xã hội chủ nghĩa không phải là một tập đoàn tư nhân giống nhà nước đế quốc tư bản, không quan tâm nhiều đến lợi nhuận.
- Ở vụ sau, thí điểm cho thương lái tư nhân kinh doanh gạo trong sự quản lý của nhà nước, tránh để nhà nước liên tục bù lỗ thế này, dần tiếp cận với sự đổi mới.
Cuối cùng, buổi họp kết thúc với một số nghị quyết quan trọng, ví dụ như rút quân từ Lưỡng Quảng và Luông Pha Bang trở về ăn tết.
Luông Pha Bang đã tạm thời giảm nhiệt, bộ đội ở tiền tuyến được lệnh rút bớt về, sum họp bên gia đình sau khi quân Pháp tạm thời ngừng t·ấn c·ông.
Ngay cả lực lượng ở Lưỡng Quảng cũng lên đường về nước sau khi chuyển giao quân sự cho q·uân đ·ội Long Quốc của Trần Cận Nam.
Quan điểm của Trần Tí là không can dự vào công việc nội bộ của những quốc gia khác, chỉ cần đảm bảo tính trung lập và thân thiện với Đại Việt.
Thậm chí Long Quốc (đang kiểm soát Lưỡng Quảng) còn tự mình xây dựng riêng nền kinh tế kế hoạch có yếu tố tư nhân, lấy tài phiệt độc quyền làm lõi phát triển, sử dụng quyền lực bắt ép người dân phục vụ cho tài phiệt.
Đây rõ ràng là một kiểu biến tấu của ý thức hệ Tư Bản chủ Nghĩa, bởi vì đặc thù Lưỡng Quảng có Quảng Đông gần biển, nhiều cảng, rất phù hợp kinh tế thương mại hàng hải của tài phiệt.
Ban đầu, Trương Ái Lan còn lo ngại Trần Tí có ý kiến vì “hình thái ý thức” khác nhau.
Nhưng Trần Tí rõ ràng không có hứng thú dài tay can thiệp vào công việc nội bộ của người khác.
Lịch sử đã chứng mình rồi, sướng quá sinh tật, chiều quá sinh hư, giống chúa hề nào đó được Liên Xô nuôi bép múp míp chạy đi tự hủy.
Trong khi bên kia bán cầu, cờ đỏ sao vàng tự lập tự cường, một mình vươn lên thành đất nước giàu mạnh.
Vậy mới thấy sự tự chủ, tự lực, tự cường quan trọng thế nào.
Các nhà lịch sử sau này cũng ghi chú lại thời điểm cuộc họp, coi đây là một trong những cuộc họp quan trọng bậc nhất của Đại Việt, là bước khởi đầu nền móng của thời kỳ Đại Việt siêu cường tương lai.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.