Chương 293: Giấc mơ mỹ và cách mạng màu (1)
Temple Gate, một thị trấn đặc biệt đối với những người mang theo giấc mơ Mỹ.
Về mặt địa lý, Temple Gate là một thị trấn thuộc Arizona, nằm tiếp giáp với bang California và Mê Xi Cô.
Bởi vì Hoa Kỳ chiếm lấy Arizona thông qua việc đánh bại Mê Xi Cô trong cuộc c·hiến t·ranh Hoa Kỳ - Mê Xi Cô nên cư dân Arizona có rất nhiều người gốc La Tinh, gốc Mễ bất mãn khi thống đốc quyết định vận mệnh của họ lại do các tài phiệt gốc Anh – Mỹ chỉ định.
[Hoa Kỳ hoạt động theo chế độ liên bang, tức là mỗi bang có quyền tự trị với luật pháp, cảnh sát, q·uân đ·ội, nghị viện riêng, hầu như không khác một quốc gia độc lập là bao.
Tuy nhiên, người dân ở Mỹ trong thời điểm này không được phép bầu cử thống đốc trực tiếp cai trị mình mà sẽ do tổng thống và nghị viện vốn là những người chủ yếu tại bờ đông chỉ định.]
Temple Gate cũng vậy, người dân nơi đây tụ tập trong quán bar chửi rủa:
- Đám thượng đẳng bờ đông nghĩ cái chó gì vậy, tại sao cứ chỉ định mấy lão Anh già khọm đè đầu cưỡi cổ chúng ta.
- Đúng vậy, Arizona là của người Arizona, phải đòi lại vị trí thống đốc cho người Arizona.
Đám đông ồn ào bàn tán trong bầu không khí tràn ngập mùi rượu và c·hất k·ích t·hích.
Không ai chú ý tới một người đàn ông mặt mày bẩn thỉu, quần áo rách rưới nằm cù bất cù bơ dưới sàn nhà.
Râu ria xồm xoàm, mặt mày hốc hác, mùi h·ôi t·hối bốc lên nói rõ thân phận homel·ess của gã ta.
- Này, dậy đi, thằng vô gia cư hôi hám.
- Chó thật, nó nằm trước cửa thế này như thằng thất bại vậy.
Các nhân viên quán Bar tiến lại đá vào người người đàn ông vô gia cư kia, để gã ta phải lăn mình trên nền đánh lạnh cóng tay cóng chân, chép miệng tỉnh lại với bộ não hỗn loạn không tỉnh táo.
Éo ooo!
Một tiếng rít lên trong đầu eo éo như tiếng máy cưa cạ vào kim loại khiến người đàn ông homel·ess bật dậy, đầu nhức như búa bổ.
Nụ cười con gái, tiếng chửi rủa của vợ và gã nhân tình hả hê xẹt qua trước mắt, quấy chung lại thành nồi cháo thập cẩm đầy hỗn loạn.
- Tôi là ai, đây là đâu?
Ông ta tự hỏi bản thân trong năm giây, khuôn mặt đờ ra và nhớ lại mình tên Blake, một cựu nông dân đã thất nghiệp, tan nhà nát cửa bởi “tập đoàn” nào đó.
Blake loạng choạng bò vậy trong sự khinh thường dè bỉu của những người xung quanh.
Vô số cư dân bịt mũi đi qua chỉ chỏ:
- Thấy không, đây là bọn vô gia cư lười biếng, không cố gắng làm việc sẽ trở thành như thế này.
Nghe những lời nói dối trá trắng trợn, Blake chỉ có thể bật cười trong lòng.
Ông ta từng là nông dân khá giả, có nhà có đất, vợ đẹp con xinh, làm việc chăm chỉ hơn bất kỳ ai trong thị trấn này, nhưng bây giờ lại trở thành homel·ess, tay trắng.
Dưới sự tuyên truyền tẩy não của giai cấp thống trị, những người khác trở nên mặc định nghèo đói là bởi lười biếng chứ không phải bị bóc lột.
Thực ra, chỉ cần suy nghĩ logic đều biết, không có bất kỳ ai đói khát mà không muốn có việc làm cả, cái gì cũng tồn tại lý do riêng của nó.
Blake nhìn vào đám người trong quán bar đang bàn tán xôn xao về chính trị một cách khinh miệt giống như một lũ lợn đang cười ha hả trước vở hài kịch trên sân khấu mà quên mất đốm lửa dưới mông.
“Chúng mày có chửi, chửi hoài, chửi nữa cũng không thay đổi được điều gì đâu.
Chờ đó rồi xem, sẽ có ngày chúng bay cũng phải ra thùng rác làm homel·ess mà thôi.”
Anh ta bò dậy, lững thững bước ra đường với chai rượu đã cạn đáy.
Cùng lúc đó, một chuyến tàu lửa đến nơi với tấm băng rôn “giấc mơ Mỹ” ở trên đầu toa tàu.
Blake bực bội chửi rủa:
- Giấc mơ Mỹ, giấc mơ Mỹ, thằng chó nào cũng giấc mơ Mỹ rồi kéo nhau cùng c·hết.
- Khốn nạn!
Nói thì nói, Blake không có ý định khuyên răn những thằng ngốc từ châu á xa xôi tới đây chịu c·hết mà chỉ lững thững đi ra khu tập trung của Homel·ess, nơi có hàng ngàn người nằm la liệt trên lề đường bới rác sống qua ngày.
