Về Thời Trần Bán Thực Phẩm Chức Năng

Chương 58: . Duyệt Binh




Chương 58. Duyệt Binh
Sau đợt nghỉ Tết, Mạnh lại quay lại nghiên cứu công thức sản xuất lương khô. Anh trộn thử nghiệm với các công thức khác nhau sữa bò với bột gạo, đậu xanh và trứng để thêm chất dinh dưỡng, dùng thử hạt sen thay thế cho đậu xanh, dùng nước dừa thay cho sữa. Mất nửa tháng suốt ngày trộn và nướng bánh thì cũng làm ra một số công thức mới. Sau khi hoàn thiện công thức anh chuyển cho bộ hộ để triển khai làm hàng loạt cung cấp lương thực cho q·uân đ·ội.
Lúc này Khánh Dư cũng báo đã tìm được địa điểm phù hợp, anh cần chuẩn bị dây chuyền sản xuất và đào tạo người gấp trước khi c·hiến t·ranh xảy ra. Mạnh thuê người sản xuất theo dây chuyền anh thiết kế, cẩn thận hơn mỗi nơi anh đặt một loại thiết bị tránh bị người ta đánh cắp. Anh đào tạo cho những người Khánh Dư tuyển dụng để nhanh chóng nắm bắt bí quyết sản xuất.
Cùng lúc này để cổ vũ sĩ khí cho q·uân đ·ội cũng như cho hoàng tộc, Hưng Đạo Vương quyết định tổ chức lễ duyệt binh tại bến Bình Than trong nửa tháng tới để các lộ quân của Triều đình tập hợp. Khác với lễ duyệt binh và diễu binh sau này, lễ duyệt binh thời Trần các đơn vị tham gia đầy đủ, Đức Vua và Hưng Đạo Vương sẽ cưỡi ngựa duyệt các cánh quân đó, sau đó sẽ không có phần diễu binh các cánh quân đi qua lễ đài như ngày nay. Số lượng binh lính của triều đình là mười vạn, việc bố trí tập trung mười vạn quân cùng một lúc cũng không phải là vấn đề dễ dàng, số lượng người tập hợp sẽ kéo dài vài dặm.
Mạnh cùng các quan trong triều đến dự lễ duyệt binh, anh thấy tinh kỳ rợp đất, gươm đao sáng lòa. Năm nay ngoài các cánh quân kỵ binh, bộ binh, tượng binh thủy quân thì còn có sự tham gia của pháo binh là cánh quân mới. Hưng Đạo Vương và Hoàng Thượng Trần Nhân Tông cưỡi ngựa duyệt binh, các quan thì đứng quan sát từ phía xa. Kỵ binh không phải là cánh quân chủ lực vì Đại Việt nhiều ruộng và đất chiêm trũng lên không phù hợp phát triển. Nhân số chỉ khoảng một vạn kỵ. Những con ngựa là giống ngựa cỏ Vân Nam có sức chịu đựng dẻo dai nhưng sức vóc nhỏ, không mạnh trong việc tăng tốc. Kỵ binh mạnh về tính cơ động nên nó chủ yếu phù hợp với lối đánh tập kích bất ngờ. Kỵ binh chia là hai đội, một đội bắn cung và một đội dùng giáo để t·ấn c·ông.
Bên cạnh cánh kỵ binh là tượng binh. Một trăm con voi chiến đứng sừng sững như những ngôi nhà di động. Trên lưng các con voi, ngoài quản tượng còn có hai cung thủ chuyên tiêu diệt kẻ địch trong vòng một trăm bước. Tiếp theo là khẩu pháo loại nhỏ đặt giữa lưng voi và pháo thủ. Khẩu pháo được đặt trên bệ gỗ có thể xoay 180 độ, hai cung thủ có thể hỗ trợ bằng việc ném các hỏa hổ nếu số lượng bộ binh địch áp sát đông. Mỗi con voi như một cỗ xe tăng, đây là binh chủng mà kỵ binh Mông Cổ ngại giáp mặt nhất.
