Đế Chế Đại Việt

Chương 462: Phong tướng




Binh sĩ Đại Việt nhanh chóng thu thập lại chiến trường, cốt yếu nhất vẫn là cứu chữa thương binh, thu dọn thi hài của liệt sĩ và nhặt lại những quả đạn pháo đã bắn đi. Hậu cần quý giá, những viên đạn pháo bằng gang bắn ra không vỡ có thể thu nhặt lại.
Trần Bình Trọng để binh sĩ Sư đoàn đóng quân tại một nơi cách chiến trường chừng một cây số. Binh sĩ trải qua một trận chiến kéo dài cần thiết phải có sự nghỉ ngơi, dù sao hắn cũng không vội tiến đến thành Bato. Kết thúc trận chiến này Sư đoàn Thánh Dực cũng thiệt hại một số rất lớn, hơn ba trăm binh sĩ hi sinh, tám trăm người khác bị thương ở mọi cấp độ. Ngược lại quân Tây Gốt tử thương ít nhất cũng phải ba ngàn người, bị quân Đại Việt bắt tù binh lên đến một ngàn người.
Đến tối các tiểu đoàn kỵ binh truy đuổi cũng đã trở về, cùng lúc đó lữ đoàn hậu cần cũng đã đến nơi. Trần Bình Trọng giữ lại hai ngàn binh sĩ hậu cần phục vụ, số còn lại để hộ tống tro cốt và các thương binh trở về hậu cứ. Dù sao ở tiền tuyến cũng chỉ có quân y chiến trường, có thể tạm thời sơ cứu vết thương cho bọn hắn. Muốn chữa trị dứt điểm, nhanh chóng khôi phục sức chiến đấu thì cần phải đưa đến thành Địch Lực sau đó chuyển về Hải Vân quan, hoặc nhẹ hơn thì chuyển về Sơn Hải quan tạm thời giưỡng thương. Có thể nói Địch Lực lúc này trở thành một trạm trung chuyển quan trọng về cả hậu cần và y tế.
Tại Thăng Long buổi chiều tối Lý Anh Tú cũng nhận được thông báo chiến công của hệ thống. Từ lúc chiến tranh bắt đầu cho đến giờ đã gần được một tháng, điểm chiến công Lý Anh Tú thu được đến gần bốn ngàn điểm, ba lượt triệu hoán danh nhân. Nhìn số chiến công đã lên đến được mười ngàn. Lý Anh Tú không khỏi thở dài, đã ba năm, nhưng hắn vẫn mới chỉ hoàn thành được một phần năm yêu cầu chiến công để thăng cấp, hi vọng sau cuộc chiến tranh này có thể mở ra cho Đại Việt một thời đại mới.
Lý Anh Tú liền dời bước đi đến Thủ phủ, đi vào bên trong bục đá cổ. Thật lâu rồi hắn vẫn chưa tiến vào nơi này, lần gần nhất triệu hoán liền gọi đến hai người Mạc Hiển Tích đi. Lý Anh Tú trong đầu âm thầm kêu gọi hệ thống.
“Đinh, ký chủ xác nhận tiêu hao ba lượt triệu hoán danh nhân?”
- Triệu hoán.
“Đinh, chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công Đô ngự sử Nguyễn Cư Đạo”.
“Đinh, chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công Thiếu úy Lê Khuyển”.
“Đinh, chúng mừng ký chủ triệu hoán thành công Dương quốc công Nguyễn Hữu Liêu”.
Nghe xong danh sách danh nhân được triệu hoán Lý Anh Tú không khỏi đau đầu. Hắn tạo cái gì nghiệp lúc nào triệu hoán ra danh tướng không phải là kỳ phùng địch thủ thời Trịnh – Nguyễn thì cũng là địch thủ thời Nam-Bắc triều thế này.
Từ bên trong bệ đá cổ liền đi ra ba người, một nho sĩ và hai tướng quân. Chỉ thấy Nguyễn Cư Đạo mặc một bộ áo gấm đỏ quan nhất phẩm, đầu đội mũ cánh chuồng, trên tay còn cầm theo cái hốt. Bên cạnh Lê Khuyển đầu đội mũ hổ đầu, trên người mặc giáp sắt, hông đeo đao, Nguyễn Hữu Liêu lại già hơn một chút chừng ngoài bốn mươi tuổi, mặc một bộ áo gấm võ quan.
Nguyễn Cư Đạo: Danh thần thời hậu Lê, là người vô cùng hợp ý với Lê Thánh Tông, vô cùng được vua tin dùng. Tư chất (SS). Kỹ năng: Nội chính.
Lê Khuyển: Danh tướng đã đi theo Lê Thái Tổ trong buổi đầu khởi nghĩa, lập được nhiều công lớn, làm quan ba triều vua, rất được tin dùng. Tư chất: (SS). Kỹ năng: Thống binh.
