Năm 2000 : Từ Chạy Án Bắt Đầu.

Chương 2: Việt Nam Không Phải Việt Nam.




Chương 2 : Việt Nam Không Phải Việt Nam.
Cao Thanh Minh chưa từng yêu thích học tập nhưng hắn thật sự thương mẹ hắn cho nên hắn học tập rất giỏi.
Không thích học tập, chỉ học để mẹ vui lòng ấy vậy mà vẫn có thể học giỏi ? đủ để thấy ‘gen’ của Cao gia tốt, Cao Thanh Minh cực kỳ thông minh cùng sáng dạ.
Đầu những năm 2000, nếu như mấy đứa trẻ cùng trang lứa còn đang đá bóng bắn bi thì Cao Thanh Minh thậm chí đã bắt đầu học lập trình, học ngôn ngữ C++ học về HTML cùng Java Script.
Cũng không phải là Cao Thanh Minh lấy hết hào quang của Cao Thanh Lâm mà là hai anh em nhà hắn đều cực có thiên phú trong lĩnh vực lập trình hơn nữa khác với Cao Thanh Lâm còn phải tự mày mò học tập, Cao Thanh Minh có chính anh trai dạy hắn.
Về học lực, Cao Thanh Minh 4 năm liên tiếp học sinh giỏi hơn nữa hắn còn thi vào trường cấp 3 trọng điểm của thành phố, Trung Học Phổ Thông – Chu Văn An, lớp chuyên toán.
Đây còn là trong điều kiện hắn ‘bị ép học’ nếu Cao Thanh Minh toàn lực học tập thì còn đến mức nào ?.
“Chuyên toán . . . mẹ nó”.
Ngồi ở trên giường, Minh không khỏi nhếch miệng.
“Cũng thật sự có quá nhiều trùng hợp”.
Trước khi cha mẹ hắn mất, kiếp trước Minh cũng học cực giỏi, cũng thi vào chuyên toán của Chu Văn An, đáng lý ra hắn sẽ có những năm tháng cấp 3 đẹp như mơ nhưng hiển nhiên đời thì không như mơ.
Sau khi cha mẹ hắn mất, hắn triệt để suy đồi, cũng không còn hứng thú với học tập thậm chí Minh xin thôi học 1 năm, năm sau học lại.
Hắn trước đây rất yêu thích toán học nhưng sau biến cố, Minh lại đối với những con số vô hồn cực kỳ xa lạ thậm chí ghét bỏ mà chuyển sang yêu thích văn học, hắn thích thả hồn vào những con chữ, mơ về những giấc mơ xa vời, những . .. thế giới mà hắn không thể đặt chân đến.
Phải biết từ trước đến nay Minh vẫn luôn yêu toán cùng ghét văn nhưng sau biến cố ấy hắn lại chuyển sang yêu thích văn học, cực thích đọc sách.

Hắn sau khi học lại cũng xin đổi từ chuyên toán sang chuyên văn, kể từ đó cũng không quay đầu lại.
Lực học của Minh thời cấp 3 thật sự rất bình thường nhưng có 3 môn bản thân Minh không thua kém bất cứ ai đấy chính là Tiếng Anh – Ngữ Văn cùng Lịch Sử.
Ba môn học này đừng nói trong lớp, trong toàn trường thì Minh vẫn luôn top đầu, có thể không một mực chiếm top 1 nhưng cũng chưa từng rời top 3.
Mà bây giờ . . . lại để hắn học chuyên toán ?.
“Ta kế thừa toàn bộ ký ức của Cao Thanh Minh nhưng không có nghĩa ta và hắn giống hệt nhau, ví như Cao Thanh Minh yêu thích toán học cùng những con số nhưng ta . . .lại không có hứng thú gì”.
Năm nay Cao Thanh Minh còn chưa vào lớp 10, đúng ra là còn chưa nhập học dù sao đây vẫn đang là nghỉ hè.
Kiến thức toán học trong đầu Cao Thanh Minh vẫn còn, đưa hắn làm bài hiển nhiên vẫn được nhưng mà đấy là Cao Thanh Minh.
Minh cũng không muốn 3 năm cấp 3 của hắn phải theo đuổi một bộ môn hắn không yêu thích, cần gì phải h·ành h·ạ mình như vậy ? học văn không thơm sao ?.
“Có lẽ phải tìm thời gian xin bà Dung cho đổi lớp học, chuyển xuống chuyên văn, bằng sự yêu chiều của bà Dung với con trai thì việc này cũng không khó”.
“Dĩ nhiên việc này không quan trọng, quan trọng là . . . Việt Nam cũng không còn là Việt Nam ta biết”.
Vì Cao Thanh Minh hồi cấp 2 học giỏi cho nên những kiến thức về lịch sử cùng địa lý của Việt Nam hiện tại bản thân Minh cũng nắm giữ toàn bộ hơn nữa còn rất đầy đủ.
Lịch sử Việt Nam không giống Việt Nam hắn biết.
Lịch sử bắt đầu thay đổi vào năm 1792.

