Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 305: Đại Âu Chiến (1)




Chương 305: Đại Âu Chiến (1)
Lần này, để thu hút nhân tài châu âu, Trần Tí hứa rằng sẽ cung cấp mọi công cụ cần thiết để Albert Einstein nghiên cứu khoa học, đồng thời đề cao địa vị nhân viên nghiên cứu, tránh tình trạng bị bóc lột, vu oan, hãm hại giống như Edison làm với Tesla.
Ngay lập tức, Albert Einstein đã đồng ý nhận lời mời tới viện nghiên cứu Đại Việt cùng nhau nghiên cứu về “không gian, thời gian, năng lượng, vũ trụ…” thậm chí còn gửi thư khuyên nhủ, giới thiệu bạn bè trong giới nghiên cứu.
Không chỉ Albert Einstein, nhiều nhà khoa học cộm cán đang học tập, giao lưu ở Đức như Oppenheimer, Marie Curie cùng đội ngũ nghiên cứu hùng hậu cũng được đưa tới Đại Việt.
Cộng thêm Tesla nữa thì có thể nói, Đại Việt sắp sở hữu đội ngũ nhân viên nghiên cứu SSR khủng bố nhất mọi thời đại
Nếu có người từ thời hiện đại nhìn thấy đội hình này sẽ phải thốt lên kinh ngạc bằng tối thiểu ba thứ tiếng.
Nhưng hiện tại không ai biết họ quan trọng thế nào.
Chính phủ Đức rất dễ dàng chấp nhận cho các nhà khoa học rời đi để đổi lại những món viện trợ hàng nóng từ súng máy cho tới xe tăng của Đại Việt.
Thậm chí nhiều tướng Đức còn nghĩ rằng Đại Việt ngu xuẩn khi đổi những con hàng ngon nghẻ lấy mấy lão già người cáo vô dụng.
Thời điểm này, tâm lý bài người cáo đang dâng cao trong cộng đồng nói tiếng Đức từ Tiệp Khắc, Áo,… nên nhiều quý tộc Đức giận lây cả người cáo bình thường không tham gia vào việc thao túng kinh tế.
Không phải ai của tộc người cáo cũng đáng ghét nhưng tất cả phải chịu vạ lây, đây cũng là một phần lý do Albert Einstein chấp nhận rời Đức.
Albert Einstein sau khi kiểm tra kỹ lại và xác nhận đã không còn vướng bận gì nữa liền bước lên tàu.
Tiếng bánh xe lăn xình xịch trong những tiếng cười huyên náo văng vẳng đâu đây, ánh mắt ông ta đờ đẫn nhìn về hàng gạch, quầy báo, tiệm xúc xích,… nơi ông sinh ra và lớn lên nhưng phải dứt áo ra đi.
Trên thực tế, cuộc sống của Albert Einstein không phải toàn màu hồng.
Thậm chí nói chính xác hơn phải màu xám xịt đen thui mới đúng.

Einstein thuở nhỏ bắt đầu việc học rất chậm chạp, không giống với các “thiên tài” hào nhoáng, Einstein bị người khác chê là ngu ngốc, vô dụng vì hay hỏi mấy câu vớ vẩn về không gian, thời gian, vũ trụ.
Thậm chí ông ta bị đuổi học, vợ bỏ, thất nghiệp, đánh trượt liên tục khỏi các kỳ thi vào trường học giáo điều, khô khan.
Thực tế không giống như phim, các thiên tài thật sự như Einstein, Tesla, Oppenheimer đều bị xã hội ruồng bỏ, rẻ rúng và xua đuổi chứ chẳng hề thoải mái, hào nhoáng.
Nhưng dù thế nào đi nữa, sống lâu cũng có tình cảm, nước Đức ở trong lòng Einstein vẫn có một vị trí đặc biệt với tình cảm đan xen.
“Một ngày nào đó, chúng ta sẽ gặp lại nhau.”
Tiếng nói thì thào bâng quơ trên con tàu kèm theo quay đầu đầy quyết đoán.
Ngày hôm đó, nước Đức đã có thêm một họa sĩ nghiệp dư và mất đi hàng loạt nhà khoa học quan trọng.
Lời lỗ thế nào chắc phải chờ đến tương lai mới biết được liệu rằng mình anh họa sĩ có thể gồng gánh cho nước Đức?
Ngay hôm sau, Đức đã tiến hành tuyên chiến với Pháp.
Một lời tuyên chiến với lý do khá là củ chuối là… bảo vệ dân Pháp khỏi chế độ độc tài.
Ở thế giới này, sự kiện á·m s·át thái tử không diễn ra nhưng đối với cường quốc thì lý do vẫn luôn chỉ là lý do.
Trong sự ngỡ ngàng của Anh và Pháp, người Đức đã đổ một lượng q·uân đ·ội khổng lồ cùng xe tăng tiên tiến đánh chiếm Luxembourg và Bỉ chớp nhoáng trong hai ngày.
Kế sau Đại Việt, Đức là quốc gia thứ hai công khai trước cả thế giới về xe tăng, dù chỉ với số lượng ít hỏi mười chiếc cũng đủ để cày nát sự chống cự của Bỉ.
Ầm!
Ầm!