Nguyễn Hữu Liêu: Danh thần của Nam triều, góp công lớn trong việc dựng lại triều Lê Trung Hưng. Tư chất: (SS). Kỹ năng: Thống binh, Tiên phong.
Tiên phong: Người này luôn xông đầu trận mạc, kích thích tinh thần chiến đấu của binh sĩ.
Trong ba người không ai có tư chất tầm siêu cấp Boss, nhưng cũng đều là những danh thần có tiếng trong thời đại đó. Trong đó có Nguyễn Hữu Liêu là nổi bậc nhất với hai kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng Tiên phong giống như Trần Quốc Toản. Chỉ là Nguyễn Hữu Liêu bên trong triều đình hiện tại cũng có một kỳ phùng địch thủ, cũng là kẻ thù không đội trời chung chính là Mạc Hiển Tích. Khi cả hai còn sống đều là những trụ cột của Nam – Bắc triều, khi đó Mạc Kính Điển thống lĩnh đại quân Bắc triều đánh lần lượt vào Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Trung đều lần lượt bị Nguyễn Hữu Liêu đánh bại. Có thể nói người mà Mạc Hiển Tích hận nhất chính là Nguyễn Hữu Liêu, cho đến khi Mạc Hiển Tích chết cũng chính Nguyễn Hữu Liêu là người đã kéo quân Nam triều vào Thăng Long kéo sụp cơ đồ của Bắc triều mà Mạc Hiển Tích chống đỡ.
Có lẽ Lý Anh Tú nên cảm thấy may mắn chính là các vị đại thần này bị hệ thống kiềm hãm, mặc dù không ưa nhau nhưng cũng sẽ không đến mức gặp là đánh nhau, nếu không quả thực triều đình Đại Việt sẽ biến thành võ đài. Nghĩ đến đây Lý Anh Tú càng quyết tâm không để Nguyễn Hữu Dật – Đào Quang Nhiêu, Nguyễn Hữu Liêu – Mạc Hiển Tích ở gần nhau, nếu không thực không biết sẽ có chuyện gì xảy ra đây.
- Chúng thần bái kiến bệ hạ.
Ba vị danh thần mới liền cúi chào, Lý Anh Tú hài lòng gật đầu nói.
- Miễn lễ, các khanh có thể đến Trẫm rất vui mừng.
Lý Anh Tú liền sắp xếp cho Nguyễn Cư Đạo vào Bộ tài chính, dù sao kiếp trước hắn làm Hộ bộ thượng thư cũng quen việc. Ước chừng hai ba năm nữa Thạch Tiến về hưu thì Nguyễn Cư Đạo cũng là một ứng cử viên sáng giá cho chức vụ này. Còn Lê Khuyển và Nguyễn Hữu Liêu đương nhiên trước tiên đi vào Diễn Võ trường học tập rồi hãy nói.
======================Ta là đường phân cách============
Viễn Đông, Ngụy quốc, doanh trại của Hổ Báo kỵ, bên ngoài thao trường. Trên thao trường đứng hàng ngàn binh sĩ của Ngụy quốc đầu đội mũ da, hông đeo đao, người khoác giáp đen, tay bồng súng. Từ đầu năm Đại Việt đã bắt đầu xây dựng xưởng sản xuất súng kíp cho Tào Tháo.
Lý Anh Tú không phải là một người quá có tham vọng xâm lược, hắn chỉ muốn để vị thế của Đại Việt được nâng cao, dù sao dân Đại Việt K9D5L ít, Tử Vong rừng rậm còn rất nhiều thứ để khai thác, Đại Việt lúc này không quá có nhu cầu về thuộc địa, thay vào đó Đại Việt cần chính là vị thế và sự hiện diện của mình tại các khu vực. Do đó Lý Anh Tú đã chọn Ngụy quốc trở thành một nước đồng minh tại Viễn Đông này. Thứ nhất là bởi Lý Anh Tú thấy được Tào Tháo là một con người sáng suốt và có tham vọng, dưới sự trị vì của Tào Tháo Ngụy quốc thực sự đang dần phát triển và đã trở thành một thế lực, chỉ là bọn hắn không đủ nguồn lực để có thể bứt phá lên vì hạn chế về điều kiện tự nhiên.
Thứ hai là vị so với hai nước Ngô và Thục thì Ngụy quốc là một nước đối đầu trực tiếp với Đại Hán, điều này phù hợp với lợi ích của Đại Việt.
Đối với nước ngoài Đại Việt luôn có ba chính sách tùy theo tình hình của từng nước. Nếu nước có chính quyền được lòng dân, phát triển mạnh mẽ như Ngụy quốc Đại Việt sẵn sàng đặt mối quan hệ giao hảo. Nếu là nước lớn, phát triển nhưng lại có mối quan hệ đối địch với Đại Việt như Franzt đế quốc, Đại Hán thì Đại Việt sẽ âm thầm chống phá và kiềm chế. Cuối cùng là đối với các nước nhỏ yếu Đại Việt sẽ bắt bọn hắn thần phục hoặc tiêu diệt.
