Về Thời Trần Bán Thực Phẩm Chức Năng

Chương 59: . Hội nghị Diên Hồng.




Chương 59. Hội nghị Diên Hồng.
Tháng ba là mùa lễ hội và cũng là tiết thanh minh. Mọi người cùng nhau đi du xuân và tảo mộ sửa sang phần mộ cho ông bà, bố mẹ hoặc tổ tiên. Cũng có nhiều lễ hội trong dịp thanh minh như đạp thanh, thi làm thơ, thả diều được tổ chức để đón mừng lễ Thanh minh. Lúc này Thái thượng hoàng mời hàng trăm ông lão từ khắp mọi miền về cung điện Diên Hồng trong cấm thành để hỏi việc nước, sau này lịch sử gọi là Hội nghị Diên Hồng.
Thành Thăng Long xuất hiện nhiều ông lão từ các vùng miền, thổ âm và trang phục khác nhau. Khi xuất hiện ở kinh thành trình giấy tờ của địa phương các ông lão được cấm vệ quân đưa đến nơi triều đình bố trí cho nghỉ ngơi chờ ngày vào họp. Hòa trong đám các bô lão có một người đàn ông gần năm mươi tuổi dáng người rắn rỏi nếu Mạnh ở đây chắc anh nhận ra đó là ông trưởng làng Bần lúc anh mới đến nơi này, người đàn ông đó đang đi theo hướng dẫn của cấm vệ quân đi vào một khách điếm, đột nhiên có người gọi từ phía sau.
-Anh Tý ở Ba Vì phải không.
Người đàn ông quay lại trước mắt ông là một người mặt còn vết chém chột một mắt, cụt một tay Mạnh ở đây thì nhận ra đó là người dạy đao pháp cho anh ở Trúc Gia Trang. Ông Tý nhìn người đàn ông một lúc thấy hơi ngờ ngợ nhưng nhất thời chưa nghĩ ra, thấy thế người đàn ông tự giới thiệu.
-Em Dương trước ở Châu Hoan ngày xưa vẫn được anh giúp đỡ hồi với vào quân ngũ.
Ông Tý nhận ra người em hồi quân ngũ nên hồ hởi.
-Hồi đó chú mới nhập ngũ anh lại đội trưởng thấy chú còn trẻ bỡ ngỡ lên giúp đỡ chú. Sau này chú về dưới quyền Phạm Cự Chính rồi được thăng chức anh cũng mừng. Hồi đó có tin đồn em hy sinh cùng cánh quân cảm tử của tướng Phạm Cự Chính làm anh cũng buồn một thời gian.
Ông Dương giãi bày.
-Lúc đó em b·ị t·hương nặng nằm lẫn trong đám xác nên bọn giặc Thát tưởng em c·hết rồi. Nửa đêm em tỉnh lại mới bò ra sau này may mắn được người dân vùng gần đó cứu giúp mới sống được.
Ông Tý thấy thế ái ngại.
- Thôi chú còn sống là may rồi, giờ chú ở đâu vợ con chú thế nào.
Ông Dương buồn rầu.
-Sau c·hiến t·ranh em về làng thì vợ con cũng bị giặc g·iết hại, may sau em gặp ông chủ Trúc Gia Trang ở gần núi Ba Vì nên giờ ở đó làm võ sư dạy cho gia binh ở đó.

Ông Tý bất ngờ.
-Còn tôi trở về làng làm ruộng rồi lấy vợ, còn kinh doanh nấu rượu. Thằng Hợi em của tôi vẫn giao rượu cho Trúc Gia Trang mà, không ngờ lại chỗ quen biết tôi không đến đó nên không gặp cậu.
Sau khi hướng dẫn đến khách điếm để nhận phòng hai người được bố trí ở chung một phòng. Lúc này ngồi bên bàn trà trong phòng ông Dương hỏi.
-Theo anh triều đình mở Hội nghị Diên Hồng lần này nhằm mục đích gì ?
Ông Tý suy nghĩ một lát rồi phân tích cho ông Dương “ Mục đích của triều đình là thăm dò, đo lường mức độ căm phẫn của nhân dân đối với giặc Thát, mức độ nhân dân ủng hộ triều đình, từ đó đánh giá được nội lực trước khi vạch ra chiến lược c·hiến t·ranh. Thứ hai, hội nghị này là một động thái thể hiện sự tôn trọng của triều đình đối với các bô lão chúng ta .Hội nghị này có tác dụng đoàn kết các sắc dân, củng cố mối quan hệ giữa dân và triều đình. Mặc dầu địa vị dân thấp nhưng tài lực cho cuộc chiến thì nhà vua vẫn phải dựa vào người dân chúng ta.Thứ ba, hội nghị này sẽ làm cho hoạt động của triều đình trở nên minh bạch hơn, tạo niềm tin cao hơn cho người dân, gầy dựng sự chính danh cho triều đình khi quyết định cuộc chiến. Nếu giữa chừng của cuộc chiến có điều gì bất lợi, thì hội nghị này ngay từ đầu đã loại bỏ sự đổ lỗi từ phía xã hội cho triều đình. Thứ tư, triều đình đã biết sử dụng bô lão chúng ta là tầng lớp có ảnh hưởng lớn nhất trong xã hội làm người tuyên truyền phổ biến đường lối của triều đình góp phần tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội”.
Ông Dương gật gù.
-Đúng là anh lúc nào cũng suy nghĩ chu đáo, chẳng bù cho em dân võ biền. Em chỉ nghĩ triều đình hỏi ý kiến chúng ta để lấy lòng dân chúng.
Sau một lúc hàn huyên đến xế chiều ông Tý rủ.
-Ta có người quen ngày xưa ở làng làm thầy giáo cùng ta kinh doanh rượu giờ làm quan trong triều. Cậu ấy thường xuyên gửi thư và quà về cho ta dặn lúc nào lên kinh thành thì qua chỗ cậu ấy chơi. Nếu cậu không bận thì đi chơi với tôi.
Ông Dương lúc này cũng rảnh rỗi nên quyết định đi chơi với ông Tý, lâu rồi ông cũng không vào kinh. Đi theo địa chỉ hướng dẫn của bức thư một lát sau đến một cánh cổng có thân binh đứng gác bên ngoài, sau khi báo danh một lúc Mạnh chạy ra. Nhận ra hai người Mạnh mừng rỡ không ngờ hôm nay gặp hai người ở đây
-Mời bác và chú vào nhà.
Lúc này ông Tý cũng ngỡ ngàng quay sang hỏi ông Dương.
-Hóa ra hai người cũng quen nhau à.

