Đầu tháng 2 năm 1211, hai thế lực ở miền tây Đại Việt là Lý Bát, hầu gia đất Đô Kim và Hà Cao, hào trưởng vùng Quy Hóa, đột nhiên xảy ra mâu thuẫn. Hai nhà Lý, Hà phát động cuộc chiến tranh toàn diện, dốc hết lực lượng, dàn quân tại điểm giao giới giữa hai vùng. Hà Cao suất lĩnh 8000 bộ binh, 250 kỵ binh, 10 thớt voi đóng ở ấp Lương Xá. Lý Bát dẫn 7500 bộ binh, 400 kỵ binh, 30 thớt voi đóng ở ấp Thạch Cân.
Chiến sự giữa hai nhà được loan truyền khắp hang cùng ngõ hẻm trên toàn quốc. Dân chạy nạn ở hai vùng kinh hoàng kể lại những trận chiến đẫm máu của hai thế lực. Vừa giáp mặt, hai nhà đã xua quân chiến đấu một trận nghiêng trời lệch đất, cả một vùng quanh khu vực chiến sự trở nên tan hoang, cây cối ngả nghiêng, bụi đất bay mù, khói lửa ngút trời, người chết la liệt, máu chảy thành sông. Sau trận chiến kinh thiên động địa ấy, hai phe chia quân tỏa ra chiếm đóng các làng mạc của hai vùng, giành giật nhau từng tấc đất. Hai người lãnh đạo của hai vùng là Lý Bát và Hà Cao đồng thời tuyên bố, nhất quyết phải lấy được đầu của đối phương, không chết không ngừng.
Người ta đồn đại nguyên nhân của cuộc chiến là do con trai cả của Hà Cao và con trai thứ ba của Lý Bát đi du ngoạn ở Phú Lương. Xui rủi thế nào hai vị công tử cùng lúc gặp một nàng thiếu nữ duyên dáng như tiên nga, xinh đẹp tuyệt trần, thế gian hiếm có. Vì tranh giành mỹ nhân, hai vị công tử xung đột với nhau, công tử họ Hà đánh cho công tử họ Lý bất tỉnh nhân sự, thương tích trầm trọng.
Xót con, Lý Bát sai người đi Quy Hóa hạch tội Hà Cao, yêu cầu phải mang con trai cả đến Đô Kim dập đầu nhận lỗi. Không biết tên sứ giả Đô Kim nói năng thế nào, khiến Hà Cao nổi giận đánh cho tên sứ giả một trận thừa sống thiếu, đuổi thẳng cổ khỏi Quy Hóa. Lý Bát nổi cơn thịnh nộ kéo quân tiến đánh, quyết san bằng Quy Hóa. Hà Cao không chút sợ sệt, tập hợp lực lượng mang quân nghênh chiến. Và cuộc chiến tranh giữa hai thế lực thâm căn cố đế ở miền tây Đại Việt đã được khơi mào.
* * * * * * * * * *
Ở miền nam Đại Việt, gia tộc họ Trần đột nhiên phát hiện một số kẻ khả nghi có hành tung mờ ám, chuyên đi thăm dò động tĩnh trong vùng Hải Ấp. Khi điều tra cặn kẽ, thám tử họ Trần đã phát hiện ra những kẻ đó là người của gia tộc họ Phạm.
Gia tộc họ Trần liền cho người đi hỏi rõ trắng đen thì Phạm Lãi chối phắt mọi chuyện rồi chém đầu kẻ đến chất vấn. Không những thế Phạm Lãi bất ngờ điều 3000 bộ binh, 100 kỵ binh tràn vào Hải Ấp, đánh chiếm một số nông trang giáp giới Nam Sách. Gia tộc họ Trần không kịp trở tay, bị chiếm mất ba huyện Minh Châu, Đăng Xá, Hồng Việt.
Nhưng chỉ sau ít ngày, họ Trần tổ chức phản kích, Trần Hoằng Nghi và con trai là Trần An Bang huy động 1 vạn bộ binh, 300 kỵ binh tiến quân thần tốc. Dựa vào người đông thế mạnh lực lượng họ Trần đã thành công đánh bật quân chiếm đóng của Phạm Lãi. Thừa thế xông lên, quân lính Trần tộc đánh thẳng vào đất Nam Sách.
Phạm Lãi một mặt đích thân lên thủ phủ Hồng Châu cầu cứu Đoàn Thượng xuất binh tương trợ đánh lui nhà Trần. Phạm Lãi nguyện cúi đầu thuần phục Đoàn Thượng, đưa nhân tài thiết kế cơ quan trong gia tộc lên Hồng Châu để thiết đặt cạm bẫy, cơ quan cho Đoàn Thượng. Mặt khác, Phạm Lãi kiên trì điều binh chống trả quân đội Trần tộc.
