Chương 66. Buổi đấu giá
Trước ngày đầu giá, một số người từ các lộ, trấn đã đến thành Thăng Long. Một số người đến với mục đích mua một số đồ vật được bán trong buổi đấu giá, một số đến xem vì tò mò. Các khách sạn ở Thăng Long tự nhiên lượng khách sang tăng đột biến. Tối hôm đó lượng khách đến Vọng Nguyệt trà lầu rất đông, họ Triệu phải bố trí thêm người để trông xe và giữ ngựa cho khách.
Khách vào theo thiệp mời, những người có thiệp cho khách cao cấp thì được mời lên lầu hai, lầu ba bên trên được phân thành những lô riêng có bàn ghế, có nhân viên pha trà và mứt để khách ngồi đấu giá có thể thưởng thức. Còn những khách bình dân thì chỉ có thể ngồi ở tầng một. Theo danh sách đấu giá thì có năm món hàng được đấu giá lần này, tuy nhiên những khách tham gia có thể đưa lên đồ vật cho chuyên gia cổ vật thẩm định để tham gia đấu giá. Năm món đấu giá lần này là một bộ ba lọ nước hoa cao cấp, một thanh cổ kiếm, một bộ nghiên mực cổ bằng ngọc quý, một bức tranh do họa sỹ nổi tiếng nhà Tống vẽ, và cuối cùng là Thiên lý nhãn vật được Hoàng Thượng ưa thích và hiện trong thành Thăng Long chỉ có hai người sở hữu là Hoàng Thượng và Quốc công Tiết chế Trần Quốc Tuấn.
Khách mời đến dự có một số Vương Gia và thương nhân có tiếng ở kinh thành như Trần Ích Tắc, Trần Quang Khải, Trần Bình Trọng … Phạm Ngũ Lão cũng đến tham dự nhưng anh đến chỉ để dự cho vui vì anh biết mình chẳng có đủ tiền để mua vật mình thích. An Tư công chúa cũng kiếm được thiệp mời để tham dự, mục đích của cô là đến để phá cuộc đấu giá Thiên Lý Nhãn để trị tội tên Mạnh dám qua mặt cô không tặng Thiên Lý Nhãn mà bí mật đem bán.
Bước vào trà lầu với đèn đuốc trang hoàng sáng rực rỡ như ban ngày cô thấy rất nhiều vương gia và danh tướng đến tham dự. Bước chân lên lầu hai cô được một thị nữ mời đến lô đã đã ghi trong thiệp mời, ở đó có một bộ bàn ghế sang trọng bầy biện ấm trà và một số loại mứt. Sau khi mời khách an tọa người thị nữ rót trà và nói.
-Hạ nhân đứng ngoài cửa, quý khách cần cứ gì cứ gọi hạ nhân sẽ phục vụ.
Nói xong thị nữ đi ra ngoài cửa, lần đầu tiên dự đấu giá An Tư công chúa cảm thấy khá hài lòng với cách phục vụ nơi đây.
Đến đầu giờ Tuất khi khách đã đến đông nghịt một người đàn ông trung niên tiến lên sân khấu, nhiều người nhận ra đây là quản gia nhà họ Triệu.
-Xin chào mừng toàn thể khách quý đến dự buổi lễ hôm nay. Như mọi người đã biết hôm nay ngoài năm vật dự kiến đấu giá còn có một món đồ của khách gửi như vậy tổng cộng là sáu món đồ được đem đấu giá.
Ngừng một lát người đàn ông đó nói.
-Luật đấu giá như sau, sau khi phát giá khởi điểm mọi người sẽ trả giá mỗi lần cao hơn ít nhất sẽ tùy theo vật phẩm mà qui định. Ai trả cao nhất sau ba tiếng gõ búa mà không ai trả cao hơn thì sẽ thuộc về người đó. Nếu người đó không trả đủ tiền trong thời gian ba khắc ( 15 phút ) thì đồ sẽ thuộc về người trả giá cao thứ hai hoặc thứ ba nếu người thứ hai cũng không đủ tiền. Trong quá trình đấu giá ai vi phạm sẽ mất quyền đấu giá. Ai cố tình làm loạn sẽ bị mời ra ngoài rất mong mọi người thông cảm và hợp tác với chúng tôi. Tôi tuyên bố buổi đấu giá bắt đầu.
