Về Thời Trần Bán Thực Phẩm Chức Năng

Chương 98: . Căn cứ Đại Mang.




Chương 98. Căn cứ Đại Mang.
Đêm nay các xã ven sông Hồng như Hồng Giang, Bạch Đằng, Hồng Châu nhộn nhịp khác ngày thường. từ chiều các trưởng làng được thông báo đêm nay quân của Quốc Công đi qua đây để đánh đồn địch ở vùng A Lỗ, nên các xã lấy thuyền đã giấu lâu nay quanh mấy bãi lau sậy để đưa quân ta bí mật áp sát đồn địch. Dân ở đây không lại gì bọn Thát ở đồn Đại Mang vùng A Lỗ cách đây có hơn một dặm đường chim bay. Thỉnh thoảng chúng ra đây c·ướp b·óc lương thực của mấy làng xung quanh. Do dân làng đã cất giấu lương thực tại các bãi lau sậy, đầm lầy nên chúng c·ướp cả con gà nhép, cho đến con cá mới bắt được dưới sông.
Dân chúng rất căm hận bọn chúng nên khi có tin Quốc Công dẫn quân đến để đánh chúng, đàn ông trong làng từ thanh niên đến các cụ phụ lão cũng tham gia chở đò đưa quân đến áp sát đồn địch. Nhiều nơi các bà lão và chị em còn nấu cháo cho binh lính ăn thêm trước khi lên đường, tuy nồi cháo hành hoa hoặc có thêm chút tôm, cá bắt được dưới sông nhưng những người lính cảm thấy sự ấm áp, quan tâm của những người mẹ, người chị đối với họ.
Hưng Đạo Vương đã đem ba vạn quân từ căn cứ bí mật Thụy Hồng theo đường thủy ra sông Diêm về khu vực sông Tiên Hưng và từ đó bí mật tập kết vào các xã ven sông sát căn cứ của địch (như Hồng Giang, Bạch Đằng, Hồng Châu) rồi từ đó chia thành hai đạo quân thủy bộ bất ngờ trong đêm t·ấn c·ông căn cứ A Lỗ. Hai trong số ngũ hổ tướng của Trần Hưng Đạo là Đại Hành chỉ huy cánh hai vạn quân bộ, Lư Cao Mang chỉ huy một vạn quân thủy. Lư Cao Mang thấy hàng trăm chiếc thuyền nan đã chờ sẵn lúc nửa đêm, mọi người tuy đông nhưng rất trật tự lặng lẽ chở quân lính tiến đến đồn giặc. Trên thuyền anh có một ông lão lái thuyền và một cậu bé chạc mười ba tuổi đầu đeo khăn tang. Anh tò mò hỏi cậu bé.
- Người nhà cháu đâu, nhà đang có tang mà còn bé thế này đi theo chúng ta làm gì ?
Cậu bé yên lặng không nói, ông lão phân trần. "Mấy hôm trước bọn giặc xông vào làng, qua nhà cậu thấy có mấy con gà nhép nên nhảy vào c·ướp mẹ cậu tiếc của xông ra giằng lại bị chúng đẩy mạnh không may đập vào cối đá vỡ đầu ngất lịm. Bố cậu tức quá cầm đòn gánh xông vào sống c·hết với bọn chúng, bố cậu trước cũng là đô vật có tiếng của vùng tuy có đánh ngã được vài tên nhưng cuối cùng bị tên đội trưởng dùng kiếm đ·âm c·hết. Hôm nay biết tin quân ta đến đánh đồn Đại Mang nên cậu nằng nặc đòi đi để góp sức trả thù cho bố".
Lư Cao Mang cảm thấy thương cho cậu bé, cậu bé mồ côi cha chỉ vì mấy con gà, khuôn mặt cậu bé lạnh tanh không biểu cảm như già dặn hơn so với tuổi của mình. Đoàn thuyền nan lặng lẽ lướt trên những con mương tiến về phía đồn địch nơi có quầng sáng phía xa. Đêm yên lặng chỉ có tiếng dế kêu rả rích, và ếch nhái gọi nhau và tiếng mái chèo khua nước. Cao Mang thấy Quốc Công đã vận dụng linh hoạt chiến thuật áp sát mục tiêu lợi dụng địa hình chằng chịt sông ngòi, cây cối rậm rạp để cơ động linh hoạt. Địa hình này vừa dễ giấu quân lại vừa đảm bảo được yếu tố t·ấn c·ông bất ngờ, khiến cho kẻ địch có nằm mơ cũng không thể ngờ rằng q·uân đ·ội nhà Trần đang ở ngay sát nách chúng. Khi cách đồn một dặm mọi người xuống thuyền để đi đến đồn, cậu bé cầm đòn xóc và nói với Lưu Cao Mang.
-Tướng quân cho cháu theo đánh địch.
Lưu Cao Mang nhìn cậu bé và nói.
-Cháu về đi mẹ và em đang chờ, vài năm nữa lớn chú cho theo quân ngũ để đánh địch trả thù cho bố.
Ông lão cũng vội chạy đến túm đứa bé mắng.
-Cháu về nhà giúp mẹ, đi theo lại làm vướng chân tướng quân ông cho cháu theo thế này cũng là chiều cháu lắm rồi. Không nghe lời lần sau ông không nói giúp cho cháu nữa.
Cao Mang lấy một tấm lệnh bài bằng gỗ đưa cho cậu bé.
