- Bộ Thông tin, việc triển khai báo chí đã đến đâu rồi?
Lữ Gia hỏi Lê Bá Ngọc, trong kế hoạch năm năm báo chí đóng vai trò rất quan trọng vừa để tuyên truyền các chính sách của nhà nước, vừa để dẫn hướng dư luận, cổ động nhân dân. Mặt khác ở thời đại công nghệ số chưa phát triển thì báo chí vẫn là một nguồn thu rất lớn. Lê Bá Ngọc nói.
- Bẩm Thủ tướng, hiện tại tại các xứ cũng đã bắt đầu xây dựng lên các xưởng giấy và tòa soạn, các phóng viên cũng đang trong giai đoạn đào tạo. Dự kiến thêm hai tháng nữa tại các địa phương cũng sẽ có những tờ báo riêng cho mình. Bộ thông tin tính toán một chút cộng với Thăng Long nhật báo thì một ngày các tòa soạn sẽ thu về tầm một ngàn hai trăm quan, thậm chí có thể tăng lên.
Các vị đại thần lần nữa khâm phục độ kiếm tiền của báo chí, một ngày một ngàn hai trăm quan, một năm Bộ thông tin có thể kiếm được đến hơn bốn trăm ngàn quan đây. Để mở rộng được báo chí Bộ thông tin đã quyết định mở các tờ báo địa phương, vừa để kịp thời phủ sóng thông tin, vừa để kiếm thêm nguồn thu nhập, dù sao Thăng Long nhật báo cũng không thể nào kịp thời đưa tin về các xứ đúng thời điểm trong lúc kỹ thuật truyền tin còn hạ chế như thế này được.
Lữ Gia đối với việc làm của Lê Bá Ngọc rất hài lòng nói.
- Bệ hạ trước khi đi đã từng dặn dò ta nếu báo kiếm được tiền phải tăng lên đãi ngộ cho phòng viên, đồng thời việc tuyển chọn, sàn lọc phóng viên, nhà báo cũng phải kỹ càng. Làm báo thì phải “sạch”, vì báo chí là cơ quan truyền thông của chính phủ, là sự phản ánh tiếng nói của người dân, nếu báo không “sạch” thì xã hội sẽ bất ổn, mà khi đó triều đình cũng sẽ bị ô danh.
Lý Anh Tú kiếp sống người hiện đại quả thực bị báo chí dọa cho sợ. Việc kiểm soát thông tin không chặt chẽ làm hàng loạt tờ báo lá cải xuất hiện còn nổi tiếng hơn cả báo chính thống, trong khi báo chính thống lại toàn những kẻ bất tài, thi ba môn chín điểm vào ngành báo. Thật không thể tin nổi. Do đó hắn quyết tâm để ngành báo chí của Đại Việt không thể rơi vào hoàn cảnh như vậy.
- Hạ quan rõ ràng, thủ tướng cứ yên tâm, việc sát hạch phóng viên và nhà báo luôn được quan viên của Bộ thông tin giám sát rất chặt chẽ, việc bài viết được đăng lên cũng được kiểm duyệt rất kỹ càng.
Lê Bá Ngọc cam đoan nói. Làm việc trong chính phủ Đại Việt vô cùng áp lực, bởi Lý Anh Tú muốn mình có một bộ máy “sạch” nqk0l nên Ám bộ luôn trong bóng tối giám sát tất cả mọi hoạt động của quan viên. Chỉ cần có một chút điểm nghi ngờ sai phạm Bộ quốc an tuyệt đối sẽ mời ngươi đi uống trà. Lý Anh Tú thường nói: “Người có năng lực chắc chắn sẽ chịu đựng áp lực, nhưng bù lại đãi ngộ bọn hắn phải thật cao, xứng đáng với công sức bọn hắn bỏ ra. Như vậy mới loại bỏ được những con sâu mà tìm kiếm được những người thực sự có tài năng cho đất nước.”
Đại Việt, bến tàu Lục Giang, phân khu quân cảng được giới nghiêm, Cảnh sát đứng đầy rẫy ngăn cách dân chúng nhiều chuyện nhòm ngó vào bên trong, đứng trên bến tàu nhìn sơ qua liền thấy được hàng loạt các quan viên của triều Đình Đại Việt, trong đó không thiếu những người nằm trong nội các như Lê Văn Hưu, Trần Nguyên Đán
- Đến rồi, đã đến rồi.
