Chương 278: Thời khắc lịch sử (4)
Với tư cách là địa chủ lâu đời, Trương Trọng thừa biết giai cấp địa chủ, tư bản có những thủ đoạn tàn nhẫn ra sao, nếu chỉ riêng đám dân thường ngơ ngác thì ông Trọng dư sức lột đến quần lót cũng không còn.
Nhưng hiển nhiên Đại Việt không để điều đó xảy ra.
Chỉ cần đọc sơ qua nghị quyết trên báo và sách kinh tế - chính trị, Trương Trọng đã biết ý đồ Trần Tí muốn thông qua lực lượng tư nhân để áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng sản lượng chứ không phải muốn tư sản quay lại nô dịch điêu dân.
Đúng vậy, ở trong mắt Trương Trọng thì xã viên chỉ là đám điêu dân không biết điều, tư tưởng giai cấp cố hóa trong đầu khó mà bỏ đi được trong thời gian ngắn.
Nhưng Trương Thành không hiểu, tỏ ra khó chịu:
- Nhưng rõ ràng triều đình, bệ hạ áp bức chúng ta…
Lời còn chưa nói hết, Trương Thành liền bị Trương Trọng lấy gậy gõ bốp bốp vào người:
- Cái thằng ngu này!
- Ở chung với dân đen lâu quá rồi, não cũng bị chó nhai mất hay sao?
- Lãnh tụ trước đây cảm thấy địa chủ chúng ta gánh chịu áp lực ruộng đất nhiều quá, chịu không nổi nên mới thu hồi giúp, cho chúng ta nghỉ ngơi.
- Bây giờ chúng ta nghỉ ngơi xong rồi thì mới giao trọng trách.
- Áp bức chỗ nào, đừng có nói bậy, ánh sáng ấm áp của bệ hạ như vầng thái dương thế kia mà không cảm nhận được sao?
Quả nhiên là địa chủ lâu đời, việc Trần Tí chia ruộng đất của địa chủ cho dân nghèo ở trong miệng Trương Trọng lại trở thành thương địa chủ, phú ông mệt mỏi.
Cho dù bản thân Trần tí nghe những lời này cũng phải ngại dùm nhưng Trương Trọng lại hùng hồn diễn thuyết không nháy mắt.
Khiến ngay cả Trương Thành cũng phải trợn tròn mắt, cơ mặt co giật liên hồi còn hơn cả động kinh.
Quả nhiên, người giàu có luôn sở hữu tài năng đặc biệt nào đó.
- Con trai ngốc, nhớ kỹ một điều, kiến con không thể chống lại mặt trời,
- Đám điêu dân ngoài kia vì sao bị mất ruộng đất?
- Tất nhiên là vì ngu xuẩn, tụ tập đám đông chống đối, tự cho là bản thân tài giỏi hơn người.
- Chúng ta thì khác, chúng ta phải biết thân phận mình ở đâu, nghe lời có cơm ăn, không nghe húp cháo trắng.
- Kiêu căng tự mãn, chờ tới lúc công an tìm tới tận nhà thì đừng có hỏi vì sao lại xui.
- Tuy hơi lớn tuổi rồi nhưng nếu bắt buộc thì tao cũng không ngại thêm một đứa đâu.
Những lời nói thấm thía dốc hết ruột gan dần dần được Trương Trọng thốt ra.
Ông bỗng thấy có phần hối hận vì không ngăn cách con trai khỏi đám điêu dân, dẫn đến tư tưởng lệch lạc, suốt ngày nghĩ ăn chơi nhảy múa mà không hiểu bản chất vấn đề.
Sau đó, ở trong phòng nhỏ, Trương Trọng bắt đầu truyền thụ kinh nghiệm làm địa chủ cho mình.
- Nhớ kỹ, phải keo mới giàu, càng giàu lại càng keo, còn lũ nhà giàu mới nổi thích khoe của chỉ như hoa Phù Dung, sớm nở tối tàn, tương lai thành cu li cho gia đình ta.
-...
Tình cảnh tương tự diễn ra khắp nơi.
Địa chủ, tiểu tư sản, phú nông… trên mảnh đất Vĩnh Phúc bắt đầu trở lại.
Ngay cả những đơn vị nằm ngoài phạm vi đổi mới như xưởng thép, xưởng quốc phòng, ngân hàng, truyền thông cũng tập trung săm soi từng chút một.
Trong lúc này, dân thường không tưởng tượng được chuyện gì sắp đến, đua nhau mổ heo, mổ bò làm tiệc đón tết.
Những năm trước đây, chính quyền luôn hạn chế mổ heo bò tràn lan tránh lãng phí, gây bất mãn rất lớn.
Hiện tại, cuối cùng họ cũng được thỏa thích làm theo ý mình.
Ngay cả lợn giống, bê con cũng được đưa lên bàn nhậu hết.
Tết năm nay trở thành một thời điểm khó quên với vô số biến động trong và ngoài nước.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa.
Ba tháng sau, Nhật Bản thắng trận, chiếm lấy Triều Tiên và một món tiền bồi thường khổng lồ từ Mãn Thanh, tiến hành đẩy mạnh quân sự hóa đất nước.
Đây còn là vì Anh Quốc nhảy vào bàn đàm phán khi Nhật Bản thắng trận, yêu cầu Nhật Bản rút khỏi bán đảo Liêu Đông và giảm tiền bồi thường c·hiến t·ranh xuống một trăm triệu lượng bạc, chỉ còn hai trăm triệu lượng.
