Về Thời Trần Bán Thực Phẩm Chức Năng

Chương 51: Ròng rọc.




Chương 51 : Ròng rọc.
Sáng hôm sau Mạnh lại lên ngựa để đến Gia trang, đang ngồi trong phòng uống trà nghĩ lại những giây phút hạnh phúc đêm qua bất giác anh mỉm cười, lúc này có tiếng mở cửa một người bước vào. Mạnh nhận ra đó là viên quan bên Công bộ đang cùng anh giá·m s·át việc sản xuất v·ũ k·hí, anh đứng lên chào, viên quan hỏi.
-Hôm qua đệ đi đâu mà biến mất cả ngày, tướng quân Phạm Ngũ Lão có qua đây để gặp bàn việc bàn giao nốt lô súng thần công để trang bị cho thành Thăng Long mà không thấy. Ta hẹn sáng nay quay lại đấy chắc lát sẽ đến.
Mạnh gãi đầu.
-Hôm qua đệ có chút việc riêng nên không đến được, ở xưởng có vấn đề gì không huynh.
Viên quan lắc đầu.
-Ở xưởng đúc súng thì không có vấn đề gì, nhưng hiện trong kho đang có vấn đề. Hiện súng đúc ra thì nhiều nhưng các nơi vận chuyển chậm quá nên chất đầy kho. Mấy khẩu súng thần công lớn rất nặng lên nhấc lên nhấc xuống rất khó phải tập trung đông người, sơ xuất là có thể x·ảy r·a t·ai n·ạn. Giá có thiết bị gì giúp việc nâng hạ mấy khẩu súng này thì tốt.
Mạnh nhớ ra, mấy khẩu súng lớn nặng đến ba trăm kilogram. Mỗi lần cần cả chục người dùng đòn gánh mới nhấc lên được, lúc vận chuyển không may đứt dây hoặc có ai vấp ngã súng rơi đè vào chân thì nhẹ gẫy chân, nặng thì tàn tật suốt đời nên mọi người di chuyển rất chậm và cẩn thận. Thời nhà Trần việc dùng ròng rọc chưa phổ biến, nhất là hệ thống pa lăng và ròng rọc động nên việc kéo các vật nặng lên cao rất khó khăn. Đúng lúc này thấy Phạm Ngũ Lão bước vào. Mạnh đứng dậy hành lễ.
-Chào tướng quân.
Phạm Ngũ Lão đáp lễ và nói/
-Hôm qua đến nhưng không gặp, hôm nay gặp ngài để bàn chút việc. Số súng lần trước nhận mà mất gần ba tháng mới lắp xong. Súng khá nặng lên việc vận chuyển lắp đặt lên tường thành khá vất vả. Đợt tới súng được chuyển tới các quan ải ở phía Bắc tường cao và lối lên xuống hẹp càng khó vận chuyển lên tường quan ải. Tại hạ đang hỏi xem ngài có cách nào để giúp cho việc lắp súng nhanh hơn không vì hiện tại việc binh đang rất gấp.
Mạnh trầm tư một lát rồi nói.
-Tại hạ có một biện pháp nhưng chắc để một tuần nữa thì sẽ hoàn chỉnh thiết bị này. Một tuần nữa tướng quân tới để xem có khả thi không nhé.
Phạm Ngũ lão nói.
-Vậy làm phiền ngài, tuần nữa tại hạ quay lại.
Phạm Ngũ Lão đi rồi, Mạnh lại lấy bút chì vẽ và thiết kế hệ thống cần cầu đơn giản và pa lăng để có thể giúp việc cẩu vật nặng lên cao. Ròng rọc là một loại máy cơ đơn sản có cấu tạo từ một bánh xe gắn trục và một sợi dây mềm, dây thừng, cáp hoặc xích, bánh xe có rãnh còn gọi là puly. Có hai loại ròng rọc là ròng rọc có định và ròng rọc di động. Ròng rọc được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau thành một hệ thống ròng rọc để truyền năng lượng và chuyển động. Trong chuyền động đai, các puly được gắn vào trục của chúng, công suất giữa các trục sẽ được chuyền qua hệ thống dây đai. Nói một cách đơn giản nhất, việc giảm trọng lượng của một tải nhất định được giảm, bằng số lượng ròng rọc được sử dụng trong hệ thống ròng rọc hỗn hợp. Một hệ thống sử dụng sáu ròng rọc để nâng một vật sẽ có cảm giác như người dùng đang thực sự nâng một phần sáu trọng lượng của vật đó người ta gọi là palăng, đây là hệ thống ròng rọc tối ưu nhất. Bằng cách sử dụng loại hệ thống này, một tời nhỏ hơn nhiều thường có thể thực hiện công việc của một thiết bị lớn hơn nhiều trong khi vẫn mát và tiêu thụ ít năng lượng hơn nhiều.