Lê Văn Hưu có chút hưng phấn nói. Từ hạ lưu, một con thuyền đang chậm rãi ngược dòng để về bến Lục Giang, trên tàu đứng đầy người, bên trên còn treo hai lá cờ, một là Long Tinh kỳ của Đại Việt, một là quốc kỳ của Bravia. Đây là chuyến tàu đưa đón người qua lại giữa hai nước đã được ký kết từ mấy tháng trước cùng với hiệp định mua bán máy chạy bằng sức nước, hai nước cùng khai thác một chuyến tàu chuyên đưa đón qua lại những người muốn đi từ Bravia đến Đại Việt và ngược lại. Tuy mới khởi điểm vẫn còn hạn chế hai tháng mới có một chuyến tàu, nhưng kết quả đạt được vẫn là rất khả quan, được nhiều người hoan nghênh, nhất là những thương nhân không có khả năng đóng, mua tàu đi biển.
Chẳng mất bao lâu thuyền cập bến, ván gỗ được thả xuống, lực lượng Cảnh vệ và Cảnh sát lập tức đi đến trải ra một chiếc thảm đỏ. Từ trên tàu bước xuống một người tầm sáu mươi tuổi, mặc giao lĩnh, đi phía sau lại là những người mặc quần áo Tây.
- Chu hiệu trưởng, cuối cùng ngài cũng đã trở về.
Lê Văn Hưu, Trần Nguyên Đán lập tức đi lên chào đón. Đúng vậy, người trở về chính là Chu Văn An và Mạc Đỉnh Chi trở về sau hai năm du học. Chu Văn An khẽ cười hít sâu một hơi nói.
- Cảm tạ các vị đại nhân đã ra đến tận nơi để đón ta, quả thực không nơi đâu tốt bằng quê hương.
Hai năm ở Bravia Chu Văn An học được rất nhiều thứ, vì sự tài giỏi cũng được vua Nikolai đệ tứ phong làm học sĩ mời làm việc ở Hàn Lâm Viện Bravia tuy nhiên Chu Văn An một mực từ chối, vẫn trở về Đại Việt. Lê Văn Hưu nhìn thanh niên mặc đồ Tây bên cạnh Chu Văn An cười nói.
- Tích Am đã lớn như vậy rồi sao? Nhìn càng đẹp trai, lại trưởng thành. Bất quá trở về Đại Việt mặc y phục này không hợp, vẫn là Giao Lĩnh tốt.
Mạc Đỉnh Chi qua hai năm du học quả thực đã trưởng thành hơn rất nhiều, hắn mặc đồ Tây nhưng vẫn để tóc dài đến vai, đội một cái mũ đen trên đầu lập tức bị Lê Văn Hưu phê bình. Làm quan Lễ bộ, giờ là Bộ văn hóa Lê Văn Hưu đối với những người vì theo xu hướng nước ngoài mà làm mai một văn hóa nước nhà rất phê bình, nhất là khi người Việt quả thực có xu hướng “sính ngoại”. Bệ hạ từng nói: “Máy móc có thể đem đến cho chúng ta tài phú, nhưng chúng ta không được quên chúng ta là ai, đến từ đâu”. Nên gánh nặng trên vai của Bộ văn hóa rất nặng nề. Bản thân là Bộ trưởng Bộ văn hóa Lê Văn Hưu càng xiết chặt vấn đề này.
Nghe mình bị trách tội Mạc Đỉnh Chi cũng có thể cười nói.
- Tiểu sinh đã rõ ràng, ở nước ngoài nên vẫn phải mặc theo người ta để tránh khỏi dị biệt. Về nước đương nhiên cũng phải theo phong tục của ông cha.
Bởi Mạc Đỉnh Chi thi đổ vẫn chưa được ban quan chức nên vẫn xưng là tiểu sinh. Lê Văn Hưu vẫn lắc đầu nói.
- Văn hóa là kết tinh ngàn năm của ông cha, là điều tự hào của mỗi một dân tộc, làm sao có thể cảm thấy ngại vì dị biệt.
