Về Thời Trần Bán Thực Phẩm Chức Năng

Chương 61: . Đóng tàu.




Chương 61. Đóng tàu.
Sau khi hoàn thành việc chế tạo giáp cho voi, Mạnh lại về Phủ Thiên Trường đến xưởng đóng t·àu c·hiến của triều đình để thí nghiệm giáp đồng cho thuyền chiến. Xưởng đóng chiến thuyền của triều đình nằm trên sông Ninh Cơ gần đoạn nối ra sông Hồng. Nhận được lệnh tiễn của Hưng Đạo Vương viên quan công bộ tầm bốn mươi tuổi, dáng người gầy dẫn anh vào xưởng đóng thuyền. Xưởng đóng tàu dài gần cây số trên sông, những bè gỗ nổi đầy trên sông, hệ thống cẩu và pa lăng đang kéo lên một bãi gỗ trên bờ. Những cây gỗ to đang chất đầy như núi, cách đó không xa những người thợ xẻ gỗ cởi trần, cơ bắp tay cuồn cuồn đang xẻ những cây gỗ lớn vài người ôm. Những người thợ đều cởi trần khoe nước da đen bóng rắn rỏi. Đang tháng năm nên thời tiết khá nóng những người thợ đều bóng nhẫy mồ hôi trên khuôn mặt và thân mình, thỉnh thoảng họ lại nghỉ ngơi uống nước một lát rồi lại vào công việc.
Hàng trăm người thợ đang cưa, đóng, đục các chi tiết trên các con tàu cảnh tượng như một công trường lớn. Tiếng cưa, tiếng búa gõ, tiếng hò hét gọi nhau tạo lên một cảnh tượng sôi động náo nhiệt. Mạnh ngạc nhiên ở đây không sử dụng hệ thống thủy lực để cưa, dập, mài những thiết bị lớn. Anh hỏi viên quan công bộ.
-Ở đây có dùng những hệ thống cẩu, cần trục do tôi thiết kế sao không thấy dùng hệ thống thủy lực để làm máy mài, khoan và dập nhỉ ?
Viên quan công bộ nhìn anh ngạc nhiên.
-Thì ra anh là người tạo ra hệ thống cẩu à, thấy mọi người kháo nhau bảo người tạo ra nó trẻ lắm không ngờ là anh. Hệ thống thủy lực thì chúng tôi chưa nghe thấy bao giờ, chắc trên kinh thành họ không phổ biến xuống.
Lúc này xưởng đang đóng hai cái Mông Đồng đang dở dang ở trên bờ và một cái mới hạ thủy. Hai người đi vào một ngôi nhà lớn ở ven sông, dưới một bóng cây cổ thụ khá to đây là ngôi nhà viên quan làm việc hàng ngày. Viên quan sai người đi gọi những thợ chính đến để họp, những người thợ đang làm việc nghe có quan lớn trên kinh thành xuống họ vội mặc áo vào và đến phòng họp. Những người này đang ướt mồ hôi lên khi vào phòng không khí nóng bức cộng với mùi mồ hôi chua nồng tạo nên một mùi rất khó chịu. Viên quan công bộ nhìn anh rất ái ngại vì anh là quan của triều đình đến nơi này nếu để anh phật ý nhẹ thì trừ lương, nặng mất chức mất bổng lộc, dân gian có câu “ quan cao một bước đè c·hết người “. Mạnh thản nhiên như không ngửi thấy gì viên quan giới thiệu và giới thiệu anh với các công tượng chính đang đóng thuyền ở đó.
Những người thợ đều chắp tay chào anh, Mạnh cũng lịch sự đáp lại. Trong mắt họ anh chắc là một cậu ấm con quan lớn nào ở kinh thành, lên dù trẻ tuổi đã lên hàng ngũ phẩm giờ về thị sát. Ở nơi này ít khi có quan lớn ghé thăm, cao nhất chỉ là thất phẩm mà thôi. Khi biết anh là người thiết kế hệ thống cần cầu và pa lăng giúp cho việc lắp đặt pháo và và thiết bị nặng dễ hơn thì các công tượng nhìn anh bằng con mắt kính trọng.
Anh giở bản vẽ và nói ý đồ của mình, các thợ đều suy nghĩ trước ý tưởng mới của anh. Một người thợ già ngoài năm mươi hỏi.
-Xin hỏi ngài việc đóng bọc thuyền ta sẽ bọc toàn bộ vỏ thuyền hay chỉ một phần và một phần thì từ chỗ nào đến chỗ nào. Độ dày dự kiến bao nhiêu
Mạnh giải thích.
-Để giảm trọng lượng chúng ta sẽ chỉ đóng một phần, từ mớn nước đến mạn, phần bên dưới sẽ ít bị t·ấn c·ông nên ta dự kiến sẽ chừa từ khoảng một phần ba từ đáy trở lên đến mạn tàu. Để chính xác chúng ta sẽ đo luôn phần mạn khô của chiếc tàu mới hạ thủy ngoài kia. Còn độ dày bao nhiêu thì chúng ta phải thử xem khả năng chịu lực tác động khi máy bắn nỏ tiễn loại lớn bán mới quyết định được.
Mọi người ra ngoài đó, một người thợ học việc nhảy thuyền đang đỗ cầm thước đo để đánh dấu. Vì các tàu Mông Đồng đều đóng một kích thước nên việc đo đánh dấu sẽ áp dụng chung cho các tàu. Sau đó các thợ tiến hành đóng các miếng đồng vào tàu. Tuy nhiên độ dày miếng đồng cũng làm Mạnh phải cân nhắc sau thử nghiệm. Anh bảo công bộ lấy một nỏ tiễn bắn thử vào mạn một chiếc tàu đang đóng trên bờ từ khoảng cách một trăm mét lúc chưa bọc đồng, lúc bọc đồng dày hai phân và lúc bọc đồng dày năm phân để xem sức chịu đựng của vỏ tàu. Nỏ tiễn ở đây để lắp trên các Mông Đồng, từ khi có pháo thì số lượng nỏ tiễn lắp trên tàu giảm đi, từ bốn cái giờ chỉ lắp hai cái.