Bên cạnh tượng binh là cánh quân pháo binh, l·ực l·ượng c·hiến đấu mới nhất. Trăm khẩu pháo bằng đồng dưới ánh nắng sáng chói mắt như vàng. Những khẩu pháo đặt ở thành hoặc pháo đài thì được đặt bên bệ gỗ lớn có bốn bánh để di chuyển. Những khẩu pháo cần di chuyển để t·ấn c·ông hỗ trợ thì được đặt trên bệ có hai bánh xe lớn và càng pháo để cố định khi bắn. Với một nghìn khẩu pháo được bố trí ở các nơi đây là lực lượng mà Hưng Đạo Vương kỳ vọng có thể gây được nhiều tổn thất cho quân địch và ngăn được bước tiến của kỵ binh Mông Cổ. Ngoài pháo thì cánh quân pháo binh còn có những giàn hỏa tiễn Thăng Long, tuy bắn không chính xác nhưng việc tập trung bắn tên số lượng lớn có thể gây t·hương v·ong đáng kể khi quân địch t·ấn c·ông số đông.
Kế bên pháo binh là bộ binh, lực lượng đông đảo nhất của q·uân đ·ội Đại Việt. Tinh nhuệ trong bộ binh là đội quân Cấm vệ quân. Thánh Dực là đội quân tinh nhuệ trong tinh nhuệ. Đội quân Thánh Dực chia làm Thánh Dực Quân và Thánh Dực Dũng Nghĩa. Thánh Dực Quân chuyên bảo vệ Vua, cho nên xuất thân thuộc tầng lớp Hoàng gia. Trong khi đó Thánh Dực Dũng Nghĩa là đội quân thiện chiến hơn, từ xuất thân cho đến huấn luyện đều rất đặc biệt, thậm chí kỳ lạ hiếm có.
Những người thuộc đội quân Thánh Dực Dũng Nghĩa vốn là những đứa trẻ từ tấm bé không người thân thích, không chốn dung thân, được Triều đình nhận nuôi nấng. Ngoài ra còn có những ai gia cảnh quá khó khăn buộc phải làm đầu trộm đuôi c·ướp và bị triều đình bắt được, biết họ ă·n t·rộm do quá nghèo khổ mà bất đắc dĩ phạm tội, nên thu nạp cưu mang họ. Ngoài ra còn có những người cùng đinh của xã hội, không nhà cửa, cô nhi không ai quan tâm cũng được thu nạp vào đội quân này.
Đội quân này được thu nạp từ lúc còn nhỏ hay trẻ tuổi, được đào tạo võ công đánh trận rất bài bản với kỷ luật nghiêm khắc, được đối xử và hưởng lương cao như những quân thiện chiến khác. Qua nhiều năm rèn luyện cho đến tận khi trưởng thành nên đội quân này vô cùng thiện chiến, lại có kỷ luật nghiêm, có thể đương đầu với đội quân đông hơn rất nhiều lần. Ngoài ra do quân Thánh Dực Dũng Nghĩa có xuất thân nghèo khó không nơi nương tựa, được Triều đình cưu mang nên họ tuyệt đối trung thành, luôn chiến đấu với tinh thần cảm tử, không ngại gian khó, quyết chiến đến cùng và không có khái niệm đầu hàng. Đội quân này số lượng chỉ có năm nghìn người nhưng là đội bộ binh có sức chiến đấu lớn nhất. Trong lịch sử cuộc chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai chỉ với sáu trăm quân Thánh Dực và hai trăm thân binh Trần Bình Trọng đã ngăn chặn được hàng nghìn quân Thoát Hoan đang truy đuổi vua Trần trong một ngày ở bãi Thiên Mạc.
Tiếp đến là đội quân cung thủ, các cung thủ khó đào tạo hơn so với nỏ tiễn vì ngoài sức mạnh của đôi tay để kéo cung cần phải có con mắt tinh nhanh và khả năng phán đoán. Đội quân năm nghìn người này cũng là đội quân có ưu thế về đánh xa hơn các đội quân bộ binh khác. Cánh quân nỏ tiễn được bổ sung thêm nỏ liên châu theo mẫu nỏ thần An Dương Vương cũng là một cánh kỳ binh được Trần Quốc Tuấn hy vọng trong việc phòng thủ. Với những tên bắn liên hoàn sẽ tạo ra trận mưa tên để ngăn chặn kẻ thù vượt xa các loại nỏ thông thường.