Lúc này thao diễn trên thao trường các binh lính của Ngụy quốc biểu diễn tốt vô cùng. Binh lính nước Ngụy vốn đều kiêu dũng, thiện chiến, lúc này lại được quân Đại Việt huấn luyện, rất nhanh bọn hắn gần như đã làm chủ được các kiểu súng và pháo của Đại Việt. Tào Tháo thoải mái không khỏi quay sang Nguyễn Hữu Kính bên cạnh nói.
- Nguyễn Thiếu tá quả nhiên tại giỏi, mới chỉ vài tháng đã có thể huấn luyện binh sĩ của tốt đến như vậy. Nguyễn thiếu tá có muốn gia nhập Ngụy quốc hay không? Ta hứa một chức Thượng tướng quân tuyệt đối không thiếu ngươi.
Nguyễn Hữu Kính nhận lệnh dẫn theo năm trăm binh sĩ và giáo quan Đại Việt huấn luyện năm ngàn binh sĩ Ngụy quốc suốt gần bốn tháng qua. Tào Tháo rõ ràng năng lực của Nguyễn Hữu Kính liền đem lòng yêu tài không khỏi đưa ra lời mời chào. Chỉ là Nguyễn Hữu Kính khéo léo từ chối nói.
- Tạ ơn ân điển của bệ hạ. Thế nhưng thần đã thề trung thành với Thừa Mệnh bệ hạ, một tôi không thờ hai chủ, xin mạn phép khước từ ân huệ của bệ hạ.
Tào Tháo cũng không hề tức giận mà lắc đầu cười nói.
- Nguyễn Thiếu tá phẩm cách quả thực đáng kính trọng. Tuy nhiên ta rất thưởng thức khanh, do đó cũng nghĩ nên tặng khanh một thứ gì đó.
Nói rồi liếc sang Mao Giới bên cạnh, Mao Giới lập tức bước lên một bước lấy ra một tờ thánh chỉ nói.
- Đại Việt Thiếu tá Nguyễn Hữu Kính tiếp chỉ.
Nguyễn Hữu Kính nghe vậy cũng không quỳ mà chỉ chào một cái quân lễ. Mao Giới cũng không nói gì, dù sao Nguyễn Hữu Kính là thần tử Đại Việt, ở Ngụy quốc lâu như vậy Tào Tháo cũng rõ ràng quan viên Đại Việt sẽ không quỳ đây. Mao Giới đọc to:
- Phụng thiên thừa vận... nay Quả nhân ái tài của Nguyễn Hữu Kính, lại có công huấn luyện tân binh, nay phong làm Tây Viễn tướng quân, trật ngàn thạch. Khâm thử”.
====================
Lê Đại (Lê Quang Đại) là nhân vật lịch sử, khai quốc công thần thời Lê (Lê Lợi). Họ tên thực của ông là Đỗ Đại, vốn là dân nghèo đánh cá ở Làng Mía gọi là phường Đa Mỹ (sau gọi là Thịnh Mỹ – nay thuộc xã Thọ Diên, Thọ Xuân, Thanh Hóa – cách thành phố Thanh Hóa 47 km về phía tây). Do có công trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nên được Vua Thái Tổ ban Quốc tính – tức họ Vua nên mới là: Lê Đại.
Lê Đại tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ thời kỳ đầu. Thời gian bị giặc vây hãm trong núi Chí Linh, Lê Lợi cùng quân sĩ tuyệt lộ tới hai, ba tháng, chỉ ăn măng, rau, rễ cây chống đói. Có lần dân tiếp tế được ít gạo, quân sĩ thổi cơm và Lê Đại là người trực tiếp bưng cơm tiến vua (tức Lê Lợi lúc đó là Bình Định vương).
Do đói quá, không chịu được trước mùi vị thơm ngào ngạt, Lê Đại đã trót ăn một chút trước vua và còn dính ở mép một ít hạt cơm. Lê Lợi nhìn thấy hạt cơm dính đó và nói: “ Tên Đại ăn vụng cơm”. Quân lính đều cả kinh, bởi như vậy là đã vi phạm một tội rất lớn phải xử trảm. Nhưng Lê Lợi vốn là một ông vua nhân hậu, khoan dung, hóm hỉnh, hay chữ. Người vừa cười vừa phán: ”Tên Đại ăn vụng dính cả cơm ở mép”. Nay thêm vào chữa Đại … một chấm bên trên quay vác …là khuyển nay mang tên Khuyển. Từ đó mà cái tên Lê Khuyển đã được sử sách ghi lại.
Một ông trùm khi trở về quá khứ làm vua, trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, đất nước nguy nan, sẽ phải làm sao? Mời đọc #Nhất Thống Thiên Hạ Nhất Thống Thiên Hạ

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.