Chu Văn An lập tức giải hòa nói.
- Được rồi, được rồi. Dù sao Tích Am còn trẻ, giới trẻ bọn hắn là vậy, đừng lấy cái nhìn của lứa tuổi chúng ta để nhận xét bọn hắn. Bệ hạ đã nói chúng ta hòa nhập với thế giới, chỉ không cần bị thế giới hòa tan là được. Đến, ta giới thiệu với mọi người, đây là một chuyên gia ta tìm được ở Bravia. Bác sĩ Yarsin, là một chuyên gia mà ta mời được ở Bravia.
Lê Văn Hưu và Trần Nguyên Đán lập tức đối với Yarsin bắt tay nói.
- Chào bác sĩ, chào mừng bác sĩ đến với Đại Việt.
Hai người bọn họ biết Đại Việt khát nhân tài như thế nào, đặc biệt là trong viện Hàn Lâm kia, đa số là những chuyên gia bệ hạ thuê đến làm trưởng, còn các chuyên gia Đại Việt làm phó thủ học tập. Bác sĩ Yarsin này mặc dù không biết có tài gì nhưng nếu được Chu Văn An cất công mời đến thì tài năng cũng không phải tầm thường. Chu Văn An nói.
- Bác sĩ Yarsin là người chuyên nghiên cứu về các loại bệnh dịch, ký sinh trùng. Tuy nhiên tại Bravia không được chú trọng đầu tư nên bị ta đào sang Đại Việt.
Hai người kia lập tức mừng rỡ. Được bệ hạ cảnh báo bọn họ cũng biết được đại đa số bệnh tật đều gây ra do vi khuẩn và virus, mặc dù không biết rõ ràng hai thứ đó là gì nhưng bệ hạ cảnh báo nó đặc biệt nguy hiểm. Thế nhưng Đại Việt không có những chuyên gia về vẫn đề này nên đành chịu bó tay. Yarsin đến lại có thể bổ sung vào nền y học của Đại Việt. Trần Nguyên Đán nói.
- Nếu quả thực như vậy chắc chắn người vui mừng nhất chính là Lê hiệu trưởng rồi.
Lê Hữu Trác từ khi nghe được có loại virus, vi khuẩn luôn muốn nghiên cứu, thế nhưng một mực không có tin tức, kiến thức của bệ hạ về vấn đề này cũng vô cùng hạn chế, thành ra một mực phương diện này không có phát triển.
Hai vị bộ trưởng dẫn mọi người trở về dịch quán, dù sao ở bến tàu cũng không quá tiện để nói chuyện. Chờ mọi người an vị Chu Văn An mới dùng tiếng Việt nói.
- Ta có đáp ứng vơi Yarsin bác sĩ rằng sẽ giúp hắn đầu tư về cơ sở vật chất, tiền bạc để nghiên cứu, không biết triều đình có thể đáp ứng được không?
Lê Văn Hưu gật đầu như gà mổ thóc.
- Được, được, chỉ cần có kế hoạch trình lên thủ tướng ta tin tưởng nội các sẽ trăm phần trăm phê duyệt.
Chuyên gia quá quý hiếm, chuyên gia về ký sinh trùng càng hiếm hơn, có Lý Anh Tú còn hai tay đồng ý chứ đừng nói đến Lữ Gia và nội các. Chu Văn An liền thuật lại rằng triều đình Đại Việt đáp ứng các điều kiện của Yarsin, Yarsin vui mừng nói.
- Thật tốt quá, ta đang nghiên cứu đến một loại kháng sinh thu được từ nấm, nếu thành công thì sẽ thực sự chế tạo ra một thứ “thần dược” đây.
Vừa nghe đến đây Lê Văn Hưu và Trần Nguyên Đán đồng thanh nói lớn.
- Chẳng lẽ là penicillin?
=================++
Yarsin là một người có công lao rất lớn đối với Việt quốc, nhưng bởi điều kiện giới hạn của hệ thống không thể để ông xuất hiện trong hệ thống được nên đành "hóa kiếp" mới vậy.
Gamer Xưng Bá Dị Giới không biết viết gì, thôi cứ vào đọc thử đi.