Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 291: Đại Việt siêu cường (7)




Chương 291: Đại Việt siêu cường (7)
Hình ảnh những chiếc máy bay treo cờ Đại Việt băng ngang qua không trung còn chưa kết thúc thì đã tới phiên khinh khí cầu xuất hiện.
Khác với vài chiếc máy bay đơn lẻ, khinh khí cầu giá rẻ cùng công nghệ đơn giản có thể dễ dàng xuất hiện với số lượng khổng lồ lên tới hàng trăm chiếc bay kín bầu trời, tái hiện hình ảnh khắc sâu trong ký ức quan viên Mãn Thanh.
- Kia là chiến binh thần bầu trời?
- Thật đáng sợ, nó gần như che khuất cả ánh nắng của một thành phố rộng lớn.
Bóng đen từ khinh khí cầu nhanh chóng lướt qua trên đỉnh đầu du khách đến từ Mãn Thanh, mọi người lộ ra vẻ xuýt xoa, ao ước, ngước nhìn lên những con cá mập vùng vẫy giữa không trung.
Đến hiện tại, nhiều người Mãn Thanh vẫn khắc sâu trong ký ức về những thứ được gọi với cái tên thần binh thiên giáng, quái thú địa ngục.
Hầu hết người dân và một phần quan chức không rành quân sự đều cảm thấy khinh khí cầu là những v·ũ k·hí hùng mạnh và không đủ tỉnh táo để suy xét đến điểm lợi và hại trong thực chiến.
Vấn đề nằm ở chỗ khinh khí cầu có bề ngoài to lớn, uy phong hơn nhiều so với máy bay cà tàng, phù hợp với thẩm mỹ của đại chúng người dân.
Không thiếu lãnh đạo khu vực châu á mong mỏi mua được khinh khí cầu và máy bay trở về để thể hiện sức mạnh, ha oai cho vui.
Đối với người thường mà nói, chỉ cần to đẹp, mẫu mã bắt mắt là có thể hấp dẫn dục vọng mua sắm của họ.
Chỉ riêng người tây dương đã sản xuất được khinh khí cầu thì mới thận trọng toan tính với máy bay mà không chú ý đến khinh khí cầu.
Họ không biết rằng, trong số v·ũ k·hí thuộc lực lượng phòng không, không quân thì pháo cao xạ mới là v·ũ k·hí thực dụng nhất hiện tại.

Từ cuối con đường, một đội xe kéo vác theo những những khẩu pháo hai nòng nhỏ gọn chầm chậm theo sau.
Ở trên xe có những người lính đứng trên bệ pháo vươn tay chào về phía lãnh tụ.
Đây chính là v·ũ k·hí phòng không thực dụng tiên tiến nhất, với tốc độ và tầm bắn dư sức tiễn những chiếc máy bay hiện đại nhất thời bấy giờ về xưởng tái chế trong vài nốt nhạc.
Nhìn bề ngoài, pháo cao xạ có vẻ đẹp b·ạo l·ực, lạnh lẽo đầy thâm trầm giống đại gia ngầm, thu hút khá nhiều ánh mắt của chuyên gia quân sự.
Họng súng bóng loáng hiên ngang ngước lên bầu trời như đang thách thức trật tự thế giới cũ, nơi mà tây dương là chúa tể, thống trị toàn cầu và nay đã bị Đại Việt phá vỡ.
Nhưng bởi vì có khinh khí cầu cùng máy bay lướt qua trước đó, sự chú ý của mọi người với pháo cao xạ bị giảm bớt đi rất nhiều.
Trần Tí cố ý sắp xếp thế này chính là để đánh lừa nước ngoài, khiến cho họ phải tập trung chạy đua theo những thứ màu mè mà bỏ quên đi tính thực dụng của v·ũ k·hí.
- Tiếp theo là binh chủng Lục Quân, lực lượng hùng mạnh bậc nhất thế giới, là nỗi kh·iếp sợ của mọi kẻ thù có âm mưu xâm lược, chống phá Đại Việt.
- Với tư cách là cường quốc lục quân số một, lục quân Đại Việt sẵn sàng nghiền nát bất kỳ kẻ thù nào.
Theo lời giới thiệu, một đội binh sĩ mặc quân phục xinh đẹp, tay cầm súng trường đều nhịp tiến bước tới trước quảng trường Ba Đình.
Tay đều tay, chân đều chân, trăm người như một phát ra từng tiếng bước chân “bộp” “bộp” không có một vết xước.
Khí thế hiên ngang, diện mạo sáng lán, những lãnh đạo khác trên khán đài chỉ có thể thèm nhỏ dãi và ao ước q·uân đ·ội của mình có thể theo kịp một phần mười.
Nguyên nhân vì ở thời đại này, công tác rèn binh và huấn luyện duyệt binh đều nhịp thế này chưa phổ biến, trừ Đại Việt ra không ai có thể làm được, kể cả người Đức.