Dưới sự chứng kiến của các thợ cả và Mạnh nỏ tiễn dễ dàng xuyên qua vỏ tàu không bọc đồng, nó gập đến một nửa mũi tên. Nếu bọc đồng một phần thì ngập đầu mũi tên, còn hai phân thì chỉ tạo một lỗ nhỏ trên tàu chứ không xuyên thủng vỏ tàu. Anh quyết định chọn mẫu dày hai phân, và cho người mang thư về nhân tiện bảo họ gửi một số guồng nước vẫn còn để trong kho để lắp hệ thống cưa gỗ, khoan, mài và búa máy. Anh muốn giúp xưởng tăng tốc độ đóng tàu để nhanh tạo ra hạm đội tàu Mông Đồng để kịp chiến đấu với hạm đội của Nguyên Mông là những con tàu vượt biển cỡ lớn trở được cả trăm người.
Mấy ngày rảnh rỗi Mạnh cũng tìm hiểu công việc đóng tàu và làm quen với những thợ đóng tàu ở đây. Anh lân la ra bãi gỗ mới biết gỗ đóng tàu chủ yếu gỗ táu. Ưu điểm của loại gỗ này là chống chịu thời tiết tốt, hầu như không bị nứt nẻ, cong vênh. Gỗ có mùi thơm nhẹ, dễ chịu, vân đẹp, sử dụng lâu ngày không bị xuống cấp mà càng lâu lại càng bóng. Lâu ngày, màu gỗ sậm lại thớ gỗ mịn, nhỏ, không bị mối. Càng ngâm nước biển gỗ càng trở lên cực kỳ bền chắc, không thể bị công vênh hoặc mối, ẩm. Gỗ rất nặng và siêu cứng, dây vừa là ưu điểm cũng vừa là nhược dđiểm. Bởi việc vận chuyển, chế tác và gia công loại gỗ này sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều, đòi hỏi tay nghề và sự kiên nhẫn của người thợ mộc.
Tiền công đóng thuyền được triều đình thanh toán theo chiếc thuyền đóng xong. Nếu một tháng đóng xong thì được trả hai lạng bạc chia cho năm chục người tham gia mỗi người được bốn mươi đồng thì thu nhập khá cao. Nhưng thông thường đóng một chiếc phải mất ba tháng bốn tháng chưa kể thời tiết không thuận lợi có thể mất nửa năm thì mỗi người cũng chỉ được tầm mười đồng thì thấp so với sự vất vả của công việc. Mạnh hiểu rằng để tăng tốc độ gia công cần có khoan, cắt, đập bằng thủy lực mới tăng nhanh tốc độ đóng tàu và giảm bớt sự nặng nhọc cho người thợ và tăng thu nhập cho họ.
Trong lúc rảnh rỗi, Mạnh cùng thân binh phi ngựa tìm về ngôi làng anh ở thời hiện đại với hy vọng có thể tìm được nguồn gốc họ hàng của mình, vì do c·hiến t·ranh và thời gian gia phả dòng họ anh cũng đã thất lạc. Tuy nhiên tìm đến nơi thì ngôi làng đã xuất hiện từ thời Lý chỉ là một ngôi làng nhỏ với ba chục mái nhà tranh nằm gần đường cái quan. Ngôi làng có truyền thống làm nghề đúc đồng nhưng hỏi quanh thì chẳng có dòng họ Trần nào ở làng đó, có thể ông tổ họ anh đã đến đây lập nghiệp ở những thế kỷ sau. Anh đành bỏ hy vọng để giúp một bạn Mạnh nào đó ở tương lai của thế giới này.
Một tuần sau thì chiếc thuyền chở hàng từ Gia Trang đã đến. Dưới sự hướng dẫn của anh các công tượng cho bọc đồng dầy bốn phân quanh mạn tàu. Đồng thời cũng lắp ráp hệ thống guồng nước trên sông. Sau khi sáu cái guồng nước được lắp xong những chiếc máy khoan, cắt, mài, dập, cưa chạy bằng sức nước hoạt động đám thợ thấy công việc nặng nhọc được giảm bớt năng suất lao động tăng có nghĩa là tiền lương được tăng thêm họ càng cảm thấy nể phục anh. Viên quan công bộ vui mừng làm tấu thư gửi lên triều đình đồng thời nhờ anh tác động thêm với công bộ để tăng thêm kinh phí để lắp thêm thiết bị chạy bằng sức nước.
Mạnh nhớ ra trong lịch sử đóng tàu, việc chia thuyền thành nhiều khoang để giảm khả năng bị chìm khi bị thủng nên anh gợi ý cho các người công tượng ở đây. Do khoang thuyền để chứa người chèo nên chỉ có thể đóng làm ba khoang là khoang mũi, khoang giữa và khoang đuôi.
Sắp đến ngày hạ thủy thuyền anh gửi thư cho tướng Trần Khánh Dư hẹn ông đến cùng để đi thử thuyền mới ra tận Vân Đồn, nhân tiện anh cũng muốn ra đảo đang sản xuất rượu và nước hoa để thăm quan và lắp ráp thêm một số thiết bị mới. Khánh Dư hồi âm hẹn anh sẽ thu xếp để có mặt ngày thuyền hạ thủy để cùng đi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.