Chương 67. Trung Thu
Trung Thu tiết trời cũng trở lên mát mẻ, khác với năm ngoái nên năm nay Mạnh cũng chuẩn bị tết Trung Thu cũng chu đáo hơn. Thời Trần lễ trung thu không phải chỉ cho thiếu nhi mà giới văn nhân cũng tổ chức các buổi thưởng trăng làm thơ, người dân và quý tộc thì chuẩn bị một mâm cỗ dâng lên bàn thờ để bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với ông bà tổ tiên. tổ chức tiệc trông trăng. Tiếng trống múa lân luyện tập của các đội múa lân cũng làm không khí Trung thu càng sôi động. Lúc này quan hệ của anh với các Vương Gia và giới doanh nhân ở Thăng Long cũng được mở rộng. Anh cũng bán được thêm năm cái Thiên Lý Nhãn với giá một vạn lượng một cái. Năm nay Trung Thu anh quyết định làm bánh nướng và bánh dẻo để biếu các chỗ quan hệ.
Thời trước Mạnh biết làm Bánh trung thu do anh tham gia đội từ thiện, gần trung thu hội của anh tập hợp lại để học cách làm bánh trung thu sau đó mọi người làm bánh để tặng các em nhỏ bị u·ng t·hư trong Viện Ung Bướu Trung Ương. Làm hai năm lại có năng khiếu nấu ăn nên bánh của anh cũng được nhiều người khen ngợi. Do không dùng c·hất b·ảo q·uản nên bánh chỉ có thể bảo quản trong mười ngày vì thế đến đầu tháng tám thì anh bắt đầu làm thử để luyện lại tay nghề.
Do không có bộ mỳ nên anh dùng bột gạo nếp để thay thế, ngoài ra còn chuẩn bị đường, đậu xanh, hạt sen để làm nhân bánh nướng và bánh dẻo. Sau mấy ngày thử nghiệm thì bánh nướng cũng thành công mang về cho Quỳnh Dao ăn thử cô khen bánh của anh rất ngon và lạ miệng.
Mấy ngày nay anh thấy đám thân binh sau giờ luyện tập hay tụ tập bàn tán việc gì đó. Anh hỏi Tuất đội trưởng mới biết họ đang lo lắng cho c·hiến t·ranh sắp tới. Cuộc chiến xảy ra thì các gia đình thân binh sẽ có thể phải tản cư vào những nơi núi non để tránh giặc vì theo kế hoạch vườn không, nhà trống của triều đình. Một nửa thân binh hiện đang làm cho điền trang của Mạnh, vì gia cảnh họ quá nghèo không có ruộng đất ở quê nên anh cho họ cày cấy không thu tô, ngoài ra còn cho mượn trâu để cầy, cấp vốn để họ trồng rau, nuôi gia súc để cấp cho quán ăn của anh nhưng cũng chỉ cơm no, áo ấm chứ không dư dả được nhiều vì cũng mới về đây sinh sống được một năm.
Nếu c·hiến t·ranh xảy ra việc sản xuất ngưng trệ tầm nửa năm hoặc lâu hơn thì ngoài tiền lương của chồng gia đình họ sẽ không có nguồn thu nào khác, nếu chồng hy sinh trong c·hiến t·ranh thì có thể vợ con họ phải khổ. Chưa kể phải đi ăn nhờ ở đậu ở nơi xa. Mạnh hiểu thời nay phần lớn người nông dân chỉ trông vào hai vụ lúa nên chẳng có tích cóp gì, cũng như thời anh người nông dân cũng chỉ trông cậy vào đồng ruộng nên cuộc sống cũng thấp hơn so với dân thành thị.
Để trấn anh mọi người anh ra thông cáo, nếu những thân binh của anh bị tàn phế hoặc hy sinh vì nước anh sẽ cho vợ con những người đó những mảnh ruộng họ đang cầy không thu tô suốt đời và còn được hưởng trợ cấp cho đến khi con mười tám tuổi. Những người không ở điền trang thì có thể đến đó anh sẽ cấp cho hai sào ruộng. Để có tiền phòng thân cho c·hiến t·ranh sắp tới những thân binh ở điền trang của anh, anh quyết định dạy họ nghề làm bánh trung thu và anh sẽ là người lo việc bán cho họ. Anh dành hẳn hai ngày về điền trang dạy những người phụ nữ khéo tay nghề làm bánh, cho bỏ tiền thuê thợ về điền trang đắp hai lò nướng cho họ.
Anh hướng dẫn họ cách nhào bột với nước đường sau khi để hai tiếng nặn làm vỏ bánh. Xay đậu xanh trộn với lá chanh thịt gà lá chanh xé nhỏ nặn thành từng viên tròn làm nhân kết hợp với trứng cho bánh nướng. Nhân đậu xanh với hạt sen làm bánh dẻo. Bánh nướng thì sau khi đóng vào khuôn cho vào lò nướng hai tiếng là thành sau khi để ra ngoài vài tiếng cho nguội thì đóng vào hộp gỗ. Bánh dẻo thì sau đi đổ vào khuôn để chỗ mát ba tiếng thì đóng vào hộp gỗ.