Theo sử Việt, năm 1792 là năm Quang Trung Hoàng Đế mất nhưng lúc này không giống, trong lịch sử thế giới này rõ ràng ghi lại, Quang Trung Hoàng Đế mất năm 1802.
Quang Trung Hoàng Đế này sống thêm 10 năm, để lại cho nhà Tây Sơn một cơ đồ tương đối vững trãi cho nên cũng không có chuyện Nguyễn Ánh lật bàn, cũng không có Nguyễn Ánh mang người Pháp đánh vào Việt Nam.
Dĩ nhiên có một số thứ là tương đồng ví như Việt Nam vẫn cứ bị Pháp đánh chẳng qua là muộn hơn dù sao nhà Tây Sơn cũng chỉ tồn tại tới tứ thế, kéo dài triều đại hơn trăm năm mà thôi sau đó liền bị thực dân Pháp đô hộ.
Trong sách sử của Việt Nam ghi rõ, ngày 1/7 năm 1865 liên quân Pháp – Tây Ban Nha chính thức nổ súng đánh vào Đà Nẵng, bắt đầu xâm chiếm Việt Nam.
Pháp vẫn cứ đánh Việt Nam nhưng mà triều đình Tây Sơn cũng không có hàng giặc bởi vậy lại phát sinh ra một số vấn đề ví như . . . trong lịch sử của Việt Nam ở thế giới này cũng không có triều đình bù nhìn mà tồn tại một tổ chức do Pháp lập ra gọi là An Nam Đô Hộ Phủ.
Thực dân Pháp chiếm đoạt Việt Nam càng triệt để nhưng đồng thời tự tôn dân tộc người Việt càng cao dù sao triều đình Tây Sơn cũng không có hàng giặc mà là bị quân Pháp tiêu diệt.
Chiến có thể bại nhưng không thể sợ, trận có thể thua nhưng người không thua.
Tuy nhà Tây Sơn những năm cuối có rất nhiều vấn đề giống như bao xã hội phong kiến khác nhưng cũng coi như oanh liệt, cùng quân Pháp – Tây Ban Nha giằng co gần 5 năm mới rơi vào cảnh mất nước.
Sau đó . . . cũng không có gì thay đổi quá nhiều, bánh xe lịch sử vẫn quay nhưng mà có lẽ cũng bởi nhà Tây Sơn không lựa chọn quỳ gối cho nên người Việt Nam phản kháng càng mạnh.
Trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu vẫn diễn ra vào ngày 7/5 năm 1954, Việt Nam vẫn thành công bắt Pháp ngồi vào bàn đàm phán sau đó ký hiệp định Giơ-Ne-Vơ vào ngày 20/7/1954.
Đến năm 1960, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà chính thức được coi là toàn vẹn lãnh thổ.
Đến đây . . . lại có chuyển ngoặt, cụ thể là nước Mỹ cũng không nhảy vào Việt Nam.
Không phải bởi người Mỹ không tham nhưng theo Minh xem ra khả năng cao là bởi người Việt Nam càng thêm đoàn kết, quốc lực càng thêm mạnh mẽ, ít nhất Mỹ cũng không tìm thấy cơ hội quá lớn để nhảy vào.

Cho nên Việt Nam ở thế giới song song này cũng không đánh Mỹ.
Tiếp theo c·hiến t·ranh lạnh y nguyên vẫn đến, Việt Nam thậm chí bị Mỹ c·ấm v·ận càng thêm nặng nề bởi Việt Nam thuộc phe thân Liên Xô tuy vậy Việt Nam ở thời không song song này thật sự cầm ra được v·ũ k·hí h·ạt nhân cùng điện h·ạt n·hân.
Việt Nam có v·ũ k·hí h·ạt nhân cho nên không có c·hiến t·ranh biên giới phía Bắc, không có sự kiện Campuchia.
Có h·ạt n·hân trong tay mới có thể đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, ví như . . . Hoàng Sa cùng Trường Sa chẳng hạn.
Chung quy lại, Việt Nam trong ký ức của Cao Thanh Minh mạnh hơn Việt Nam trong ký ức của Minh không ít.
Việt Nam vẫn là Việt Nam nhưng đã không giống lắm.
Nói đơn giản như kinh tế, đây mới là năm 2000 nhưng mức lương trung bình của người lao động Hà Nội đã rơi vào khoảng 4-5 triệu.
Cùng thời điểm này ở Việt Nam trong ký ức của Minh thì thu nhập trung bình của người lao động đại khái 2-3 triệu.
Đơn vị tiền tệ vẫn là Việt Nam Đồng, 1 USD tương đương 20 ngàn Việt Nam Đồng.
Diện tích cũng không thay đổi quá nhiều nhưng có thể nói là toàn vẹn lãnh thổ.
Về mặt vị thế trong khu vực, Việt Nam có thể nói là anh cả của Đông Nam Á, có lẽ cũng chỉ có Indonesia có thể so sánh kinh tế với Việt Nam.
Cũng bởi Việt Nam không còn là Việt Nam mà hắn biết cho nên trong ký ức của Cao Thanh Minh cũng thiếu đi rất nhiều ca sĩ, diễn viên, tác phẩm văn học, âm nhạc . . .cứ như chưa từng xuất hiện qua vậy.
_ _ _ __
Việt Nam thay đổi, thế giới này cũng thay đổi.
Thế giới mà Cao Thanh Minh đang sống cũng không giống thế giới mà Minh từng sống.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.