Chương 97. Kế hoạch phản công
Tháng sáu năm 1285, mùa hạ bắt đầu với cái nóng vùng nhiệt đới khủng kh·iếp và những cơn mưa dữ dội đầu tiên tạo ra những trận lụt lội quân Nguyên không quen khí hậu nóng nực lại thêm những trận lụt lội gây ra d·ịch b·ệnh do bẩn nguồn nước sinh hoạt và muỗi gây nên cộng thêm việc thiếu thốn thuốc men làm binh lực quân Nguyên ngày càng suy yếu. Nhận thấy thời cơ đã đến Quốc Công Tiết chế Trần Hưng Đạo quyết định chiến dịch tổng phản công trên trục sông Hồng bắt đầu.
Ở hành cung tại Thiên trường Hưng Đạo Vương họp với các tướng Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Chiêu Thành Vương, Phạm Ngũ Lão, Trần Bình Trọng … để lên kế hoạch cho cuộc phản công. Trần Hưng Đạo phân tích :
-Trên trục sông Hồng từ Thăng Long ra biển, quân Nguyên bố trí thành hai cụm cứ điểm lớn và một chốt tiền duyên. Đó là Thăng Long, với một bộ phận đóng trong thành và đại bản doanh của Thoát Hoan đóng bên bờ bắc lực lượng địch ở đây rất mạnh. Cụm cứ điểm thứ hai có liên quan chặt chẽ với toàn bộ tuyến sông Hồng này vẫn là Thiên Mạc, nhưng là Thiên Mạc quay về phía biển đối phó với Long Hưng – Thiên Trường. Vì vậy, quân Nguyên bố trí phòng thủ ở cửa Hàm Tử (đoạn sông Hồng chảy qua Khoái Châu Hưng Yên). Các đồn Chương Dương, Tây Kết đều ở quanh đấy, nhưng đều hướng về phía hạ lưu. Và cuối cùng, đoạn sông Hồng chảy qua gần chỗ sông Hồng nối với sông Luộc có một chốt tiền tiêu là Đại Mang do viên tướng vạn hộ Lưu Thế Anh chỉ huy hai vạn quân đóng ở đây.
Rõ ràng địch đã nhận ra thế mạnh về kỵ binh khi xuống đồng bằng nước ta nhiều sông ngòi đã không còn nữa, mà bị quân ta dùng thủy binh để chặn đánh nên chúng quyết định tập trung lượng lớn thủy binh chặn trên khúc sông Hồng này nằm giảm lợi thế của ta, chờ qua mùa hè đến mùa thu mát mẻ sẽ tiếp tục t·ấn c·ông tiêu diệt quân ta. Nên chúng ta phải quyết tâm t·ấn c·ông và dành thắng lợi trong mùa hè năm nay.
Ta sẽ trực tiếp chỉ huy t·ấn c·ông vào đồn A Lỗ. Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản phụ trách đánh vào cửa Hàm Tử Chiêu Thành Vương, Trần Bình Trọng phụ trách đánh chặn khi quân địch ở Tây Kết ra ứng cứu quân địch ở Hàm Tử. Sau đó Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản cùng dân binh các lộ quanh vùng do Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền t·ấn c·ông Chương Dương rồi từ đó đánh thốc lên giải phóng Thăng Long.
Trần Quốc Tuấn hỏi Trần Bình Trọng.
-Liệu nhà ngươi có tự tin chặn đánh được một vạn kỵ binh từ Tây Kết kéo về cứu Hàm Tử không.
Trần Bình Trọng nói.
-Bẩm Quốc Công, một tháng nay ba nghìn quân Thánh Dực đã tập luyện bắn súng do thần Kim Qui ban cho và đã trở lên thành thục. Tại hạ tin đủ sức chặn được ba vạn kỵ binh.
Trần Quốc Tuấn hài lòng nói.
-Hôm trước ta đã xem tướng quân Nguyễn Khoái luyện tập phép bắn súng hỏa mai, quả là kỳ diệu. Việc chặn một vạn kỵ binh địch chắc không có vấn đề gì. Có thêm súng thần công hỗ trợ để đề phòng bất chắc.