Xếp bên cạnh đông nhất là trong đám bộ binh là đội trường thương và đao. Trường thương cũng là v·ũ k·hí để chống lại kỵ binh hữu hiệu khi lập thành từng đội và bố trí thế trận hợp lý. Bên cạnh trường thương là đội đao thủ với đao và khiên bằng mây. Với tay khiên tay đao có công có thủ, đây là đội quân có lợi thế khi đánh giáp lá cà với bộ binh địch.
Sau khi đi qua đội bộ binh với trường thương và đao thuẫn Trần Hưng Đạo và Đức vua đi đến đội quân thiếu niên của Trần Quốc Toản. Anh đã về quê tập hợp được một nghìn người cùng tuổi, được Chiêu Văn Vương và Mạnh hỗ trợ đội quân này được trang bị gươm đao khá tề chỉnh. Lá cờ thêu sau chữ vàng “ Phá Cường địch, báo Hoàng ân “ bay phần phật trong gió Đức Vua mỉm cười gật đầu hài lòng. Đột nhiên ông chú ý tới ba trăm quân phía sau đang cầm một v·ũ k·hí lạ đó thành đoạn tre dài gắn một ống đồng khoảng ba mươi phân ở đầu. Đức Vua hỏi Trần Quốc Toản.
-Đó là v·ũ k·hí gì lạ thế ta chưa thấy bao giờ.
Quốc Toản thưa.
-Muôn tâu hoàng thượng, v·ũ k·hí đó là hỏa hổ được Oanh Thiên Lôi tướng quân chế tạo riêng cho quân của thần. Do đội quân của thần thể lực chưa tốt nên tướng quân chế tạo loại v·ũ k·hí này, nó phun ra lửa tầm ba mét để đốt cháy đối phương.
Đức Vua tò mò với loại hỏa khí phun lửa nên bảo, ngươi biểu diễn cho ta xem. Lúc này một người lính bước ra, anh ta nhồi thuốc súng vào ống đồng, rồi nén chặt sau đó nhét một ống tre nhỏ chứa dầu thông vào rồi châm ngòi và bầu trên ống đồng, sau một t·iếng n·ổ nhỏ một ngọn lửa mãnh liệt phun ra tới ba mét có thể đốt cháy bất cứ thứ gì ở trên đường nó đi. Nhìn sức mạnh v·ũ k·hí này Đức Vua gật đầu quả là loại hỏa khí lợi hại. Đức Vua quay sang nói với Trần Quốc Tuấn.
-Nói với Công bộ ta muốn trang bị thêm loại v·ũ k·hí này cho đội Thánh Dực của ta.
Cuối cùng là đội thủy binh xuất hiện trên sông Luộc do Trần Khánh Dư chỉ huy. Nổi bật nhất là mười chiếc Mông Đồng hai mươi tay chèo, hai tầng có lắp mỗi bên ba khẩu pháo mạn nổi bật như những pháo đài trên sông. Mạnh nghĩ nếu có thể lắp thêm những miếng đồng bọc hai bên mạn thì nó sẽ trở lên mạnh mẽ và nguy hiểm hơn rất nhiều. Việc này thời gian tới cần trao đổi với Tướng quân Trần Khánh Dư và Hưng Đạo Vương.
Sau khi duyệt binh xong, Hoàng thượng và Trần Hưng Đạo lên đài cao quan sát, một người lính bên dưới bắc loa đọc bài Hịch Tướng Sĩ để cổ vũ ba quân.
Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình c·hết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Đức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến c·hết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được?

Vì sao vậy? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa?
Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta.
Sau khi đọc xong bài hịch, Trần Quốc Tuấn hô lớn.
-Sát Thát ! Sát Thát.
Hàng vạn quân hô theo, tiếng hô của hàng vạn người cộng hưởng vang dội cả một vùng khiến bầu nhiệt huyết của mọi người đều dâng nên. Những tướng sĩ muốn xông ngay ra sa trường g·iết địch lập công.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.