Một cô gái xinh đẹp mang lên một cái khay có ba lọ sứ hình vuông rất sang trọng. Người quản gia tiếp nhận và nói.
-Đây là bộ ba lọ nước hoa có mùi hương rất sang trọng và quyến rũ chưa từng xuất hiện ở Thăng Long. Giá khởi điểm là ba mươi lạng bạc. Mỗi lần đấu giá không được thấp hơn năm lạng. Sẽ có người cầm vật có mùi nước hoa đến để quý khách ngửi thử.
Mấy cô gái xinh đẹp cầm quạt múa trước các mặt các khách quan. Mỗi chiếc quạt có tẩm chút nước hoa mùi nước hoa nhanh chóng lan tỏa khắp phòng. Một số quý bà ngửi mùi nước hoa không nhịn được giục chồng đấu giá. Mạnh bí mật quan sát từ một góc, anh cảm thấy ý tưởng của thương nhân họ Triệu không tồi, phát tán mùi nước hoa bằng cách này vừa lịch sự vừa tạo ra không gian sang trọng tỏa mùi hương cho khách hàng cảm nhận. Tinh dầu nước hoa này anh lấy từ hệ thống chiết suất từ loài hoa Lavender và Long Diên Hương nên mùi vị rất sang trọng và lạ, loại này đang bán rất chạy ở Trung Hoa giá lên tới hai mươi lạng một lọ. Rất nhanh đã có người trả giá bốn mươi lạng, góc khác có người hô năm mươi lạng, dưới sự giục giã của các quý bà cuối cùng ba lọ nước hoa được bán với giá một trăm lạng bạc.
Sau khi thành công giao dịch món thứ nhất, món thứ hai được đưa lên. Người quản gia giơ cao thanh kiếm và nói.
-Đây là thanh kiếm của nhà Tống, chuyên gia thẩm định chúng tôi nói có thể là của danh tướng Hàn Thế Trung vì trên chuôi kiếm có khắc chữ “ Hàn “ thanh kiếm rất sắc bén có thể nói chém sắt như bùn.
Để chứng minh chuyên gia lấy một thỏi bạc và dùng kiếm chém thỏi bạc đứt đôi. Các tướng quân tham gia bắt đầu giục rịch, chưa cần biết có phải của danh tướng Hàn Thế Trung hay không chỉ cần kiếm sắc bén như thế cũng đáng để mua. Lúc này người quản gia nói.
-Giá khởi điểm là ba trăm lạng bạc, mỗi lần trả giá không thấp hơn mười lạng.
Người quản gia vừa dứt lời, trên lô tầng hai có tiếng hô “ bốn trăm lượng “ một người khác từ lầu ba “ bốn trăm năm mươi “. Thanh kiếm này của Mạnh, anh bỏ ra trong bộ sưu tập để thu hút khách chứ không muốn bán, chính vì vậy theo gợi ý của họ Triệu anh đã có người đóng giả tham gia. Cuối cùng anh đấu giá thành công mức ba nghìn lượng để nhận lại thanh kiếm. Đúng như dự đoán của họ Triệu sau hai vật phẩm bầu không khí bắt đầu nóng lên.
Vật phẩm thứ ba là nghiên mực bằng ngọc quý, vật phẩm này là của nhà họ Triệu sưu tầm với giá khởi điểm là năm trăm lượng bạc, cuối cùng được Trần Ích Tắc mua với giá năm nghìn lượng bạc. Rất nhanh vật thứ tư là bức tranh cổ nhà Tống được một thương gia mua với giá tám nghìn lượng bạc. Lúc này cô gái mang lên một thanh kiếm, người quản gia cầm và nói.
