Lũng Tây Trần Thị

Chương 1: Trần Hữu Dương




Chương 1: Trần Hữu Dương
Trăng sáng treo cao, trời đêm quang đãng, từng vì sao lấp lánh trên bầu trời.
Dưới sân nhỏ, một đứa nhỏ đang ngồi trên một tảng đá nhỏ nhìn lên bầu trời, âm thanh trong trẻo, ngây ngô hỏi:
“Mẫu thân, không biết trong muôn vàn vì sao kia đâu là vì sao đại diện cho con vậy ạ?”
Người phụ nữ đang rửa bát đĩa trong sân nhỏ thuận miệng đáp lời:
“Mẫu thân không biết được, nhưng chắc chắn đó là vì sao sáng và đẹp nhất trên đời.”
Cậu nhóc tên là Trần Hữu Dương, cha cậu vì tòng quân mà m·ất m·ạng để lại hai mẹ con dựa vào nhau mà sống.
Mẫu thân của Trần Hữu Dương cũng là một đầu khổ mệnh, tuổi nhỏ mồ côi phải sống nhờ nhà cậu, sau bị bán cho cha của Trần Hữu Dương làm vợ, nhưng bởi vì đền bù cũng giúp cho hai mẹ con có cuộc sống khấm khá một chút.
“Hôm nay con đi học có nghe lời thầy đồ không?” Vừa xếp bát đũa gọn gàng lại tiện tay dùng chậu nước rửa bát tưới rau vừa hỏi con trai mình.
“Dạ có chứ ạ, hôm nay con còn được thầy đồ khen là thông minh nữa.”
Trần Hữu Dương năm nay tám tuổi, thực tế đã được cha mẹ sớm cho đi học từ năm sáu tuổi, lại thông minh nhanh nhẹn nên cũng được thầy đồ yêu quý.
Về sau cha mất cũng được thầy chiếu cố nhiều hơn.
Thấy mẫu thân rửa bát xong cậu bèn theo mẫu thân đi vào nhà, sau đó là líu ríu tiếng trò chuyện cho tới khá muộn cả hai mới đi ngủ.
“Lần này lên đường con nhớ đi cẩn thận, ngày đi đêm nghỉ, đừng ham công mà làm khổ bản thân.”
Bảy năm trôi qua, Trần Hữu Dương đã mười lăm tuổi, lần này xa nhà là đi lên trường thi để tham gia kì thi hương.

“Mẫu thân yên tâm, trường thi nằm ở trong phủ đường đi cũng phần lớn là quan đạo, cũng không có gì vất vả.
Mẫu thân ở nhà nhớ giữ gìn sức khỏe.”
Rồi hai mẹ con bịn rịn chia tay, Trần Hữu Dương trên đường còn ghé qua nhà thầy đồ nghe thầy dặn dò lần cuối rồi mới thẳng tiến đến trường thi.
“Lần này đi thi mong rằng mọi việc đều thuân lợi.”
Từ nhà thầy đi ra, Trần Hữu Dương nhanh chóng hướng về phía quan đạo mà đi, đường đi cũng được thầy hướng dẫn cụ thể, dù sao nếu không nhớ rõ thì đường từ miệng mà ra.
“Không hổ là quan đạo, người đi cũng thật là tấp nập.” Trần Hữu Dương trong lòng thầm cảm khái.
Hắn đã đi bộ được nửa ngày, dựa theo lời thầy đồ chỉ bảo, thỉnh thoảng thấy một số xe bò kéo hắn bèn mở miệng hỏi thăm sau đó đưa cho chủ xe một chút lộ phí thế là hai chân lại được nghỉ ngơi, có những đoạn đi nhờ không dài, lại tiện đường người ta còn chẳng lấy lộ phí.
Mười ngày đi đường không chút huyền niệm, vượt qua huyện thành, băng qua nhiều làng mạc Trần Hữu Dương cũng coi như mở mang tầm mắt rất nhiều, thỉnh thoảng lúc nghỉ ngơi hắn lân la lại gần một nhóm nông dân đang nghỉ ở ven đường trò chuyện vui vẻ cũng để hiểu nhiều thứ hơn.
Ngày đi đêm nghỉ, để tiết kiệm lộ phí nên đến tối hắn tiến đến chùa miếu dọc đường, xin vào tá túc góp chút tiền công đức lại cầu xin phật phù hộ cho hai mẹ con rồi lại đi.
Từ năm tám tuổi, Trần Hữu Dương cũng không phải chịu khổ nhiều, mẫu thân hắn kể từ khi nhận được tiền an ủi từ quan phủ bèn lấy đó làm vốn thường tại đầu chợ mua vào bán ra cuối chợ.
Khi vốn đủ dày thêm vào việc hắn được thầy đồ yêu quý, nhờ vào đó mà yên ổn mở lấy một quán trà ven đường từ đó cũng đủ ăn đủ uống lại chậm rãi tích lũy được chút tiền.
Lần này lộ phí cũng được mẫu thân hắn chuẩn bị cho đủ đầy vì thế cũng coi như là thoải mái đi đường.
“Quả không hổ là phủ thành, thật sự là rất nhộn nhịp.”
Trần Hữu Dương một mặt cảm khái, hắn không phải chưa từng qua huyện thành trái lại bởi vì thỉnh thoảng theo thầy hoặc mẫu thân lên huyện thành mới thấy phủ thành phồn hoa.

