Chương 289: Đại Việt siêu cường (5)
Tàu sân bay, một loại v·ũ k·hí được xem là biểu tượng thời đại, được truyền thông nhắc đến ra rả hằng ngày như một loại siêu v·ũ k·hí mạnh nhất mà ai cũng phải sở hữu.
Nhưng nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ hiểu tàu sân bay giống như một con ADC tốn cơm nuôi, dễ c·hết, chân ngắn, cồng kềnh, cần được bảo vệ, và chỉ có ưu điểm duy nhất là dame to, bắn xa.
Trong khi đó, tàu ngầm giống như tướng sát thủ, tự làm tự ăn, chi phí rẻ, bí mật và linh hoạt, trong cuộc chiến quan trọng thì chỉ cần đổi mạng với tàu sân bay là lãi to.
Những bài tuyên truyền có cánh dành cho tàu sân bay trên thực tế đánh giá quá cao tác dụng của nó, bởi vì có nhiều tàu sân bay chưa chắc đã mạnh hơn.
Trong lịch sử, có nhiều trận hải chiến mà hải quân nhật với lợi thế áp đảo về số lượng tàu sân bay vẫn để thua như thường (ví dụ, trận Midway).
Đối với một quốc gia định hướng sử dụng hải quân để phòng thủ như Đại Việt thì tàu ngầm thì hiệu quả tốt hơn nhiều, hàng ngon giá rẻ.
Còn nếu ngây ngốc bị lừa gạt đi đầu tư cho tàu sân bay thì xin lỗi, hóa đơn với một chuỗi dài những con số sẽ khiến người bị cao huyết áp nhìn thấy muốn đi đầu thai sớm.
Tất nhiên, tàu sân bay cũng không phải hoàn toàn phế nhưng chỉ phù hợp sử dụng cho những đảo quốc, không có nhu cầu chiến đấu sâu trên bộ mà giới hạn mon men đánh phá ven biển thôi.
Với lợi thế tiên tri, Trần Tí đã tiến hành phổ biến hướng đi quân sự trong tương lai khi mà đối thủ sẽ bao gồm cả máy bay, tàu sân bay nhằm chuẩn bị trước bằng lực lượng phòng không, tàu ngầm dày đặc.
Mặc dù vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào về v·ũ k·hí tiên tiến hơn, ngay cả xe tăng cũng chưa xuất hiện chính thức tại châu âu nhưng bản thân Đại Việt đã đẩy nhanh tiến trình công nghệ quân sự nên khó mà đoán được chính xác những quốc gia còn lại có gì trong tay.
Nếu đột nhiên vài năm sau thấy các nước chơi tàu sân bay với máy bay thì Trần Tí cũng không cảm thấy có gì lạ phải giật mình.
Bởi vì người tây dương cũng rất thích ă·n c·ắp công nghệ.
Đúng vậy, mặc dù truyền thông phương tây suốt ngày chỉ trích nước khác “ă·n c·ắp công nghệ” của mình nhưng đó chỉ là tiêu chuẩn kép, bản thân các quốc gia phương tây vẫn cử điệp viên đi ă·n c·ắp công nghệ và chẳng bao giờ cảm thấy xấu hổ về điều đó.
Trên thực tế, rất nhiều công nghệ, khoa học kỹ thuật, từ nhỏ như que diêm cho đến lớn như điện xoay chiều, thủy điện, thiết bị không người lái của đều có thể bị ă·n c·ắp trắng trợn không từ thủ đoạn.
Mặc dù Trần Tí tiến hành bảo mật công nghệ rất gắt gao nhưng khó tránh khỏi không thể chắc chắn 100% an toàn được.
Việc cần làm là phải luôn tiến bước phát triển đi lên, bất kể đối phương có gì trong tay cũng không thể ngăn cản Đại Việt siêu cường.
Sau khi bàn giao nhiệm vụ, Trần Tí lại tiếp tục một mình trong phòng trầm tư suy nghĩ.
Áp lực của lãnh tụ một quốc gia siêu cường không giảm mà thậm chí còn tăng hơn nhiều so với trước.
Hai ngày sau, một tin tức bí mật được nổ ra ở Xiêm và Mãn Thanh.
Đặc vụ “nước nào đó” vô tình để lộ thông tin Anh – Pháp lên kế hoạch xâm lược Xiêm và Mãn Thanh.
Vua Xiêm nổi giận, lên án người Pháp chơi bẩn rồi tức tốc chạy sang Định Long, Đại Ngọc Nhi cũng cử Khánh vương phi làm đại sứ hòa bình ghé thăm Đại Việt.
Đại Việt cũng tuyên bố sẽ sẵn sàng các kế hoạch đối phó với những cuộc xâm lược từ bên ngoài vào châu á, đảm bảo hòa bình khu vực với tư cách siêu cường quân sự.
Đối với tất cả những hành động trên, người tây dương lại im ắng khác thường.
Nhưng chỉ Trần Tí hiểu đây là tâm lý cay cú, nhẫn nhịn.
