Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 288: Đại Việt siêu cường (4)




Chương 288: Đại Việt siêu cường (4)
Các tướng lĩnh nghe được Trần Tí nói trịnh trọng về công việc duyệt binh như vậy liền cảm giác hơi khó hiểu.
Dù sao về lý thuyết thì duyệt binh kỷ niệm chỉ mang tính biểu diễn bề ngoài là chính, đầu tư quá nhiều gây lãng phí.
Bọn họ không thể nào tưởng tượng được có quốc gia sẽ đập phá xe tăng, hủy t·ên l·ửa để đổi lấy búp bê hay mô hình siêu nhân với giá rẻ như cho.
Nhưng Trần Tí thì khác, anh biết trong lịch sử đã từng có quốc gia đã bị tẩy não, lừa gạt thảm thương đến mức nào.
Cuộc chiến truyền thông đôi lúc có thể quyết định tới vận mệnh sống còn của cả một quốc gia.
Ví dụ như điện thoại Iphone, thế rốt cuộc nó “đỉnh cao” ở chỗ nào, bao nhiêu người sở hữu “Iphone” biết bản thân mua Iphone để làm gì?
Rồi nho Nhật, kim chi Hàn Quôc, trứng cá muối, bò kô bê, đùi heo tây ban nha…
Tại sao phương tây miệt mài tổ chức các cuộc thi để tạo ra cái danh “ngon nhất thế giới” ?
Rồi xe đua F1 để làm gì, ai chi tiền tổ chức những cuộc thi đó để đánh bóng tên tuổi cho các hãng siêu xe?
Hiển nhiên, trên đời này, miễn phí chỉ có nước mưa và cứt chim, các dịch vụ truyền thông, quảng cáo cũng vậy.
Nếu xem xét một cách nào đó, đấy cũng là hình thức tương tự như duyệt binh, bỏ tiền ra để đổi lấy danh tiếng, uy thế.
Một bên duyệt binh v·ũ k·hí, một bên duyệt binh bằng hàng dân dụng Iphone, siêu xe.
Đối với người có kiến thức khoa học, họ thừa hiểu công nghệ quân sự, hàng không vũ trụ mới là khó làm nhất.
Iphone không thể nào khủng bằng điện thoại quân sự, siêu xe không cần nhiều công nghệ như xe tăng.
Nhưng người thường không hiểu điều đó, họ rất dễ bị rơi vào bẫy tư duy, thấy Iphone xịn hơn cục gạch, siêu xe đắt hơn Kia nên mặc định v·ũ k·hí của phương tây cũng mạnh hơn trong khi đây là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau.
Vậy mới cần phải có các cuộc duyệt binh v·ũ k·hí quân sự và thực chiến để thể hiện sự khác biệt rõ ràng.

Chứ nói bằng mồm thì kiểu gì v·ũ k·hí trong lồng kính cũng là “bất khả chiến bại” vì cả đời chẳng cần ra chiến trường lần nào.
Lúc này, lợi thế của uy tín tuyệt đối của Trần Tí được tận dụng.
Mặc dù các tướng lĩnh Đại Việt hơi khó hiểu nhưng vẫn nhất trí hoàn toàn theo yêu cầu của Trần Tí, thực hiện công tác chuẩn bị duyệt binh lớn chưa từng có.
- Tiếp theo, chúng ta sẽ họp bàn về các vấn đền ngoại giao quan trọng.
- Người không liên quan có thể ra về trước.
Khác với mọi lần, Trần Tí đưa ra một mệnh lệnh “đuổi khéo” vì có những nội dung không phù hợp đển nhiều người biết.
Các quan viên phụ trách mảng kinh tế, nội chính lần lượt ra ngoài, chỉ còn lại lực an ninh, q·uân đ·ội, ngoại giao và những lãnh đạo chủ chốt.
- Tình hình hiện tại là mật viện gửi các tin báo bí mật về một số kế hoạch của tây dương.
- Theo đó, người Pháp có ý định xâm lược Xiêm và Anh muốn tổ chức liên quân tám nước công chiếm Mãn Thanh.
- Mọi người nói xem ý kiến của mình.
Đây là một vấn đề mà trước đó sẽ không bàn trong Đại Việt.
Nhưng hiện tại thì khác, với tư cách là một siêu cường thế giới, các vấn đề thuộc Xiêm hay Mãn Thanh đều nằm trong phạm vi quan sát của Đại Việt.
Thời gian gần đây, Xiêm và Mãn Thanh đang muốn giảm bớt phụ thuộc vào tây dương và thân thiện với Đại Việt như là một chính sách ngoại giao cân bằng.
Mặc dù Trần Tí khinh thường những kẻ gió chiều nào, xoay chiều ấy như vậy nhưng không có nghĩa là anh sẽ đẩy họ vào tay tây dương dễ dàng.
Ở trong mắt người ngoài, Đại Việt hiện đang là siêu cường thế giới, có sức ảnh hưởng lớn tại khu vực châu á.
Một siêu cường như vậy chỉ cần để lộ ra sự yếu đuối dù chỉ một chút thôi sẽ dẫn tới cả đống hệ lụy sau này, giống như “hành tinh gấu nâu” từng phải chịu khi lép vế trước phương tây.