Thế tiến công của lực lượng nhà Trần dồn dập như sóng vỗ bờ, đánh cho họ Phạm thoái lui liên tục. Phạm Lãi bèn lui về bên bờ sông Thủy Tạ, đóng quân mai phục, thiết kế hằng ha sa số cạm bẫy, hòng chặn đứng bước tiến của nhà Trần. Nhà Trần dàn quân vây bức quân lính họ Phạm, lực lượng quân binh kéo đến càng lúc càng đông, quân số đạt ngưỡng 1,5 vạn.
Ngày 13 tháng 2 năm 1211, Đoàn Thượng nhanh chóng đưa 5000 tinh binh tiếp viện, kết hợp với toàn bộ quân đội của họ Phạm là 9000 bộ binh, đánh úp quân đội nhà Trần. Con trai Đoàn Thượng là Đoàn Phương cùng với Phạm Lãi và tướng lĩnh tung quân đột kích, xung phong hãm trận.
Hai phe lao vào nhau hỗn chiến, vì số lượng quân lính hai bên ngang ngửa nên không bên nào chiếm được phần hơn. Gia tộc họ Trần biết họ Phạm đã quy phục Đoàn Thượng, khó lòng đánh nổi đất Nam Sách, bèn cho quân đóng trại phòng thủ ở những vùng mới chiếm được, không tổ chức tấn công nữa. Phạm Lãi chia quân ra nhiều ngả, thực hiện chiến thuật du kích, ngày đêm đánh lén quân lính nhà Trần.
* * * * * * * * * *
Ở mặt trận phía tây, Lý Bát ngầm gửi thư cho Nguyễn Nộn, tỏ ý xin gia nhập dưới trướng họ Nguyễn với điều kiện phải giúp Lý Bát đánh tan thế lực họ Hà. Nguyễn Nộn suy đi tính lại, chần chừ không quyết, cứ mãi ỡm ờ để vậy.
Bên phe họ Hà, Hà Cao cho con trai cả mang thư lên đất Hồng Châu cho Đoàn Thượng. Hà Cao xin Đoàn Thượng đưa quân vòng tới mặt trên Đô Kim từ hướng bắc, đánh úp Lý Bát, Hà Cao từ bên dưới dẫn quân đánh thốc lên, quân họ Lý tất bại. Khi đó Hà Cao sẽ vĩnh viễn tuân theo lời hiệu triệu của họ Đoàn, dù cho Đoàn Thượng có đăng cơ xưng đế, Hà Cao cũng nhất mực chi trì.
Đoàn Thượng đã có họ Phạm, nay mà có thêm họ Hà nữa thì khác nào như hổ mọc thêm cánh. Đoàn Thượng đọc những lời lẽ thống thiết trong thư do Hà Cao gửi đến cảm thấy bùi tai lắm, liền gật đầu đồng ý, viết thư phúc đáp cho Hà Cao định ngày xuất quân và giữ con trai cả của Hà Cao ở lại để làm tin.
Nguyễn Nộn ở Bắc Giang thấy Đoàn Thượng rục rịch điều binh khiển tướng ở phía bắc Hồng Châu, đem lòng sinh nghi, cho người điều tra hư thực. Rốt cuộc vẫn không rõ Đoàn Thượng đang bày quỷ kế gì, Nguyễn Nộn đánh tiếng cảnh báo Đoàn Thượng không được làm càn, nếu không Nguyễn Nộn sẽ có hành động đáp trả. Đoàn Thượng vờ bảo với Hà Cao chỉ là hình thức luyện quân thông thường sẽ cho giải tán ngay, nhưng hắn vẫn tổ chức hợp quân, tuy nhiên chuyển sang kín kẽ, thầm kín hơn.
* * * * * * * * *
Đang lúc tình hình chiến sự của Đại Việt nóng dần theo từng ngày, Châu Vĩnh An nằm trên lộ Hồng thuộc địa bàn của Nguyễn Nộn, đột nhiên xảy ra chuyện. Đoàn lái buôn tơ lụa vùng Hồng Châu xung đột với giới nho sĩ vùng Bắc Giang. Nghe kể lại những thương nhân này đã lớn tiếng mạt sát những nho sĩ trong một quán rượu, hai bên không ai nhường ai dẫn đến ẩu đả. Thương nhân luôn có hộ vệ bên người nên đã đánh cho mấy nho sĩ trói gà không chặt kia thụ thương nghiêm trọng.
Trùng hợp thay, trong đám nho sĩ lại có một người là em trai bên vợ của một vị quan văn có uy tín cực cao dưới trướng Nguyễn Nộn. Gã em vợ của viên quan được bạn bè trong giới xúi giục, khích tướng, máu yêng hùng nổi lên, bèn tập hợp nhân mã hè nhau đi trả thù. Kết quả, đoàn lái buôn bị vây đánh thê thảm, hàng hóa bị phá hư hỏng toàn bộ, thất thểu kéo nhau về Hồng Châu. Những kẻ thương nhân bị thua lỗ toàn bộ chuyến hàng, bực tức bất cam, kể chuyện lại cho một người bạn nho gia nghe, gã này hiến kế mướn sát thủ giết chết tên đầu lĩnh du côn dám sai người đánh đập chúng. Vài ngày sau, dân làng ở châu Vĩnh An thấy xác hàng chục người, trong đó có gã em vợ viên quan, nằm chỏng chơ ngoài bờ sông, tay chân bị đánh cho dập nát, thân thể bị hành hạ hết sức thê thảm.