Cảnh tượng hàng ngàn “thây ma” vật vờ trên bãi rác hoàn toàn đối lập với thành phố sang trọng với những con hàng thơm tho sạch sẽ cách nhau chỉ một dãy phố.
Nhưng hai thứ đối lập này lại hoàn toàn cùng tồn tại trong cùng một thị trấn Temple Gate, tạo nên bức tranh sống động về cái gọi là phân hóa giàu nghèo, phân chia giai cấp.
[Ở Mỹ, vô gia cư (homel·ess) là hiện tượng tương đối phổ biến, kể cả cựu chiến binh, không tin bạn có thể search bằng tiếng anh "Homel·ess in USA" sẽ có rất nhiều video thực tế.]
- Blake, sao mày lại ra đây?
- Không đi xin làm thuê cho gia tộc Jeff.
Một người vô gia cư mắt nhắm mắt mở, vừa bới rác vừa hỏi không suy nghĩ.
Kẻ khác bên cạnh cười ha ha nhắc nhở:
- Mày bị ngáo à, quên người của gia tộc Jeff chơi vợ nó ngay trước mặt sao, đi xin làm thuê khác gì lũ thái giám không chim.
Jeff là gia tộc trùm nông nghiệp ở khu vực này, quyết định giá cả thu mua nông sản toàng bang Arizona.
Tất cả những trang trại muốn làm nông đều phải thần phục trước Jeff nếu không muốn bị c·ấm v·ận mua bán.
Một người vô gia cư vỗ đầu xấu hổ:
- Xin lỗi, dạo này ngủ nhiều quá, đầu óc không tỉnh táo, anh bạn thông cảm.
- Tôi nghĩ Blake khỏe mạnh với có tay nghề thì có thể đi làm trong siêu thị, nhà máy hay chuỗi ăn nhanh được mà, ý tôi như thế.
Một ông già ngồi xe lăn đi ngang qua:
- Thôi đi thằng đụt, mày quên chúng ta ra bờ ra bụi vì lý do gì sao?
- Siêu thị của gia tộng Bush, nhà máy của gia tộc Link, chuỗi tạp hóa của gia tộng Ken, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh của gia tộc Cuck.
- Tất cả gia tộc này đều liên kết với nhau, làm gì có cửa cho người bình thường thoát khỏi c·ấm v·ận.
Đây chính là đặc thù nền kinh tế ở Mỹ, tất cả thương mại, hàng hóa như lương thực ngũ cốc, thịt lợn, thịt bò, nhỏ như cây tắm tới lớn bằng ô tô đều được quy hoạch về tay một tài phiệt nào đó quyết định giá mua và giá bán chứ không tồn tại mua bán nhỏ lẻ.
Ví dụ như ở vùng này, Jeff quyết định giá mua lương thực và giá bán cho người dân trong siêu thị, siêu thị lại thuộc về Bush kiểm soát hàng tiêu dùng, liên kết chung với hà xưởng… các tập đoàn này lại sở hữu chéo lẫn nhau bởi những người chủ thân thiết, tạo thành một hệ thống độc quyền khép kín.
Thậm chí trong bí mật, tất cả gia tộc này trên thực tế đều nằm dưới quyền của tộc người cáo và Murkoff nên không khó hiểu khi hệ thống độc quyền này là bất khả x·âm p·hạm.
Một người Việt bình thường sẽ không thể nào tưởng tượng chênh lệch giai cấp đến mức tuyệt vọng như vậy, không có bất kỳ lối thoát nào dành cho dân lao động khi toàn bộ con đường phát triển đi lên đều bị tài phiệt lấp kín.
Nếu người sống lâu ở Mỹ thì sẽ biết ở Mỹ không có nông dân, người chăn nuôi, mua bán nhỏ lẻ, cũng không bao giờ mua được hàng tươi sống trực tiếp từ nông dân mà chỉ có hàng đông lạnh mất hết dinh dưỡng qua tay của tài phiệt.
Loại thịt được g·iết mổ trong ngày như ở đất Việt chỉ có giai cấp thượng lưu giàu có bậc nhất mới được hưởng thụ.
Blake phá sản cũng bởi vì chính sách tập quyền tài phiệt này, nông sản do ông làm ra bị Jeff c·ấm v·ận, nợ nần chồng chất, trong khi vợ con lại chạy theo trào lưu mua sắm vô tội vạ.
Cuối cùng, vợ của Blake còn công khai dẫn tình nhân về chơi nhau trên giường của hai vợ chồng, ngay trước mặt Blake để khiến anh ta tức giận, mất kiểm soát.
Chỉ chờ có thế, vợ của Blake lợi dụng nữ quyền độc hại kiện ngược lại Blake “b·ạo l·ực gia đình” c·ướp sạch tài sản và đem con gái nhốt vào khu biệt lập nhằm đẩy Blake xuống đáy xã hội.
Và kế hoạch đó đã thành công, Blake mang trong mình án tích “b·ạo l·ực gia đình” và tinh thần sa sút vì bị cấm lại gần con gái đã trở thành Homel·ess đầu đường xó chợ.
Có thể nói, Jeff là kẻ thù không đội trời chung với Blake nhưng bản thân Blake lại chẳng thể làm gì cả vì chênh lệch sức mạnh quá khổng lồ, khổng lồ tới mức tuyệt vọng.