Anh cho đặt hộp gấm màu đỏ to bên trong để hai hộp bánh nướng, hai hộp bánh dẻo và một hộp trà. Mang mẫu này đi để biểu những nơi có quan hệ làm ăn với anh, và nhở mối thân quen bên thương nhân họ Triệu và Cẩn để giới thiệu cho các nhà giàu có ở Thăng Long. Để tạo thương hiệu anh gửi mấy hộp bánh vào tặng công chúa An Tư và nhờ cô dâng lên Hoàng Thượng. Sau khi Hoàng thượng dùng thử khen bánh ngon và ra sắc lệnh cho Huyện đó hàng năm đến Trung thu mang bánh này vào tiến vua. Tự nhiên điền trang của Mạnh nổi tiếng vì có Bánh Trung Thu tiến vua, nên nhiều nơi đến để đặt hàng.
Để giúp đỡ anh, thương gia họ Triệu cho bày bán bánh ở các tửu lầu và trà lầu. Mạnh còn mạnh dạn cho khách đến xem ăn thử nên nhiều người thấy ngon miệng lên mua về biếu. ở nhà hàng anh này cũng cho làm như vậy dần dần bánh trung thu làm ra không kịp để bán. Trung thu năm đó những người dân ở điển trang có một nguồn thu nhập không hề nhỏ vì Mạnh không hề lấy lãi mà chỉ bán giúp người dân. Sau trung thu nhiều nhà đã có một khoản tích trữ cho gia đình phòng khi c·hiến t·ranh xảy ra. Nhiều năm sau điền trang trở thành làng nghề bánh Trung thu nổi tiếng khắp cả nước. Anh không biết rằng vì giúp đỡ người dân mà nhiều năm sau dân làng nơi này họ tôn anh thành ông tổ nghề .
Trung thu đến, Chiêu Văn Vương tổ chức lễ hội ngắm trăng và không thể thiếu phần ca xướng cũng như làm thơ. Mạnh cũng được mời đến tham gia, năm nay sắp có c·hiến t·ranh nên Chiêu Văn Vương cũng muốn tổ chức lần cuối trước khi xuất trận. Tiệc mời rất nhiều danh sĩ của Thăng Long. Sau phần tiệc tổ chức linh đình khi mọi người đã ngấm men say cùng tiếng đàn ca réo rắt cũng là lúc trăng lên cao, Chiêu Văn Vương cùng mọi người ngâm thơ xướng họa. Chiêu Văn Vương đọc bài thơ
Nỗi nhớ trong đêm vắng
Đầu tường trăng sáng soi,
Ngỡ là sương trên mặt đất.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
( Lý Bạch )
Mọi người tấm tắc khen hay, lúc này Trương Hán Siêu cũng đọc một bài.
Vầng trăng ở Phu Châu đêm nay
Trong phòng khuê chỉ một người đứng nhìn
Ở xa thương cho con gái bé bỏng
Chưa hiểu nỗi nhớ Trường An
Sương thơm làm ướt mái tóc mai
Ánh trăng trong sáng làm giá lạnh cánh tay ngọc
Bao giờ được tựa bên màn mỏng
Để trăng chiếu cả đôi ta cho ngấn lệ ráo khô?
( Đỗ Phủ )
Chiêu Văn Vương quay sang nói với Mạnh
- Lần trước ngươi đã đoạt giải nhất nên lần này phải làm một bài thơ về Trăng để mọi người cùng thưởng thức.
Mạnh lúc này đã trở lên nổi tiếng trong giới danh sĩ dù anh không đỗ đạt nên biết trước hôm này kiểu gì cũng phải làm thơ. Do đã chuẩn bị trước nên anh đã lấy bài thơ của thi nhân Hàn Mặc Tử .
Ta căm với tiếng reo khô
Ta buồn với liễu bên hồ ngẩn ngơ
Ngông cuồng đi hái vần thơ
Yêu đương, rót nước để chờ trăng lên
Bóng Hằng trong chén nằm nghiêng
Lả lơi, tắm mát, làm duyên gợi tình
Sóng xao mặt nước rung rinh
Lòng ta khát miếng chung tình từ lâu
Uống đi cho đỡ khô hầu
Uống đi cho bớt cái sầu mênh mang
Có ai nuốt ảnh trăng vàng
Có ai nuốt cả bóng nàng Tiên Nga.
Bài thơ theo thể lục bát là thể thơ của người Việt khác hẳn với thể thơ Đường. Từ trước đến nay các danh sĩ thời Trần thường dùng thể Đường luật để thể hiện sự cao sang và cho rằng thể thơ lục bát dễ thuộc dân dã nhưng khó làm được thơ hay, nhưng bài thơ của Mạnh đã chứng minh thơ Việt cũng hay không kém thể thơ Đường luật. Từ hôm đó bài thơ của anh được các thi sĩ ngâm coi như một minh chứng cho cái hay của thể thơ Việt.