Hiện tại có sắt lên việc làm khuôn để tạo các bánh xe có rãnh là khá đơn giản, quan trọng là việc kết hợp các bánh xe và tìm được vật liệu phù hợp làm cần trục để chịu lực mới quan trọng. Sau vài ngày vẽ anh cũng thiết kế xong hệ thống cẩu đơn giản, gồm một puly gắn ở đầu một cái cần bằng gỗ lim dầy, nối với một ròng rọc động có gắn móc. Một đầu dây nối với puly chạy dài trên cần gỗ bằng một cái rãnh khoét trên thân cần một đầu nối với một trống tời có tay quay để kéo móc lên xuống. Một đầu trống tời có bánh răng thép gắn với một cái phanh để phanh trống tời cố định vật đang treo không cho nó nên hoặc xuống. Chống tời và cần trục được gắn vào một cái mâm bằng gỗ lớn phía dưới có lắp bánh xe để dễ di chuyển.
Ngoài ra anh còn thiết kế hệ thống palăng lắp trên một cổng trục có xà ở giữa là dầm sắt bắt với hai cột gỗ lim lớn ở hai bên. Hai cột gỗ lim cũng được gắn bánh xe để thuận tiện cho việc di chuyển. Sau khi xong bản thiết kế anh cho đám công tượng triển khai đổ khuôn và lắp ráp hệ thống ròng rọc. Tuy nhiên dùng thử một thời gian bằng dây thừng thì thấy chất lượng dây không bền nếu kéo vật nặng nhiều dây bị ẩm dễ bị đứt lúc đó rất nguy hiểm, anh đành phải thay bằng xích sắt. Một tuần sau y hẹn Phạm Ngũ Lão cùng một vị quan bên Bộ Hộ đến đến xem thiết bị của anh.
Nhìn thiết bị công trục chỉ cần một người có thể dễ dàng nhấc khẩu pháo lên cao, chiếc cần cầu cần hai người phối hợp có thể nâng vật nặng lên và xoay đi hướng khác hạ xuống Phạm Ngũ Lão và viên quan Bộ Hộ đều tỏ ra vui mừng. Viên quan Bộ Hộ nói.
-Hiện việc xây lũy ở sông Như Nguyệt đang vất vả vì thiếu các thiết bị nâng hạ như của các hạ. Tôi tin nếu có thiết bị này việc xây dựng chiến lũy, thành quách và lắp đặt pháo sẽ nhanh hơn rất nhiều. Để tôi bẩm báo về triều đình nhanh chóng cho triển khai việc sản xuất và dùng thiết bị này.
Phạm Ngũ Lão cũng tiếp lời.
-Đợt rồi bên đóng thuyền cũng nói khó khăn vì chiếc thuyền mới mạn cao khó cho việc lắp pháo. Nhưng với hệ thống cẩu này tôi nghĩ việc lắp pháo dễ dàng hơn nhiều.
Mạnh nhớ lại lần trước theo gợi ý của anh, Hưng đạo Vương đã cho đóng năm chiếc thuyền Mông Đồng loại hai tầng cỡ lớn. Do chiến thuyền của Đại Việt chủ yếu hoạt động ở vùng sông và ven biển nên đáy tàu bằng, dùng sức chèo là chính nên thuyền nhỏ không như thuyền của Nguyên Mông là loại lớn chạy ngoài biển nên khi giao chiến ở vùng biển thuyền ta sẽ bất lợi do thuyền Nguyên Mông to có lắp máy bắn đá và máy bắn tên cỡ lớn. Chỉ khi vào vùng sông thuyền Đại Việt nhỏ thuận tiện cho việc xoay trở thì mới có thể đánh được những chiếc thuyền lớn cồng kềnh của địch. Việc đóng năm chiếc thuyền lớn có lắp mỗi bên mạn ba thần công và ở phía trước một khẩu cối pháo là để có thể chiến đấu với những thuyền lớn của Nguyên Mông có lắp máy bắn đá và máy bắn tên cỡ lớn. Vì lần đầu triển khai lắp pháo trên thuyền nên đội đóng tàu có những lúng túng nhất định, thỉnh thoảng Hưng Đạo Vương có gửi thư cho anh để hỏi ý kiến, Mạnh không có nhiều kiến thức về thuyền bè nên anh chỉ phác họa các ý tưởng hoặc vẽ hình để cho các công tượng hình dung để đóng tàu. Anh còn thiết kế loại đạn riêng cho súng thần công của thủy quân là dùng sợi dây xích nối với hai viên đạn gang để khi bắn đạn quay phát vỡ mạn thuyền hoặc cột buồm gọi là đạn hồ điệp.
Nếu có thời gian kịp làm trước c·hiến t·ranh nổ ra hai mươi chiếc Mông Đồng cỡ lớn có gắn súng thần công thì hạm đội của Đại Việt có thể đương đầu với hạm đội của Nguyên Mông. Nhìn hai vị quan hài lòng rời đi Mạnh mới nhớ đến việc thiết kế bếp lẩu nướng và nồi lẩu cho nhà hàng của mình. Anh ngồi xuống hồi tượng lại những chiếc bếp nướng ở các nhà hàng nướng thời mình để thiết kế cho phù hợp thời này.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.