Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 280: Đại thiên tai (2)




Chương 280: Đại thiên tai (2)
Không có bất kỳ báo trước, h·ạn h·án, l·ũ l·ụt, sâu bệnh, dịch t·ả l·ợn bỗng chốc lan tràn khắp nơi với tốc độ chóng mặt.
Ruộng đất bị hủy hoài gần hết, mùa màng thất thu tới hơn 50% nhiều chỗ chỉ còn trơ gốc rạ mà chẳng thu hoạch lấy được một hạt gạo.
Heo nuôi lăn ra c·hết đùng đùng, chất thành núi đưa vào bãi rác tiêu hủy.
Toàn thế giới bước vào giai đoạn khủng hoảng lương thực theo cách mà chẳng ai nghĩ tới.
C·hết người hơn nữa nằm ở chỗ bởi vì vài năm trước đang được mùa, giá lương thực, thịt heo xuống thấp kỷ lục nên người dân đua nhau nhổ lúa, bỏ heo để trồng các loại cây, nuôi con khác “nhanh giàu” hơn theo lời đồn của ai đó ở xứ tự do.
Thậm chí có chính phủ cấm người dân trồng lúa để bảo đảm lợi nhuận của các chủ trang trại ruộng đất bạt ngàn.
Tất cả tổng hợp lại dẫn đến các quốc gia vốn đang giàu có, thịnh vượng nhưng ít đầu tư vào lương thực rơi vào n·ạn đ·ói chưa từng có.
Đế Quốc Anh phát động chiến dịch c·ướp gạo, đem toàn bộ lương thực của Ấn Độ, Miến Điện xuất khẩu tới mẫu quốc để duy trì lính Anh béo trắng, mập mạp, mặc cho cư dân thuộc địa c·hết tới năm triệu người chỉ trong vài tháng.
Đế Quốc Pháp vừa mới chiến bại trước Phổ, cũng buộc phải vắt “bò sữa” để nuôi sống mẫu quốc, tạo ra n·ạn đ·ói kinh hoàng g·iết c·hết hai triệu dân bản địa.
Những quốc gia tương tự như Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha cũng phải chi trả số tiền khổng lồ để nhập khẩu lương thực.
Mãn Thanh, Nhật Bản và cả Long Quốc đều gặp phải n·ạn đ·ói, trong đó bản thân Mãn Thanh là nghiêm trọng nhất.
Đây là hậu quả vì các đế quốc tư bản luôn tìm cách hạn chế diện tích canh và ưu tiên xuất khẩu kiếm lãi.
[Ví dụ, năm 2024, Nhật Bản trong tình trạng thiếu gạo nội địa lịch sử khi siêu thị trở nên trắng kệ hàng, tuy nhiên, Nhật tiếp tục thi hành chính sách bắt buộc đem gạo đi xuất khẩu với sản lượng xuất khẩu tăng mạnh và hạn chế nông dân trồng lúa gạo, hạn chế nhập khẩu để đẩy giá gạo Nhật Bản lên cao, kiếm lãi. (Gạo xuất khẩu của Nhật Bản không được phép giữ lại cho người Nhật ăn và buộc phải đem đi xuất khẩu vì một vài quy định liên quan chứ không phải bản chất Nhật Bản thiếu gạo.)
Ngoài ra còn có n·ạn đ·ói năm 1876, n·ạn đ·ói 1943 ở Ấn Độ (thuộc Anh)… dù bản thân Ấn Độ là vựa lúa tiềm năng của thế giới.
Đây là để minh chứng cho thực tế trong các nước thuộc địa, tư bản, dù dân thiếu đói vẫn phải xuất khẩu gạo là chuyện bình thường chứ không phải tác chém gió vẽ ra.
Mọi người không tin có thể tra tìm tin tức.]

Tỉnh cảnh đói khát thảm thương diễn ra khắp nơi, duy chỉ có Đại Việt yên ổn hòa bình nhờ chính sách an ninh lương thực, thà sản xuất thừa chứ không cho phép thiếu gạo.
Các kho dự trữ lương thực được tung ra để đảm bảo lượng cung ứng đủ cho người dân.
Kinh tế kế hoạch cũng không cho phép gian thương đầu cơ gạo để bán kiếm lãi mà giá luôn được giữ ổn định cho người dân sử dụng bởi pháp lệnh quốc gia.
Đặc biệt khi phát hiện có kẻ mưu toàn đầu cơ gạo đem bán ra ngoài thì ngay lập tức dính hạn ngạch xuất khẩu nhằm đảm bảo người Việt luôn được ăn no bụng.
Đây mới gọi là chính quyền nhân dân chứ không phải những kẻ đạo đức giả nhân danh văn minh, khai hóa khiến người dân c·hết đói ven đường để làm giàu mẫu quốc.
Nhưng trong Đại Việt có một khu vực đặc thù đó là tỉnh Vĩnh Phúc đang tiến hành đổi mới.
Bởi vì loại bỏ hợp tác xã và chuyển đổi kinh tế thị trường, hiển nhiên giá gạo, giá thịt lợn sẽ không ổn định giống bên ngoài đang được thi hành theo kinh tế kế hoạch.
Sau một dịp tết g·iết mổ heo bò tran lan, người dân Vĩnh Phúc bàng hoàng nhận ra giá lợn tăng chóng mặt lên gấp ba, giá gạo tăng gấp hai so với trước đó.
Đây là điều chưa từng có trong suốt thời gian dài đằng đẳng áp dụng kinh tế kế hoạch.
Và bởi vì đã quá quen với việc giá cả ổn định mà kinh tế kế hoạch mang lại nên người dân Vĩnh Phúc hoàn toàn không biết lạm phát là cái gì, hiện tại phải làm sao, luống cuống mua hàng tích trữ từng đống trong nhà chẳng để làm gì, càng đẩy giá tăng mạnh hơn nữa.
- Này, ông bán cái gì thế hả, sao giá gạo trước tết mới 10 đồng, giờ đã nhảy tới 20 đồng một cân rồi?
(Đơn vị đồng Đại Việt cho chính phủ ban hành thay thế bạc thỏi, có thời giá khoảng 1000 VNĐ ở hiện đại)
Một người phụ nữ tức tối chỉ vào cửa hàng tạp hóa chửi đông đổng.
Bà ấy không ai khác ngoài Hương nhà ông Đèo.
Nhưng khác với những lần trước mà người ta phải ái ngại sự đanh đá, chanh chua của bà Hương, hiện tại tiệm tạp hóa tư nhân rất dịu dàng:
- À, đây là giá của cửa hàng rồi, cháu chỉ là nhân viên, không quyết định được, bà không thích có thể tới chỗ khác mua.