Tất nhiên, sau buổi duyệt binh hôm nay sẽ không thiếu cường quốc rối rít học theo, nhưng đó là chuyện sau này.
Hiện tại, họ chỉ có thể ghi tạc trong lòng, sau đó đè đầu bắt binh lính nước họ huấn luyện làm theo, khiến sau này q·uân đ·ội các nước đều cảm thấy uất ức, nước mắt đầm đìa mỗi khi nhắc đến.
Đoàn bộ binh đi qua, tiếp đến là đội lính súng máy do mỗi người khiêng một khẩu cách xa nhau xuất hiện trước quảng trường Ba Đình.
Đây có thể được xem là thứ mà các nước tây dương muốn so bì nhất với Đại Việt vì bản thân họ cũng đã có súng máy trên chiến trường và tự tin đủ sức chiến đấu.
Đỗ Nam Châm nhỏ giọng hỏi cố vấn quân sự:
- Thế nào, súng máy của chúng ta có tốt hơn không?
Vị cố vấn quân sự liếc nhìn tổng thống của mình, trong lòng thầm chửi bậy “nhìn mắt thường không thấy sao, nó gọn nhẹ hơn v·ũ k·hí của chúng ta nhiều.”
Tất nhiên, ngoài miệng thì phải nói khéo hơn:
- Thưa tổng thống, súng máy của chúng ta có uy lực mạnh và tầm bắn rất xa, nhưng nặng và cồng kềnh hơn một chút cũng là dễ hiểu.
Anh ta cố gắng cường điệu điểm mạnh vô dụng về tầm bắn và uy lực trong khi nhắc đến khuyết điểm thì nói giảm nói tránh.
Trên thực tế, người tây dương cũng có súng máy, nhưng vì cố chấp theo đuổi hỏa lực và tầm bắn xa nên rất nặng nề, phải mất tới hai, ba người mang vác theo, dễ bị hư hỏng.

Uy lực và tầm bắn đối với bộ binh thì thừa thải không cần thiết, trong khi t·ấn c·ông thiết giáp, máy bay lại không đủ lực, dở dở ương ương, kém xa về tính thực dụng khi so với súng máy Đại Việt.
Đây là bệnh chung của các nước đế quốc tư bản, thích số liệu đẹp đẽ trên phòng thí nghiệm để lòe tiền người dân mà không suy xét đến tính thực dụng, bởi vì cơ sở sản xuất v·ũ k·hí thuộc doanh nghiệp tư nhân, đặt mục tiêu lợi nhuận cao hơn hiệu quả c·hiến t·ranh.
[Chỗ này giải thích một chút cho các bạn không hiểu vì sao súng máy thông thường không cần tầm bắn và hỏa lực quá mạnh.
Bởi vì súng máy được tạo ra để bắn liên tục nên độ giật rất cao, không thể nào t·ấn c·ông chính xác vào mục tiêu xa nên tầm bắn xa chỉ hầu như chỉ để làm cảnh vì chẳng thằng điên nào x·ả s·úng máy ở khoảng cách đó.
Súng máy thông thường chỉ nhằm áp chế, tiêu diệt lượng lớn bộ binh, kỵ binh xung phong trong cự ly gần, lúc này uy lực của loại đạn tầm trung đã đủ tiêu diệt kẻ địch bao gồm cả giáp nên uy lực lớn trở nên thừa thải không cần thiết.
Tổng hợp lại dẫn tới súng máy bộ binh cần tính năng nhỏ gọn, bền bỉ hơn là uy lực lớn và tầm bắn xa của súng bắn tỉa.
Trong thực chiến, thường chỉ có súng máy hạng nặng cồng kềnh bắn xuyên cả xe bọc thép dày được bố trí trên xe tăng, máy bay, công sự nhằm tiêu diệt cả xe tăng, máy bay đối thủ.]
Ông Đỗ Nam Châm không có kiến thức từ tương lai, cũng chẳng rõ quân sự nhưng ông ta biết nhìn mặt đoán việc.
Chỉ cần liếc một cái, ông ta đã hiểu vị cố vấn quân sự này đang trốn tránh vấn đề.
- Tôi không cần biết nhiều như vậy, cậu chỉ cần nói ngắn gọn, trên chiến trường thì súng của chúng ta hay súng của Đại Việt mạnh hơn.
Ông Đỗ Nam Châm gặng hỏi sát mặt, cố vấn quân sự đành đỏ mặt thừa nhận:
- Về thực chiến thì súng máy của chúng ta kém hơn một chút.
Nghe được đáp án, Đỗ Nam Châm gật đầu, không nói thêm nhiều nữa, tự động sửa “một chút” trong câu nói trên thành “rất nhiều” thầm quyết định trong lòng sẽ đặt mua vài lô súng máy của Đại Việt, giá cả không thành vấn đề.
Đối với người Mỹ tầm này thì họ chỉ cần khoa học kỹ thuật, sức mạnh chứ không thiếu tiền.
Riêng đại diện Anh, Pháp thì vẫn ngu ngơ tin vào lời lừa gạt của tài phiệt người cáo, cho rằng súng máy tây dương mạnh hơn của Đại Việt.
Ngu ngốc không làm hại bạn nhưng tự đại thì có.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.