Ông Dương cười.
-Em dạy cậu ấy đao pháp đợt cậu ấy ở Trúc gia trang.
Ông Tý mỉm cười vậy ra toàn là người quen cả. Hai người theo Mạnh vào nhà anh gọi Quỳnh Dao ra chào hai người. Ông Tý khen.
-Vợ cậu Mạnh xinh quá, hồi ở làng nhiều cô thích cậu Mạnh lắm nhưng cậu ấy từ chối lấy lý do còn lo học tập kiếm công danh. Giờ mới biết cậu Mạnh cũng kén chọn kỹ đấy. Mà cậu Mạnh lấy vợ mà chẳng báo về để tôi lên ăn cỗ.
Mạnh gãi đầu.
-Dạ cháu cưới gấp quá nên chẳng kịp báo cho ai. Để bữa nào vợ chồng cháu về làng sẽ khao cả làng.
Sau khi ngồi uống nước nói chuyện mấy tuần trà, Mạnh mời hai vị khách đến quán nướng của anh để dùng bữa. Mọi người lên xe để đi, đến nơi ông Tý nhìn nhà hàng khách ra vào đông nườm nợp, trang trí cũng lạ mắt thì ngại lên nói.
-Hay mình đi chỗ khác cậu Mạnh, tôi đoán chỗ này cũng đắt chúng tôi ăn uống cũng chẳng cầu kỳ vào đây lại tốn kém.
Mạnh trấn an.
-Chỗ này là quán cháu mở hai người cứ ăn thoải mái không phải lo đâu.
Mạnh dẫn hai người vào, gọi những món ăn ngon nhất để chiêu đãi. Sau khi thưởng thức các món ăn ông Tý bảo.
-Ta chưa được ăn sơn hào hải vị trong cung, nhưng ta cho rằng chưa chắc ngon hơn những món này.
Buổi tối khi hai người từ biệt ra về, Mạnh gửi biếu mỗi người một tấm lụa để làm quà. Hôm sau hai người vào điện Diên Hồng để họp với hàng trăm người từ các vùng miền. Nhiều người trong số họ là những cựu binh đã nhận ra nhau ôn cố tri tân trò chuyện vui vẻ. Sau một lát có thái giám vào hô lớn.

-Thái thượng hoàng giá lâm.
Tất cả các bô lão đều quỳ xuống và hô
-Thái thượng hoàng thiên tuế.
Thái thượng hoàng Trần Thái Tông tiến vào, ông nhìn mọi người với ánh mắt thân thiện.
-Miễn lễ các khanh hãy bình thân.
Trần Thái Tông lại nói tiếp.
-Hôm nay ta mời các ngươi đến đây đã có những người cùng ta sát cánh kề vai đánh giặc Thát hơn hai mươi năm về trước. Giờ việc chiến đấu dành cho lớp con cháu, chúng ta ở phía sau cổ vũ và hỗ trợ. Hôm nay ta có việc muốn mời các ngươi đến để cùng bàn việc nước.
Thái thượng hoàng nói về tình hình của Đại Việt và nước Nguyên Mông. Những yêu cầu của Hoàng Đế Hốt Tất Liệt đòi mượn đường để đánh Chiêm Thành, cũng như vua ta phải sang chầu và cống tiến sản vật cùng người tài cho Nguyên Mông. Vua hỏi các bô lão
-Chúng ta nên đánh hay lên hàng ?
Các bô lão trong đó có ông Tý và ông Dương đồng lòng hét lớn.
-Đánh.
Ông Tý đứng lên nói.
-Thưa Thái Thượng Hoàng, ngày xưa thần cùng nhiều anh em ở đây cùng kề vai sát cánh để đánh đuổi quân Nguyên, có người đã mất một phần thân thể. Bây giờ lẽ nào lại phải đầu hàng chúng, thần sẽ về cổ vũ con cháu rèn v·ũ k·hí, luyện tập võ nghệ quyết chiến đánh quân Thát đến cùng.
Thái Thượng Hoàng nhìn ông Tý thân mật nói.
-Cám ơn khanh đã có lòng với đất nước. Ta mong các khanh giúp triều đình cổ vũ dân làng, cùng con cháu đồng lòng đứng lên chống lại giặc ngoại xâm.
Khi hội nghị tan các bô lão ra về, ai cũng có lòng quyết tâm dùng sức lực của mình để tuyên truyền cổ vũ dân làng luyện tập võ nghệ, tích lũy lương thảo cùng đồng lòng đứng lên chống giặc ngoại xâm. Thanh niên khắp nơi chữ Sát Thát trên cánh tay để tỏ lòng quyết tâm đánh giặc.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.