-Đây là thanh kiếm của dòng họ Ngô Gia ở xã Nam Đồng gửi đấu giá. Thanh kiếm này được chúng tôi thẩm định có từ thời Lý, theo chủ nhân cây kiếm thì cây kiếm này từng là vật tùy thân của danh tướng Lý Thường Kiệt.
Lý Thường Kiệt là người họ Ngô ở Nam Đồng, sau này có công dẹp giặc nên được ban quốc tính họ Lý, nhưng ông vốn là hoạn quan nên không có con cháu vì vậy sau này đồ vật của ông lại thuộc về họ Ngô. Lúc này nhiều người rục rịch, bản thân Mạnh cũng muốn mua. Người quản gia rút cây kiếm và giơ lên cho mọi người nhìn, đây là lưỡi kiếm cong đặc trưng của Đại Việt, chuôi kiếm có nạm ngọc, lưỡi kiếm chạm trổ hình con hổ rất công phu loại kiếm này thường dùng làm kiếm lệnh chứ không dùng để chiến đấu. Người quản gia nói tiếp.
-Giá khởi điểm là một nghìn lượng bạc, mỗi lần đấu giá không thấp hơn năm mươi lạng.
Trên lầu hai góc tướng quân Trần Bình Trọng có người hô “một nghìn một trăm lượng “ bên Thái sư Trần Quang Khải “ Một nghìn hai trăm lượng “ Mạnh cũng cho người hô “ Một nghìn năm trăm lượng “. Sau một hồi đấu giá Mạnh mua lại với giá năm nghìn lượng. Sau khi giao dịch thành công Mạnh nhận thanh kiếm cảm thấy rất xứng đáng với số tiền bỏ ra. Lúc này người quản gia chậm rãi nói.
-Như các vị đã biết bây giờ là vật đấu giá quan trọng nhất buổi hôm nay đó là Thiên Lý Nhãn, vật này từng được Hoàng Thượng đánh giá rất cao và số lượng cũng chỉ có hạn. Giá khởi điểm là ba nghìn lượng bạc mỗi lần đấu giá không thấp hơn một trăm lượng bạc.
Lúc này trên lầu hai có tiếng người con gái “ bốn nghìn lượng “ Mạnh nghe tiếng quen thuộc thì giật mình toát mồ hôi. Bà cô này đã xuất hiện, anh biết An Tư công chúa cũng không phải có nhiều tiền để mua có khi xuất hiện nơi này để phá anh. Anh dự kiến giá bán tầm vạn lạng bạc lúc đó mà không trả tiền thì cũng rầy rà, là công chúa nên nhà họ Triệu cũng không thể làm gì. Suy nghĩ một lúc anh đành cho người mang một hộp gỗ mang lên chỗ lô của Công chúa.
Lúc này An Tư công chúa đang đấu giá rất hăng say do bị bầu không khí lôi cuốn, nàng quên cả mục đích ban đầu là trả giá chơi để phá đám tên đang ghét vì bản thân cũng không có nhiều tiền. Bổng lộc một năm được một nghìn lạng thì lấy đâu ra mua vật này. Lúc này đột nhiên có thị nữ bước vào dâng lên cho cô một hộp. Mở hộp ra có ba lọ nước hoa và một bức thư. Cô tò mò mở thư ra thì ra là Mạnh viết nhắn cho cô, nội dung là tặng cô ba lọ nước hoa để tạ lỗi, anh cần bán cái này để lấy vốn làm ăn và hẹn sẽ đền bù cho cô vào dịp khác mong cô tha cho anh lần này. Mở ba lọ nước hoa thấy có ba mùi khác nhau mà cô rất thích mùi đó nên cô quyết định tha cho Mạnh lần này. Cô gửi lại lời nhắn cho người đưa tin là tha cho anh lần này và phải mang thêm cho cô mười lọ nữa để cô dùng và mang đi tặng. Mạnh nhận được tin mà chỉ biết than trời, ai bảo trót dính vào cô gái này.
Cuối cùng Thiên Lý Nhãn cũng đấu giá được một vạn một nghìn lượng bạc do Thái Sư Trần Quang Khải mua. Mạnh hài lòng với việc đấu giá vì đã thành công ngoài dự kiến.