Đường lớn trải đá, người dân tấp nập qua lại, từng gian từng gian nhà nối tiếp nhau, rồi lầu rồi các thậm chí không ít xe ngựa, kiệu lớn qua lại đủ thấy nơi đây phú quý.
Chưa kể phủ thành tường thành vài trượng cao, tinh kì nối tiếp nhau phấp phới, cổng thành nguy nga khiến cho con người đứng dưới đó cũng thấy bản thân mình thật nhỏ bé.
Giao ra thân phận chứng minh cùng hộ tịch lại khéo léo dúi một chút tiền lẻ cho cổng thành hộ vệ, dưới sự hướng dẫn của bọn hắn Trần Hữu Dương thuận theo đường lớn tiến về khu vực được phủ doãn phân phó chuẩn bị dành cho sĩ tử các phương đổ về để tiện quản lý.
“Đây rồi, Thanh Hưng đường phố, ừm ngõ nhỏ đây rồi.”
Trần Hữu Dương dựa theo địa chỉ ghi trên tờ giấy mà thầy đồ đưa cho và dặn rằng đó là nhà của một người quen chỉ cần mang theo một bức thư tay có thể được ưu đãi giá tiền trọ.
Trong ngõ nhỏ có một gian nhà trọ nhỏ, tầng một bày biện lấy dăm ba bộ bàn ghế, thấy Trần Hữu Dương đứng nhìn tờ giấy lại ngó mình nhà trọ chưởng quỹ xoa xoa tay, vẻ mặt tươi cười hỏi:
“Khách quan là một sĩ tử tham gia kỳ thi Hương sắp tới phải chứ?”
Trần Hữu Dương nhìn về phía vị trung niên trưởng quỹ gương mặt hơi gầy gò, nhưng tổng thể nhìn hòa ái dễ gần khá giống người mà thầy mình miêu tả bèn gật đầu đáp:
“Đúng vậy.” Ngay sau đó hắn lại hỏi “Không biết ngài có phải Dương chưởng quỹ?”
“Vâng, đúng là tại hạ. Khách quan có biết tại hạ?” Dương chưởng quỹ vẻ mặt nghi ngờ hỏi.
Để giải đáp chưởng quỹ nghi hoặc, Trần Hữu Dương từ trong tay nải lấy ra một phong thư được hắn kẹp cẩn thận giữa những cuốn sách sau đó giao cho Dương chưởng quỹ nói:
“Tôi là học trò của thầy đồ Lâm ở Bình An thôn, được thầy giới thiệu đến đây thuê trọ.
Đây là bức thư tay mà gia sư gửi gắm đem cho Dương chưởng quỹ.”
Dương chưởng quỹ hào sảng cười lớn:

