Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 304: Họa sĩ người Áo và giáo sư người Đức




Chương 304: Họa sĩ người Áo và giáo sư người Đức
Nhưng Trần Tí chỉ đơn giản bị động phòng ngự như vậy sao?
Đáp án hiển nhiên là không.
Làm gì có chuyện một siêu cường lại chấp nhận kẻ địch tới sân nhà mình nhún nhảy, làm mưa làm gió như vậy được.
Trong khi mọi người tập trung ánh nhìn về Đông Á, một anh chàng họa sĩ người Áo thất thểu đi tới Berlin sau khi b·ị đ·ánh trượt khỏi lớp học Mỹ Thuật.
Anh ấy tên Hiedler, xuất thân từ một gia đình viên chức tiểu tư sản, vốn có chút tiền tiêu, cuộc sống nhẹ nhàng thoải mái.
Nhưng cùng với việc lần lượt ra đi đột ngột của bố mẹ, Hiedler nhanh chóng rơi vào cuộc sống khốn khó, đầu đường xó chợ, sống dựa vào các bữa ăn từ thiện dành cho người vô gia cư.
Hiedler không chấp nhận số phận, cố gắng làm một lúc nhiều công việc, kể cả công nhân cực khổ để theo đuổi ước mơ.
Nhưng giấc mơ trở thành một họa sĩ nổi tiếng của anh ấy đã bị tan vỡ vì một lời nhận xét lấp lửng vô dụng kiểu “bức tranh của cậu thiếu linh hồn, xảm xúc.”
- Cảm xúc là gì?
- Linh hồn là gì?
- Tại sao những kẻ quý tộc thối nát xa hoa lại có quyền bình phẩm trịch trượng như vậy?
- Nhìn xem, bức họa của mình thậm chí đẹp như một bức ảnh có màu.
Nghĩ tới cảnh bản thân bị loại bỏ và nụ cười chế nhạo của đám con em quyền quý, Hiedler lại trở nên tức giận đến điên cuồng.
Ria mép cứ giật giật liên hồi như muốn đấm vỡ mồm bọn đểu cáng đi cửa sau để lấn át tài năng của anh ta.
Đúng vậy, Hiedler luôn nghĩ rằng mình có tài năng và chỉ bị thất bại bởi đám quý tộc người cáo đi cửa sau thao túng tất cả.

Nhưng chẳng có tác dụng nào cả vì cuộc sống vốn lắm bất công và cọng lông thì không bao giờ thẳng.
Thậm chí, số phận còn nghiệt ngã tới mức Hiedler bị cưỡng chế kêu gọi nhập ngũ phục vụ cho đế quốc Áo nhưng lại b·ị b·ắt nạt vì thân phận nghèo khó, phải tìm cách trốn đi.
Nhiều lý do dồn lại tạo ra sự thất vọng đến tột cùng khiến Hiedler đưa ra lựa chọn rời khỏi đế quốc Áo để chạy sang nước Đức nhập ngũ, nơi anh ta nghĩ là tổ quốc của bản thân.
Từng dòng hồi ức xẹt qua trong đầu của Hiedler khi anh đang ngồi trên chuyến tàu lửa từ Áo tới Berlin.
Bên cạnh anh không thiếu những thanh niên người Đức – Áo khác có suy nghĩ tương tự.
Họ háo hức nhìn ra cửa sổ với vô vàn niềm hi vọng dâng trào.
Có thể người hiện đại sẽ khó hiểu tại sao công dân Áo lại chán ghét quốc gia của mình mà sùng bái Đức nhưng nếu biết bối cảnh lịch sử đế quốc Áo – Hung liền không còn thắc mắc.
Vấn đề liên quan đến thứ gọi là mâu thuẫn sắc tộc, mớ hỗn độn nhập nhằng giữa Áo Hung cùng sự suy yếu của đế quốc Áo vốn chủ yếu nói tiếng Đức dẫn tới nhiều người Đức sinh sống ở Áo khinh thường sự yếu đuối của chính trường Áo và tôn sùng nước Đức.
Đặc biệt là sau khi nước Đức thể hiện uy thế ngày càng mạnh khi trực tiếp đánh bại Pháp thì vô số người Áo tin rằng Đức mới là quốc gia lý tưởng của mình.
Bản thân Đức cũng luôn muốn tạo ra một “Đại Đức thống nhất” nên luôn giang tay chào đón những người Đức từ khắp nơi tụ họp.
Giống như lúc này, khi bước vào lãnh thổ nước Đức, Hiedler lại cảm nhận được không khí tươi mát đầy năng động, những tiếng chào hỏi thân thiết còn hơn tại Áo.
[Đức và Áo có chung nguồn gốc dân tộc, văn hóa nên rất thân thiết, không khác gì anh em trong nhà, đây cũng là lý do trong lịch sử chỉ có họa sĩ người Áo mà không phải họa sĩ người Anh, người Pháp.]
- Chào buổi sáng!
- Chào buổi sáng!
Dòng người nô nức nhộn nhịp tại nhà ga xe lửa, trong đó không thiếu học sinh, sinh viên, công nhân, thương nhân, viên chức giơ tay chào hỏi lẫn nhau mà không gặp bất cứ vấn đề gì về dân tộc, tôn giáo.