Người Nhật bắt đầu chôn giấu sự bất mãn về sự dài tay của người Anh nhưng không dám lộ ra ngoài vì rõ ràng nước yếu không ai thèm quan tâm.
Trong khi đó, Mãn Thanh bắt đầu rục rịch đẩy mạnh q·uân đ·ội muốn rửa nhục, thiên triều thượng quốc có thể chấp nhận thua tây dương nhưng việc bị Nhật Bản đánh tè ra quần là chuyện khó mà chịu đựng.
Khá lạ lẫm là cả người Nhật và người Thanh đều ngầm liên hệ với Đại Việt để mua v·ũ k·hí.
Danh hiệu lục quân mạnh nhất thế giới của Đại Việt rất được người nước ngoài tin tưởng.
Biển tuy tạm yên nhưng sóng ngầm vẫn còn đó.
Tiếp theo là c·hiến t·ranh Pháp – Phổ dần ngả ngũ khi Phổ đạt được ưu thế, tiến sát và vây hãm Paris.
Hoàng đế Napoleon II đã đầu hàng quân Đức một cách nhục nhã sau trận thua tan nát, chính quyền nhân dân vệ quốc của Pháp đã tự đứng dậy, thành lập chính phủ lâm thời kháng chiến chống Phổ vì không chấp nhận bại trận.
Về việc này, có nhiều dấu hỏi rất lớn vì sao q·uân đ·ội Pháp lại yếu đuối như vậy khi chỉ mới một thời gian trước, hoàng đế Napoleon I đấm cho cả châu âu xịt máu mũi.
Phải biết, ở thời đại này, Pháp được công nhận là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, dù liên tục thua trận trước Đại Việt nhưng ở châu âu vẫn rất ít người dám khinh thường Pháp.
Nhưng Trần tí lại không hề bất ngờ bởi có sự khác biệt rất lớn là Pháp đã bị tư bản hóa sau khi chấp nhận làm chiếu dưới của Anh.
Hiển nhiên, việc làm đệ cho ai đó đều phải trả giá cả.
Các tài phiệt và hàng hóa từ nước Anh ồ ạt tràn vào đã khiến Pháp biến chuyển từ đế chế quân sự sang một đế quốc tư bản.
Và như một hiệu ứng không thể tránh khỏi, khả năng chiến đấu trong cuộc chiến tổng lực của Pháp trở yếu đuối như cọng bún thiu.
Thủ đô Paris.
Không khí tiêu điều xơ xác của những tấm thân đói kém gầy mòn len lỏi khắp phố phường.
Lòng tự hào của người Pháp không cho phép bản thân mình thua trận trước Phổ, một kẻ thù vốn dĩ bị từng bị Pháp đạp dưới chân nhưng cái bụng đói đánh trống dồn dập lại nói khác.
Các lực lượng động viên gần đó đã được huy động khẩn cấp và tiến về Paris nhưng cần có thời gian.
Còn quân Pháp ở Paris đang tử thủ với cái bụng đói trước quân Phổ và trông chờ vào một trận thắng thông qua c·hiến t·ranh vệ quốc, điều mà trước đó người Pháp đã làm nhiều lần.
Cách duy nhất mà người Phổ có thể đưa ra để đối phó trước tinh thần kháng chiến của Paris là vây hãm và cắt đứt lương thực.
Dựa theo thông thường, đây sẽ là một cuộc chiến trường kỳ… nếu không có sự góp mặt của tài phiệt.
Trong một tòa biệt thự sang trọng, hai người thuộc tộc người cáo đang đứng sát bên cửa sổ, nhìn xuống dân thường Pháp với nụ cười bí hiểm.
- Người Pháp quả nhiên là yêu nước, đây có thể xem là di sản cuối cùng mà Napoleon (hoàng đế Napoleon I) để lại.
- Những chú cừu non này trông thật là dễ thương, đói chỉ còn lại da bọc xương vẫn muốn chiến đấu.
- Há, vậy ông định sẽ xuất kho lương thực trợ giúp sao?
- Ha ha ha, đừng có ngu, tộc người cáo chúng ta làm gì có chuyện đần độn như thế.
Khói thuốc lá phiêu đãng trong gió, những bộ quần áo sang xịn, tươm tất, hoàn toàn đối lập với dân Pháp đang cực khổ kháng chiến.
Dưới đường phố, hàng ngàn người dân Pháp bị đói đến điên cuồng giành nhau từng mẩu bánh mì cứng ngắc như đá.
[Là cứng như đá theo đúng nghĩa đen chứ không phải so sánh tượng trưng, loại bánh mì này không thể ăn trực tiếp mà phải nấu cho mềm ra.]
Trên tay tài phiệt người cáo, con cún cưng husky ngáo lại được thoải mái gặm pa tê, xúc xích ngon lành, thứ mà dân thường tại Paris chỉ thấy được trong giấc mơ.
Từng chi tiết hoa lệ trên bàn ghế ngọc ngà tương phản với phố xá nghèo đói đang nói với người đọc rằng: “đây là hai thế giới khác nhau”.
Trên thực tế, họ đều là “công dân Pháp” bình đẳng như nhau nhưng những người thuộc tộc người cáo “bình đẳng hơn”.