“Ái chà, hóa ra là lão Lâm học trò, vậy thì nhanh vào nhanh vào, ta sẽ sắp xếp cho cậu phòng trọ tốt nhất, yên tâm giá cả ưu đãi.”
Thế là Trần Hữu Dương được an bài lấy một gian phòng trọ nhỏ nhưng sạch sẽ, đồ đạc đủ cả lại còn được bày biện ngay ngắn, cửa sổ hướng nam đón lấy gió mát.
Thời gian sau đó, Trần Hữu Dương dưới sự giúp đỡ của Dương chưởng quỹ cũng nghe ngóng được khá nhiều cuộc tụ hội của các vị sĩ tử, chủ yếu là tham gia bàn luận về kì thi sắp tới, rồi giao lưu thơ ca văn vẻ.
Chỉ một thời gian ngắn sau, Dương chưởng quỹ quán trọ nhỏ cũng bị thuê hết phòng, Trần Hữu Dương là cái cá biệt vì có quen biết nên được an bài vào một gian phòng đơn cũng không quá ảnh hưởng hắn.
Hôm nay, Trần Hữu Dương có rảnh rỗi thời gian bèn đồng hành cùng mấy cái bạn mới quen cùng nhau đi dạo phố ngắm cảnh Hưng Hóa phủ.
Cũng không phải bọn hắn sĩ tử gặp cái gì người đều nghĩ kết giao, chủ yếu tham gia mấy vòng tụ hội sau đó dần dần hiểu biết người khác sau đó là trên tụ hội giao lưu thấy nói chuyện khá hợp cùng trải qua nhiều lần trao đổi cuối cùng tụ lại với nhau.
Bọn hắn lần này đi chơi cũng chẳng phải hoàn toàn là đi dạo chơi mà mỗi người đều đeo theo tay nải có gói ghém lấy một chút sách vở tìm nơi thoáng mát rộng rãi đổi lấy một chỗ giao lưu.
Chủ yếu là trao đổi một số thông tin cơ bản cùng với dự đoán phạm vi đề thi năm nay như thế nào để cùng nhau chuẩn bị, chỉ có ngốc mới lôi hết mình bản sự ra để trao đổi.
Bởi, có thể hôm nay xưng huynh gọi đệ nhưng ngày mai tại trường thi bọn hắn là đối thủ, có thể giữa đường gặp nhau rồi chịu cùng nhau chia sẻ một ít gì đó đã là cực hạn rồi.
Cứ như vậy, một tháng sau khi mà lục tục các thí sinh từ nơi khác đã gần như tụ tập đầy đủ, thời gian dự thi cũng bắt đầu.
Trải qua bốn kỳ thi, Trần Hữu Dương cả người nhẹ nhõm, thời gian sau đó là bọn hắn các sĩ tử lại tiếp tục tìm nhau giao lưu hội, trao đổi quan điểm của mình về đề thi, rồi mình làm bài như thế nào chờ đợi lấy ngày yết bảng.
“Trần huynh, ngươi lý giải như thế nào về kỳ này đề thi?”
Người hỏi là một người bạn trong nhóm trước đây của Trần Hữu Dương, bọn hắn nhóm người này cũng là tập hợp khá nhiều người học tốt, chỉ có một vài người không qua được các kì trước, còn lại đúng năm người tham gia kỳ thứ tư.
Trần Hữu Dương trầm ngâm một chút sau đó nói:
“Đề thi lần này nói về Thái tổ hoàng đế đánh giặc ngoại xâm lập nên Đại Vũ quốc quá trình, chắc cũng một phần là sắp được ba trăm năm lập quốc, xem xét hiện nay thời thế để luận lấy Đại Vũ quốc đã phát triển như thế nào.”
Sau đó vài người lại đưa ra quan điểm cùng cách làm của mình, chủ yếu là tìm lấy từ đồng bạn khẳng định để làm yên lòng mình mà thôi.
---

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.