Không biết từ đâu mà tin tức đoàn thương nhân của gia tộc họ Đoàn sai người giết em vợ của viên quan vùng Bắc Giang, CiFXD lan truyền khắp hai vùng Bắc Giang, Hồng Châu. Toàn bộ giới sĩ phu Bắc Giang cực kỳ phẫn nộ, tới tấp gây áp lực đòi hỏi Hồng Châu phải có câu trả lời thỏa đáng. Viên quan có người em vợ bị giết chết lên gặp Nguyễn Nộn, cầu xin Nguyễn Nộn đứng ra chủ trì công đạo.
Nguyễn Nộn gửi thư sang Hồng Châu, yêu cầu Đoàn Thượng giải thích rõ ràng sự việc, trả lại công bằng cho dân chúng vùng Bắc Giang. Đoàn Thượng không phúc đáp ngay, cứ lần lữa ngày này qua ngay khác, bảo rằng phải cho người điều tra cặn kẽ rồi mới có thể chính thức trả lời.
Tuy Nguyễn Nộn rất bực bội trước thái độ của Đoàn Thượng, vì Nguyễn Nộn còn phải cân nhắc nhiều mặt nên Nguyễn Nộn có thể nhẫn, nhưng đám nho sĩ Bắc Giang không thể nhịn. Giới sĩ phu Bắc Giang kéo nhau tới những châu, huyện của Hồng Châu nằm gần Bắc Giang hô hào, biểu tình, viết thơ, làm văn chửi bới nhục mạ người Hồng Châu một cách thậm tệ. Bên cạnh đó, họ còn tác động vào tầng lớp quan lại vùng Bắc Giang, gây áp lực lên những người lãnh đạo.
Nho gia Hồng Châu căm tức trước những lời phỉ báng của giới sĩ phu Bắc Giang, đua nhau múa bút phản bác, chế giễu sĩ phu Bắc Giang. Hai phe lời qua tiếng lại, không ai chịu ai, mâu thuẫn bị đẩy lên cao trào, từ tầng lớp bình dân, tầng lớp thương gia, đến tầng lớp tri thức giữa hai vùng xảy ra xung đột ngày một leo thang. Số lượng người bị thương, người chết tăng dần theo từng ngày, quân đội hai vùng không khống chế được dần dần tham gia vào cuộc hỗn chiến, cho đến khi lãnh đạo hai nhà không thể kiềm nén được cơn giận dữ khi có cả người trong gia tộc của mình cũng bị hại chết vô cùng nhẫn tâm, thì ngọn lửa chiến tranh giữa hai thế lực hùng mạnh trấn giữ hai vùng Bắc Giang và Hồng Châu bắt đầu bùng cháy.
Ngày 5 tháng 3 năm 1211, Đoàn Thượng giao cho Đoàn Phương điều động 1 vạn quân phòng thủ ở phía nam đề phòng nhà Trần. Còn hắn đích thân dẫn 1 vạn bộ binh, 700 kỵ binh, 6 thớt voi vượt sông Như Nguyệt tấn công chớp nhoáng, chiếm đóng các huyện Việt Yên, Việt Lạc, Thông Bạch, Nguyệt Đàn, Thương Dương, Đào Hoài, Nghinh Trường, Yên Dũng của Bắc Giang. Tại đây, Đoàn Thượng không tấn công ngay mà chia quân cướp bóc, đốt phá khắp nơi, cho người của gia tộc họ Phạm đi thiết đặt cơ quan phòng thủ dày đặc các huyện mới chiếm được. Ngay tức khắc, Nguyễn Nộn tập hợp binh lực toàn vùng lên tới 2,1 vạn bộ binh, 900 kỵ binh, 10 thớt voi ồ ạt xuôi nam công thẳng vào đại quân của Đoàn Thượng.
Ở các châu, các động, các trại khác trên cả nước ngầm điều động tráng đinh, tập hợp quân ngũ trong vùng. Kẻ dương cờ tự xưng vương, kẻ chớp thời cơ tấn công tru diệt kẻ thù, kẻ co cụm phòng thủ...
Chiến tranh lan tỏa khắp nơi, Đại Việt tứ phân ngũ liệt, người dân ai oán ngập trời, tiếng than khóc vang tận thiên không...
Không Khoa Học Ngự Thú Truyện sủng thú cực hay, phá đảo mọi bảng xếp hạng tại Trung. Mn không nên bỏ lỡ siêu phẩm!