Đúng lúc này, Trương Hán Siêu đi vội vào phòng thông báo.
-Bẩm Quốc Công có tin khẩn ở Ải Chi Lăng.
Sau khi Trần Ích Tắc theo giặc thì vụ án á·m s·át Vương Gia của Trương Hán Siêu được minh oan. Trương Hán Siêu được Hưng Đạo Vương mời về giao cho phụ trách văn khố cho ông, chuyên sử lý các công văn thư từ. Khi vào phòng thấy có các tướng đặc biệt là Trần Quang Khải đứng đó Trương Hán Siêu đột nhiên trở lên lúng túng. Hưng Đạo Vương cau mày nói.
- Có việc gì cứ bẩm báo, đây toàn tướng lĩnh tin cậy không phải ngại.
Trương Hán Siêu ấp úng.
-Vương Gia Chương Hiến Thượng hầu Trần Kiện bị tướng quân Nguyễn Địa Lô b·ắn c·hết ở Ải Chi Lăng.
Trần Quang Khải gằn giọng.
-Chỉ có tên giặc Trần Kiện chứ không có ai là Chương Hiến Thượng Hầu nhà ngươi phải nhớ kỹ .
Hán Siêu giật mình nhưng anh vẫn đáp lời dạ vâng.
- Có tin bồ câu mới gửi về tên giặc Trần Kiện đã bị tướng quân Địa Lô b·ắn c·hết, nhưng bị giặc mang xác chạy về bên kia biên giới.
Hưng Đạo Vương gật đầu.
-Ta đã biết ngươi cứ lui ra trước.
Hưng Đạo Vương nói tiếp
- Sau khi ta phụ trách t·ấn c·ông mở màn diệt đồn A Lỗ thì sẽ kéo quân về Vạn Kiếp để chặn đánh giặc khi Thoát Hoan rút lui khỏi thành Thăng Long. Các tướng sẽ theo kế hoạch đã vạch sẵn để tiến hành. Có ai có ý kiến gì không.
Trần Nhật Duật nói
-Mấy tháng qua giặc Nguyên tàn phá các làng mạc quanh vùng sông Hồng nên dân chúng rất lầm than và căm ghét bọn chúng. Tại hạ tin rằng khi ta kéo quân phản công thì nhân dân quanh vùng sẽ để ủng hộ chúng ta rất đông, chắc chắn chúng ta sẽ giành thắng lợi trong đợt phản công lần này để đưa Hoàng thượng trở lại Thăng Long.
Hưng Đạo Vương nói
-Trận Hàm Tử sẽ là trận đánh quyết định đến chiến thắng của kế hoạch phản công lần này, tướng giặc Toa Đô đang trực tiếp chỉ huy nên nên tướng quân cần phải chuẩn bị kỹ.
Mọi người sau khi bàn bạc thống nhất và lĩnh lệnh tiễn để chuẩn bị cho cuộc phản công. Khi Trần Quang Khải định ra về thì Trần Hưng Đạo nói
-Thượng tướng rảnh rỗi tý ngồi uống rượu với ta, sau đợt này chắc chẳng có dịp ngồi nữa mà chờ hôm về thành Thăng Long uống rượu khải hoàn.
Trần Quang Khải cười nói.
- Quốc Công có lòng lẽ nào ta lại từ chối.
Trần Hưng Đạo dặn tùy tướng Lư Cao Mang, ngươi sai người xuống bếp chuẩn bị rượu và thức nhắm tý nữa ta và tướng quân uống rượu đàm đạo. Một lúc sau người hầu lên báo thức ăn đã chuẩn bị xong. Trần Quang Khải và Hưng Đạo Vương đi ra sau vườn nơi đã chuẩn bị sẵn thức ăn và một bầu rượu. Món ăn được chuẩn bị cũng rất đơn giản chỉ có một đĩa chân gà và một con cá chép hấp cùng một ít rau thơm. Người lính hầu rót rượu đầy hai chén rồi lui ra, Hưng Đạo Vương đưa chén về phía Quang Khải và nói.