- Phải thế này!
- Đây rồi, một quốc gia phải như thế này mới đúng!
- Không phải hở tí là mâu thuẫn sắc tộc và xung đột tôn giáo.
Hiedler giang hai tay ra cảm nhận bầu không khí ngon ngọt, ấm áp của một dân tộc thống nhất mang lại, trong lòng càng thêm khinh bỉ đế quốc Áo Hung là “hầm bà lằng”.
Phải biết rằng chỉ riêng ngôn ngữ mẹ đẻ thì ở Áo Hung có tới hơn chục loại khác nhau và không có ngôn ngữ chính thống nào chiếm quá 30%.
Tôn giáo cũng chia làm nhiều phe khác nhau với kết quả chẳng phe nào làm chủ.
Trong bối cảnh như vậy, những người gốc Đức muốn hướng tới “Đại Đức” thống nhất dưới quyền kiểm soát của Berlin là điều dễ hiểu.
Bởi vì quá hưng phấn khi được đặt chân xuống “Đại Đức” đáng mơ ước, Hiedler không chú ý tới có người đang đi tới, hai bên xảy ra v·a c·hạm.
Ầm một tiếng, hai bên va vào nhau, Hiedler chỉ cảm thấy bờ mông ma sát xuống đất, đến v·ết t·hương nhẹ cũng chẳng có.
Ngược lại đối phương đánh rớt va li xuống đất, tài liệu với chằng chịt công thức rơi đầy đất.
Nhưng có lẽ cùng là người Đức, ông ấy không trách Hiedler mà còn quan tậm anh ấy:
- Xin lỗi, cậu không sao chứ?
Hiedler ngẩng đầu, đối mặt với cậu ta là một người đàn ông trung niên có vẻ hơi bù xù, xách theo hai chiếc vali nặng nề, một chiếc trên tay, một chiếc đ·ã b·ị r·ơi rớt.
Bên cạnh ông ta còn có hai người châu á khác vừa nhìn đã biết không phải kẻ bình thường vội vàng nhặt những tờ giấy rơi rớt kia như thể đó là báu vật vô giá,.
Hiedler thầm nghĩ trong lòng:

“Đúng thế, người Đức phải là trung tâm của thế giới, tụ tập nhiều người nước ngoài tới hỗ trợ mới chính xác.”
Bộ óc đơn giản của Hiedler chỉ đơn giản cho rằng nước Đức đang hùng mạnh nên có người nơi khác tới làm thuê cũng đúng thôi.
Cậu ta tỏ ra mình không sao và vội vàng chạy tới khu tuyển quân để kịp tham gia nhận lấy quân phục chiến đấu cho tổ quốc.
Nghe nói bộ quốc phòng của đế quốc Đức mới đăng tuyển hàng chục ngàn tân binh mà không rõ lý do, trong khi ở Đức, quân nhân là nghề cao quý được nhiều người tôn trọng nên hăng hái đăng ký chiến đấu là điều hiển nhiên.
Hiedler không biết rằng, người đàn ông mình vừa lướt qua tên là Albert Einstein, đang trên đường di tản tới Đại Việt theo chính sách bảo vệ và thu hút nhân tài.
- Einstein, anh mau kiểm tra xem, tài liệu có thiếu mất trang nào không?
- Đây đều là những tài liệu quý báu của nhân loại, không thể để sót.
- Xong rồi thì chúng ta sẽ đi tới bến tàu để lên đường sang Đại Việt, cần phải nhanh trước khi Đại Âu Chiến diễn ra.
- Chỉ cần tới được Đại Việt, các anh sẽ được an toàn trong phòng thí nghiệm đặc biệt và khu vực lưu trú riêng dành cho nhân viên nghiên cứu.
Hai người châu á ban nãy chính là đặc vụ mật viện hành động theo lệnh của Trần Tí.
Họ chịu trách nhiệm hộ tống và di dời tài liệu nghiên cứu của Albert Einstein, cũng bởi vì tài liệu này quan trọng với tương lai của Đại Việt và nhân loại nên họ mới vội vàng như vậy.
Người thời hiện đại có một số người không biết, thực ra Albert Einstein là người Đức, trưởng thành và nổi tiếng ở Đức.
Họ cũng không biết một điểm đặc thù khác là Albert Einstein ủng hộ chủ nghĩa xã hội.
Chỉ khi đã trở thành nhà khoa học thì mới sang Hoa Kỳ tị nạn và bị những kẻ mặt dày nhận làm “thành tựu” của xứ tự do.
Nghe có vẻ khá lạ tai vì truyền thông phương tây không nhắc tới một chữ nhưng nhiều nhà khoa học vĩ đại như Oppenheimer, Albert Einstein, Tesla… ủng hộ xã hội chủ nghĩa là sự thật hoàn toàn.
Họ từng công khai nhiều lần trên các phương tiện truyền thông để thể hiện quan điểm ấy của mình và có thể tìm được thông tin lịch sử dễ dàng.
Đáng tiếc, truyền thông xuyên tạc đánh mạnh vào điểm yếu của dân chúng bình thường là cảm giác chán ghét những kiến thức lịch sử khô khan nên giấu kín việc này tạo ra ảo giác xã hội chủ nghĩa nghiên cứu khoa học kém.
Trên thực tế, chủ nghĩa xã hội có sức hấp dẫn rất lớn với những nhà khoa học chân chính không đam mê hưởng thụ vật chất mà chỉ muốn truy tìm chân lý như Einstein, Tesla...

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.