Ầm!
Xe tăng của Đức lê bánh xích kình kịch tiến vào thủ đô nước Bỉ, họng súng tối om nã những viên đạn mạnh mẽ vào tường thành yếu đuối.
Hàng ngàn quân đức tràn vào theo với súng máy cỡ ngắn mua được từ Đại Việt nhanh chóng đánh tan ý chí chống cự của người Bỉ.
Với ưu thế tuyệt đối về sức mạnh quân sự, Đức đã buộc binh lính Bỉ bị bỏ lại cố thủ phải giương cờ trắng, giơ hai tay đầu hàng thành những dãy người dài dằng dặc trên pháo đài đổ nát.
Chỉ mới hai ngày trước, họ vừa mới mạnh miệng thách thức Đức t·ấn c·ông khi nhận được đề nghị cho phép quá giang t·ấn c·ông Pháp nhưng hiện tại đã phải nếm trái đắng khi bị Pháp ôm con bỏ chợ.
Trên thực tế, Bỉ và Luxembourg là hai vùng đất nhỏ bé nằm giữa Pháp và Đức, trở thành vùng đệm tự nhiên, hoàn toàn không đủ sức chống cự những gã khổng lồ sát bên cạnh.
Cơ sở duy nhất để Bỉ có dũng khí mạnh miệng với Đức là lời hứa bảo trợ của Anh, Pháp.
Nhưng hiển nhiên, người dân Bỉ đánh giá quá cao về tinh thần giữ lời của anh bạn gà trống.
Trong khi người Bỉ liều mạng chiến đấu để giành giật từng giây, thậm chí cài mìn phá hủy toàn bộ tuyến đường sắt trong chính lãnh thổ của mình để làm chậm bước tiến xe tăng Đức thì người Pháp lại... bình chân như vại.
Tới tận khi thủ đô Bỉ bị chiếm, người Pháp vẫn đang tản bộ nơi biên giới, h·út t·huốc, ăn sáng, không hề đả động gì tới quân Đức đang hằm hè sát bên.
Đơn giản thì t·hiệt m·ạng là người Bỉ chứ liên quan gì tới Pháp đâu.
Hiệp định nào, ai ký, ai làm gì đâu, đã ai chạm vào đâu?
- Tướng quân Von Kluck, hầu hết lãnh thổ Bỉ đã nằm trong sự kiểm soát của chúng ta!

Một viên sĩ quân đứng thẳng giơ tay báo cáo với tướng quân Đức tên Von Kluck, chỉ huy mặt trận phía tây của đế quốc Đức.
Lúc này, Von Kluck đang chắp hai tay sau lưng, ngước nhìn tên bản đồ với điếu thuốc lá phì phèo.
Xung quanh ngồi hàng loạt tướng lĩnh cấp cao của Đức thuộc bộ chỉ huy mặt trận phía tây đánh Pháp.
Trên bản đồ, lãnh thổ Bỉ đã được thay bằng cờ Đức và có một con đường tiến tới phía nam, bao vây tiêu diệt chủ lực phân Pháp đang tập trung tại biên giới.
Về mặt lý thuyết, kế hoạch này sẽ khiến cuộc chiến kết thúc chóng vánh trước khi người Anh và người Pháp kịp phản ứng lại.
Nhưng điều kiện đầu tiên là quân Đức phải hoàn thành việc bao vây trong thời gian ngắn, tránh đêm dài lắm mộng.
Một khi để Anh – Pháp – Nga kịp thời động viên quân sự, đưa cuộc chiến vào trạng thái đánh tiêu hao thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn.
- Tình hình đường sắt thế nào, có thể tận dụng lại được không.
Von Kluck không quan tâm tới thủ đô xa hoa hay kho báu ngọc ngà ngay tầm tay mà chỉ chú ý tới tuyến giao thông đường sắt huyết mạch.
Bởi vì quân Đức nổi tiếng và trở nên hùng mạnh cũng nhờ vào khả năng phản ứng nhanh thông qua hệ thống đường sắt chẳng chịt, chỉ cần hệ thống đường sắt của Bỉ có thể sử dụng được, hàng vạn binh lính Đức và chục chiếc xe tăng sẽ chặn ngang đường rút lui, tiêu diệt hoàn toàn chủ lực Pháp và ép họ phải đầu hàng.
Nhưng viên sĩ quan tiếc nuối lắc đầu:
- Thưa tướng quân!
- Toàn bộ hệ thống đường sắt gần như bị hủy hoại, người Bỉ quả thật không tiếc sinh mạng và xương máu mình chặn phá bằng được.
- Cho dù công binh, thợ của chúng ta có tăng ca sửa sang cả ngày lẫn đêm cũng chẳng thể khôi phục đường sắt kịp theo kế hoạch.
- Đó là còn chưa tính đến q·uân đ·ội Bỉ rút đi sẽ quay trở lại tìm cách p·há h·oại đường sắt, uy h·iếp đường tiếp tế, sẵn sàng chiến đấu tới mạng người Bỉ cuối cùng vì vinh quang của nước Pháp.
Nghe được thông tin này, tướng lĩnh Von Kluck cũng phải ôm đầu thở dài:
- Thật không biết tụi Pháp tẩy não kiểu gì, vì sao người Bỉ sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình vì kẻ khác?
- Trong khi chúng ta hứa hẹn trả công hậu hĩnh cả vàng bạc lẫn lãnh thổ lại ra sức từ chối?

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.