- Mời tướng quân thưởng thức món ăn dân dã của nhà ta, chúc tướng quân mạnh khỏe ra ra quân toàn thắng.
Quang Khải cầm ly khẽ chạm và cạn một hơi. Rượu nóng và thơm mùi mơ làm cho ông cảm thấy sảng khoái.
- Rượu ngon !
Quang Khải thốt lên, Hưng Đạo Vương nói.
-Nhà còn mấy bình nếu tướng quân thích lát ta bảo lính mang cho ngài mấy bình, lúc nào tướng quân rảnh rỗi thì thưởng thức.
Quang Khải xua tay.
-Đợt tới việc quân bận rộn nên chẳng có thời gian, lúc nào ta về Thăng Long chắc phải qua xin tướng quân sau.
Quang Khải gắp một miếng chân gà nên ăn thử, ông ngạc nhiên thấy chân gà giòn lại có vị cay của ớt, chua của quả quất lại hơi có vị ngọt của đường và thơm của sả. Ngạc nhiên nên ông hỏi.
-Món chân gà bình thường này không ngờ lại có thể chế biến ngon như thế. Đầu bếp của Quốc Công thật là giỏi.
Hưng Đạo Vương cười.
-Món này là Thần Oai tướng quân tặng ta mấy hôm trước hôm nay có khách ta mới mang ra dùng. Thằng bé này cũng kỳ lạ vừa chế tạo ra những đồ vật đoạt xảo thiên công nhưng lại dành thời gian làm món ăn, mở nhà hàng, buôn bán. Chẳng ra bậc đại tài cũng chẳng ra kẻ buôn bán tầm thường. Tôi thấy nó có vẻ giống Trần Khánh Dư tướng quân.
Trần Quang Khải gật đầu.
-Ừ bọn trẻ bây giờ cũng khỏ hiểu thật. À nghe nói ngài định ngả Quận Chúa An Nguyên cho Phạm Ngũ Lão à.
Hưng Đạo Vương gật đầu.
-Phạm Ngũ Lão tuy nhà nghèo mồ côi cha từ nhỏ, nhưng là chàng trai chăm chỉ học giỏi và có chí. Hỏi ý kiến con bé nhà tôi cháu cũng ưng nên tôi định sau khi hòa bình sẽ tổ chức hôn lễ cho hai đứa.
Quang Khải gật đầu, sau lễ xuất quân năm ngoái trong tin lan truyền bài thơ của Cảm Hoài của Phạm Ngũ Lão. Bài thơ đã thể hiện chí lớn của người này, sau này tất là giường cột của nước nhà. Ông chậm dãi ngâm
Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
Dịch thơ
Cầm ngang giáo, giữ non sông
Át sao Ngưu, khí ba quân ngất trời.
Công danh nam tử thẹn lời,
Luống nghe Gia Cát giúp đời Hán xưa!
Tự nhiên đang ngâm giọng Trần Quang Khải trở lên xa xăm.
-Nghèo mà có chí còn hơn kẻ xuất thân quý tộc mà tâm địa lại thấp hèn. Tôi kén chọn mãi cuối cũng lại có thằng rể chẳng ra gì, buồn thay !
Hưng Đạo Vương gạt đi.
- Sắp xuất trận rồi, hôm nay nói chuyện vui đi mấy hôm nữa rồi cũng bận rồi chẳng ai có thời gian đâu. Trăng đang lên hai chúng ta làm mấy bài thơ đi.
Rồi tiếng nói chuyện, tiếng ngâm thơ vang lên hai người nói chuyện vui vẻ đến khuya Quang Khải mới từ biệt ra về. Nhìn họ không ai biết được rằng mới chỉ cách đây hai năm hai người có hiềm khích trong dòng họ đến nỗi không thèm nhìn mặt nhau nhưng khi có giặc ngoại xâm họ đã bỏ qua mối hiềm khích để cùng nhau đoàn kết chống giặc ngoại xâm.