-Ba năm nữa cháu lớn, cầm cái lệnh bài này đến tìm ta. Cháu sẽ trở thành một người lính dưới trướng của ta.
Hai người đứng nhìn đoàn quân lặng lẽ đi về phía trước cho đến khi khuất hẳn mới chèo thuyền về. Đến gần sáng quân ta đã áp sát đồn địch, lúc này tướng địch là Lưu Thế Anh mới thiêm th·iếp ngủ, đêm hè oi ả làm hắn rất khó ngủ, gần sáng thời tiết mát hơn nên hắn mới chìm vào giấc ngủ. Vào giờ Dần hàng loạt pháo bắn vào đồn phá vỡ hàng rào gỗ sau đó quân ta thủy bộ từ hai hướng xông vào đồn. Vừa chợp mắt tiếng phảo nổ, quân reo làm Lưu Thế Anh choảng tỉnh, vừa mặc áo thì phó tướng xông vào báo. Quân Đại Việt như từ trên trời rơi xuống, dưới đất chui lên đang tràn vào đồn. Lưu thế Anh không kịp mặc giáp vội lên ngựa hô quân tập hợp nơi trung quân để cầm cự chờ trời sáng. Tuy nhiên quân Đại Việt xông vào như nước vỡ bờ, Lưu Cao Mang múa gươm dẫn đầu chém phải chém trái quân Nguyên đổ như cắt rạ. Đại Hành sử dụng tử mẫu côn là một côn sắt dài hơn một mét nối với một côn nhỏ hơn dài hai mươi phân bằng một đoạn xích sắt. Trong ánh đuốc tiếng côn xé gió vù vù nhiều tên trúng đòn vỡ đầu, gãy tay chân làm quân Nguyên chống đỡ không nổi. Thấy tình thế cấp bách viên phó tướng nói.
-Tướng quân mau cho quân rút đi để tại hạ ở lại cầm chân địch.
Lưu Thế Anh thấy khó có thể chống nổi vội múa song chùy mở đường máu dẫn quân bỏ đồn chạy về Thăng Long. Viên phó tướng Trương Hiến gặp Đại Hành hai bên đánh nhau được hai mươi hiệp, Đại Hành vụt mạnh mẫu côn vào đầu, Trương hiến đưa thương lên đỡ, nhưng bị cây côn nhỏ " tử côn " vòng qua đầu vụt vào vai đau muốn gãy lưng. Thấy đối phương dính đòn, Đại Hành đánh mười hai đường tử mẫu côn gia truyền Trương Hiến đỡ không nổi ngã xuống ngựa bị quân ta bắt sống. Thấy phó tướng b·ị b·ắt sống quân địch còn lại mất tinh thần xin hàng.
Đến cuối giờ Mão sau hai canh giờ quân ta đã làm chủ được đồn Đại Mãng bắt sống hơn năm nghìn quân giặc, diệt ba nghìn tên. Hơn một vạn quân theo Lưu Thế Anh chạy thoát về Thăng Long. Trận mở màn cho chiến dịch phản công của Quân Đại Việt đã chiến thắng vang dội làm nức lòng quân sỹ.
Trần Nhật Duật lúc này cũng mang một vạn quân tiến về Hàm Tử Quan. Trong đó có ba nghìn quân Tổng do Tướng Triệu Trung chỉ huy. Nghe tin quân ta tiến đánh Hàm tử hàng vạn thanh niên vùng Hưng Yên nô nức xin tòng quân, nhân dân mang gạo đến góp lương. Trong vòng năm ngày quân số của ta tăng từ một vạn lên đến năm vạn quân. Trần Nhật Duật cho xây dựng doanh trại cách Hàm Tử năm dặm. Cho quân luyện tập và canh gác chặt chẽ để chuẩn bị công phá trại địch.
Lúc này cửa Hàm Tử có ba mươi chiếc thuyền chiến cỡ lớn do Toa Đô từ trong Diễn Châu đi ra. Sau khi gặp Thoát Hoan do thiếu lương nên Thoát Hoan sai Toa Đô mang năm vạn quân và thuyền chiến đóng ở Hàm Tử tự lo quân lương. Quân địch đi đường xa mệt mỏi lại thiếu lương nên lòng quân đang giảm sút. Đây là cơ hội tốt cho quân Đại Việt phá vỡ cánh quân này.
Hàng ngày Trần Nhật Duật cho quân cưỡi khinh thuyền đến gần trại địch rồi bắn tên có thư vào trong trại địch. Trong thư kêu gọi quân Tống không theo giặc Thát, quân Đại Việt và quân Tống có chung kẻ thù và quân Đại Việt chỉ đánh giặc Thát chứ không đánh quân Tổng. Trong trại nhiều người là người Tống đi theo quân Thát nên dao động, nhiều người bỏ trốn theo quân Đại Việt l·àm t·ình hình quân Nguyên càng thêm r·ối l·oạn. Toa Đô tức giận nên ra lệnh t·ấn c·ông vào doanh trại quân Đại Việt, phó tướng là Tống Hiến thấy vậy can ngăn vì quân sĩ đang dao động lại thêm nhiều người ốm yếu nếu đánh bây giờ tất thua nhưng bị Toa Đô cho là cố tình làm giảm sĩ khí quân sai người mang ra chém. Các tướng can ngăn mãi, Toa Đô mới cho lính đánh mười côn rồi đuổi ra ngoài. Tống Hiến về trại uất ức liền bàn với thủ hạ nửa đêm trốn sang đầu hàng quân Đại Việt.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.