- Với cả năm nay mất mùa trên diện rộng, gạo thiếu nên tăng giá là bình thường.
Nở một nụ cười tươi, nhân viên không hề bực bội chửi bới hay làm gì cả, chỉ dùng từ ngữ thân thiện nhất để khuyên bảo.
- Nhưng… nhưng mấy năm trước cũng mất mùa mà có tăng giá gì đâu.
Cho dù bà Hương cũng không thể vô cớ nổi giận với nhân viên bán hàng phục vụ thế này được, uất ức lí nhí.
Đây chính là sự khác biệt trong dịch vụ của tư nhân, rõ ràng chất lượng dịch vụ tốt hơn hẳn so với trước.
Ngay lúc bà Hương định nói tiếp gì đó thì một người đàn ông ở phía sau leo lên:
- Bà không có tiền thì tránh ra, để người ta còn mua.
- Không thấy hàng dài thế này à?
- Cái đồ nghèo kiết xác, Hương nhà ông đèo, con heo nhà ông…
Bà Hương nổi đóa lên:
- Cái thằng này, mày ăn nói thế đấy hả, nói ai nghèo đấy, có tin tao xé mồm mày ra không.
- Thôi thôi, hai người bớt bớt giùm, chỗ người ta làm ăn, mua được thì mua, không mua thì thôi.
- Đúng đấy, nhìn vào người khác nữa chữ.
- Bây giờ kinh tế thị trường rồi, khôn sống mống c·hết, mạnh được yếu thua chứ có phải nhà nước nuôi như hồi xưa nữa đâu mà đòi này đòi nọ.
- Rõ lắm chuyện.
Khác với ngày xưa cha chung không ai khóc, hiện tại dân làng xếp hàng chờ bị đụng chạm lợi ích bản thân liền xúm lại chửi bới bà Hương.

Bà Hương hơi tái mặt, ngẫm nghĩ một lúc rồi giả vờ như chịu nhịn:
- Hừ, coi chừng tao đấy nhé.
- Bán cho bác mười cân gạo!
- Dạ, 200 đồng ạ!
Bà Hương vét hết tiền trong túi mới đủ trả, vừa đi về vừa lầu bầu:
- Giá gạo tăng suốt ngày, việc thì chẳng có, giờ lấy cái gì ăn không biết.
- Ôi giời ơi sao mà khổ thế, khổ như con…
Chữ cuối cùng không nói ra miệng nhưng nhiều người khác vẫn hiểu sự phẫn uất trong lòng.
Đơn giản vì trong nhiều năm trước, giá gạo chưa từng tăng một lần nào, gió mặc gió, mưa mặc mưa, nhà nước luôn giữ giá gạo ở mức ổn định.
Không những giá gạo, các loại hàng hóa khác đều giữ giá ổn định dựa theo phê duyệt của nhà nước, tránh cho đồng tiền người dân mất giá.
Thời gian quá dài, khiến người dân cho đó là điều đương nhiên và không phải trả giá gì cả.
Chỉ khi đổi sang cơ chế thị trường, giá hàng hóa tăng phi mã, nhảy múa như lên đồng, đặc biệt là lúa gạo vì gặp “đại t·hiên t·ai” thì mới nhận ra không có cái bình yên nào là tự nhiên cả.
Đây là điều mà người dân Đại Việt không thể tưởng tượng ra trước đó, trong suy nghĩ của họ, lạm phát là thứ gì đó rất xa xôi và chẳng bao giờ tồn tại.
Nếu biết trước sẽ có siêu lạm phát thế này, chưa chắc họ đã hào hứng chờ chuyển sang thị trường.
Nhưng giờ nói “nếu” thì đã quá muộn rồi.
[Trong lịch sử, trước khi đổi mới thì hầu như không tồn tại lạm phát vì giá cả được nhà nước điều hành.
Thời kỳ siêu lạm phát chỉ bắt đầu trong giai đoạn sau đổi mới 1986 – 1992 và cải cách tiền lương (1985).
Bởi vì thời gian gần sát nhau và nhiều người chỉ trích cơ chế cũ lạc hậu nên có một số người lầm tưởng lạm phát là do kinh tế kế hoạch nhưng thực tế thì ngược lại.]

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.