- Lãnh tụ, theo tôi thấy thì Xiêm và Mãn Thanh đều là những kẻ không đáng tin, vì chúng mà đương đầu với Anh – Pháp không đáng.
- Bài học ở Dưa Lạc vẫn còn đó, không phải lúc nào lòng tốt cũng được báo đáp.
- Với lại chúng ta cũng vừa mới gây sức ép xung đột tại tây Đại Nam, nếu tiếp tục căng thẳng sẽ dễ đứt cương.
Một quan viên thuộc bộ ngoại giao đi đầu phát biểu ý kiến.
Trên thực tế, quan viên Đại Việt không có quá nhiều cảm tình với Xiêm và Mãn Thanh, những kẻ này trước kia hổ báo đòi đánh Đại Việt, chỉ khi bị đập gãy răng mới chừa.
Nhưng Hà Anh Huy lại có cách nhìn khác:
- Thưa các đồng chí!
- Giữa quốc gia với nhau, không có đúng sai vĩnh viễn, chỉ có lợi ích của quốc gia, dân tộc là tối thượng.
- Đúng là Xiêm và Mãn Thanh không đáng tin nhưng nếu để Anh Pháp đánh chiếm quá thuận lợi cũng dở.
- Chưa kể còn Nhật, Mỹ đứng quan sát thèm thuồng.
- Kể từ sau c·hiến t·ranh Nga – Nhật, người Nhật Bản càng ngày càng thể hiện dã tâm, mặt ngoài vẫn hiền lành nhưng bên trong ngấm ngầm âm mưu bá quyền.
- Khu vực Liêu Đông, dù rằng chúng ta đã phát tín hiệu phản đối nhưng người Nhật Bản vẫn quyết tâm đóng và ngày càng mở rộng.
Những người khác nghe xong lộ vẻ đăm chiêu.
Sau khi Nhật Bản chiến thắng đế quốc Nga (sa hoàng) Trần Tí lúc đó đã lên tiếng đề nghị các quốc gia châu á không chinh phạt lẫn nhau, cộng đồng kháng tây dương nhằm thử xem dã tâm Nhật Bản.
Quả nhiên, một đế quốc tư bản như Nhật sẽ không hài lòng với hiện trạng, tham lam nuốt vào Liêu Đông của Mãn Thanh.
Rất rõ ràng, tương lai Nhật Bản sẽ tiếp tục mở rộng xuống phía nam.

Trần Tí nhìn vào Hà Anh Huy và các lãnh đạo khác tương đối hài lòng.
Ít ra họ cũng có cái nhìn toàn cục chứ không chỉ bo bo nghĩ về lợi ích cá nhân.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cũng phát biểu cái nhìn:
- Theo tôi nhận thấy, Mãn Thanh chưa hẳn là không thể lợi dụng.
- Bản thân Mãn Thanh là một thị trường lớn, nhiều mỏ tài nguyên, nếu để rơi vào tay Anh Quốc thì quá thiệt trong khi chúng ta ở ngay sát bên.
- Xét về quân sự, lục quân chúng ta mạnh nhất thế giới, hải quân cùng lắm một đổi một, xem Anh Quốc dám chơi tới cùng để Đức nhảy lên đầu không.
- Vậy nên chúng ta không hề e ngại một cuốc chiến thật sự nếu cái giá để đánh là xứng đáng.
- Dăm ba thằng tây dương, không có gì phải sợ.
Lời tuyên bố đanh thép của tướng lĩnh q·uân đ·ội khiến mọi người thẳng sống lưng lên.
Đây chính là diện mạo của siêu cường thế giới, có thể tự tin rất nhiều về mặt ngoại giao.
Thấy mọi người thuận ý, Trần tí chốt lại:
- Nếu vậy, chúng ta sẽ thống nhất giải quyết như sau, cử người bắn tin tức cho vua Xiêm và thái hậu Mãn Thanh.
- Nếu bọn họ não không có vấn đề sẽ cầu cứu chúng ta, khi đó lấy danh nghĩa siêu cường ngăn cản Anh – Pháp trực tiếp can thiệp vào “lãnh địa” châu á.
- Không cần phải biến Mãn Thanh, Dưa Lạc hay Xiêm thành thuộc địa, chỉ cần đẩy sức ảnh hưởng của Đại Việt ra ngoài, khẳng định rõ uy thế của Đại Việt là được.
- Riêng Nhật Bản, bản thân Nhật còn phải tranh đoạt quần đảo Ha – Oai với Mỹ, đóng vai trò vật cản trên con đường xâm nhập châu á của Hoa Kỳ chúng ta sẽ chỉ chặt đứt những móng vuốt tham lam.
- Nước Mỹ đang bầu cử, khả năng cao tổng thống mới có khuynh hướng xâm lược châu á sẽ lên nắm quyền.
- Đồng thời, q·uân đ·ội chuẩn bị phát triển công nghệ tàu ngầm, pháo phòng không và máy bay để đối chọi lại với tàu sân bay trong tương lai của Nhật Bản.
- Giáo sư Trần Đại Nghĩa chủ trì dự án, mọi khó khăn sẽ trực tiếp báo cáo cho tôi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.