Chó sủa là chó không cắn, nếu người tây dương kêu gào nhặng xị thì chưa chắc họ đã để ý.
Nhưng nếu đã im im thế này thì chắc chắn đang ngầm mưu tính gì đó trả thù Đại Việt.
Trần Tí chưa bao giờ đánh giá cao long dạ của người tây dương, âm thầm đề cao cảnh giác, đồng thời tích cực chuẩn bị lễ duyệt binh.
Thuyền đến đầu cầu ắt có bến.
Nửa tháng sau, thủ đô Định Long.
Cánh chim sẻ sẻ ríu rít râm ran dưới ánh sáng ban mai ấm áp và dịp dàng.
Hàng cây xanh hai bên đường phát ra những bản nhạc du dương kỳ diệu nhất, đưa những người dân tất bật rộn ràng đến bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn mà không một nhạc sĩ tài ba nào có thể tái hiện được.
Xe ô tô, xe đạp, người đi bộ nhộp nhịp nhốn nháo, ai ai cũng nở nụ cười tươi tắn trên môi còn rạng rỡ hơn ánh mặt trời.
Chỉ cần dùng mắt thường cũng nhìn thấy được hai chữ hạnh phúc viết trên mặt.
Xung quanh không thiếu bạn bè quốc tế trầm trồ, xuýt xoa chụp ảnh trên đường xá sạch sẽ hay di tích, danh lam thắng cảnh.
Họ không thể nào không thán phục Đại Việt khi đã biến cả thủ đô rộng lớn thành một khu đô thị xinh đẹp bậc nhất thế giới chỉ trong thời gian ngắn.
Người tây dương, người đông nam á, người Nhật Bản… đều phải ngã mũ, nghiêng người kính nể trước sự tiến bộ vượt bậc của Đại Việt siêu cường sau đổi mới.
Tất nhiên, đây chỉ là bữa ăn sáng trước khi bước vào lễ duyệt binh, điều khiến họ tập trung lại tới thăm Đại Việt cùng lúc trong dịp quan trọng này.
Với số lượng người khổng lồ như thế, các cơ sở nhà trọ, khách sạn là không đủ để đón tiếp, cần phải sự hỗ trợ của nhà nước, cơ quan ban ngành cùng toàn thể nhân dân thủ đô.
Các cơ sở công cộng như bệnh viện, trường học rầm rộ mở cửa chào đón dòng người từ các khu vực lân cận, bạn bè quốc tế tới xem lễ duyệt binh tại quảng trường Ba Đình.
Từ người Mỹ cho tới Mỹ Tho, người Tây cho tới Tây Ninh đều được chào đón nồng nhiệt.
Du khách tứ xứ lại được dịp cảm nhận tấm lòng nhiệt tình, hiếu khách của cư dân Đại Việt.
Nhiều người còn khẳng định chắc nịch: “Nguyên nhân Đại Việt có thể hùng mạnh như hiện nay tất cả là nhờ tố chất con người, ai ai cũng thân thiện, đáng mến.”
Quốc kỳ và cờ đỏ sao vàng được treo khắp đất nước, đưa đường dẫn lối cho người xứ khác tới thăm thú mảnh đất tạo nên truyền thuyết con rồng cháu tiên.
Lá cờ kéo dài suốt những con đường bê tông, v·út xa tới tận cảng biển, nơi có nguyên thủ nước ngoài ghé thăm.
- Xin chào!
- Rất vui khi trùng hợp đúng dịp vừa nhậm chức lại có thể bắt gặp đại lễ duyệt binh của Đại Việt.
- Mong rằng sau này giữa hai nước chúng ta sẽ sớm nâng cấp lên mức hợp tác toàn diện, chiến lược.
Bước xuống tàu, một người đàn ông da trắng cao to vươn tay ra bắt với thủ tướng Đại Việt.
Ông ta chính là Đỗ Nam Châm, một chính trị gia vừa đắc cử tổng thống tại Mỹ với số phiếu áp đảo.
Cái tên Đỗ Nam Châm là tên tiếng Việt do ông ta tự lấy nhằm thể hiện sức hút của bản thân giống như cục nam châm, hấp dẫn mọi cử tri bỏ phiếu cho mình.
Ở Phía đối diện, phái đoàn Việt Nam đón Đỗ Nam Châm bằng quy cách nguyên thủ, cho xe ô tô đời mới nhất tiếp đón, binh sĩ đứng nghiêm hai hàng chào.
Đỗ Nam Châm bước trên thảm đỏ lên xe, trong lòng cảm thán: “Không hổ là lục quân mạnh nhất thế giới, đến từng cử chỉ, dáng đứng đều thể hiện ra được sức mạnh phi thường, chả bù với q·uân đ·ội tây dương, cười hi hi ha ha lười làm giỏi phá.”
Nghĩ đến cảnh đám binh sĩ lười nhác vô tổ chức, vô kỷ luật, hàm răng của Đỗ Nam Châm lại trở nên ê ẩm, vị chua tràn ngập toàn thân.
Quả nhiên, ai rồi cũng sẽ thay lòng đổi dạ khi sử dụng phép so sánh.