Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 274: Cái kết kẻ phản quốc (2)




Chương 274: Cái kết kẻ phản quốc (2)
Ngược lại, phía bên kia chiến tuyến, tình hình đổi khác hoàn toàn.
Chiếc quan tài giam giữ Nguyễn Vương được đoàn quân tháp tùng, đưa tới đặt tới trước tượng thờ nữ tướng Bùi Thị Xuân.
Tại dây, có một bức tượng vẽ hình Nguyễn Vương đang quỳ gối sám hối trước vị nữ tướng hào kiệt bậc nhất lịch sử.
Hai bên đường, dân chúng cầm sẵn tất cả những gì bẩn thỉu nhất trên đời có thể nghĩ tới để ném vào người Nguyễn Vương.
Khi Nguyễn Vương được áp giải lên đài hành hình, vô số trứng thối và cà chua bay tứ tung lên mặt gã ta.
- Thằng chó, thằng khốn nạn, trả con tao đây.
- Đồ mọi rợ, đồ bán nước, thằng thối tha.
- Giết nó, g·iết nó!
Nỗi căm phẫn uất ức của hàng triệu dân Việt dưới ách đô hộ đẫm máu của Nguyễn Vương bị đẩy lên cùng cực.
Người người nô nức kéo lại, ánh mắt lăm lăm như thể muốn ăn tươi nuốt sống đối phương.
Nguyễn Vương bị người dân bao vây xung quanh, sợ xanh mặt.
Đã thế, mùi h·ôi t·hối từ rác thải khiến hắn muốn nôn ọe hết ra ngoài.
Đột nhiên, hắn nhìn thấy những người tây dương xung quanh, đôi mắt sáng lên cứ như con gặp bố:
- Quan tây!
- Các ngài quan tây, cứu con với!
- Con cực kỳ trung thành với các ngài!
Trong suy nghĩ của Nguyễn Vương, chỉ cần quỳ liếm người tây dương thì kiểu gì cũng sống, hắn nghĩ ai cũng phải sợ tây dương giống hắn.
Nhưng đáp lại chỉ là sự sợ hãi, rụt rè của du khách phương tây.
- Đừng!
- Tôi không liên quan gì cả, ông ta bị điên thôi.

- Tránh ra, cái thằng điên này!
Nhận thấy ánh mắt xăm soi của người Việt và công an, các du khách vội vàng phủi sạch quan vệ với vua quỳ nổi tiếng từ á sang âu.
Ở lãnh thổ Đại Việt, người nước ngoài không được bất kỳ đặc quyền nào cả, thậm chí còn dễ bị chú ý, theo dõi hơn cả người Việt.
Nguyên nhân bởi vì Đại Việt hiện đang là cường quốc thế giới, cho dù người tây dương cũng phải nghiêng người kính nể.
Đại Việt không cần phỉa nhìn ngó sắc mặt của bất kỳ kẻ ngoại bang nào.
Chứ không phải như ở Đại Nam Cộng Hòa, nơi người Việt chỉ là dân hạ đẳng, xứng đáng làm công việc hạ tiện như culi, gái m·ại d·âm.
Thậm chí có nhiều người quen thói làm việc xằng bậy ở tây Đại Nam, bị công an Đại Việt bắt lại đánh nhừ tử, trục xuất vĩnh viễn là chuyện thường xảy ra.
Trong ánh mắt kinh ngạc của Nguyễn Vương, người tây dương vội vàng tránh ra xa, nhường chỗ cho dân Việt bu kín.
- Chuẩn bị!
- Trảm!
Theo hiệu lệnh đưa xuống, đao phủ vươn tay lên cao, chém đứt cuộc đời đầy tội ác của Nguyễn Vương.
Quả bóng không được tròn trịa cho lắm lăn lông lốc xuống mặt đất chứa đầy rác thải.
Trên không trung có bóng dáng mờ mịt của vị nữ tướng kiêu hùng được giải thoát.
Trong góc phòng, Lê Thị Hân nhìn thấy đầu người rơi xuống đất, trong lòng không có sợ hãi chút nào, chỉ cảm thấy cả người nhẹ hẳn đi vì trút bỏ mối thù g·iết chồng.
- Đại thù đã báo!
- Đã đến lúc nên trao trả kho báu của người Việt.
Cô lẩm bẩm một mình, sau đó gửi một bức mật thư tới cho Huyền An Hoàng Hậu.
Trong bức thư miêu tả rõ nơi cất giấu hàng chục triệu lượng bạc năm xưa vua Quang Trung để lại ở bên cạnh Phú Xuân.
Lê Thị Hân cảm thấy Đại Việt chính là nơi xứng đáng thừa hưởng kho báu này để xây dựng đế quốc hùng mạnh của người Việt.
Đối với vấn đề này, Trần Tí cho ra kết quả là tạm thời Đại Việt vay nợ của Lê Thị Hân và con cháu Quang Trung nhằm xây dựng đất nước.
- Sau này, nếu hậu đại vua Quang Trung gặp khó khăn thì lấy danh nghĩa trả nợ giúp đỡ.

Trần Tí nhẹ nhàng ký giấy nợ, cất gửi vào kho bạc.
Đây có thể xem là bảo hiểm đối với hậu nhân của minh quân một thời.
Sau đó, anh ngẩng đầu lên nhìn về toàn bộ phòng họp rộng lớn.
Ở trước mặt Trần Tí, lúc này là một bàn dài triệu tập đầy đủ các quan chức lớn trong bộ máy nhà nước.
Họ tập trung lại đương nhiên không phải vì một món tiền “nho nhỏ” mà bởi Trần tí chính thức thực hiện đổi mới.
- Việc đổi mới bắt đầu đưa vào thí điểm trong hôm nay.
- Lấy Vĩnh Phúc làm khu vực thí điểm đầu tiên, từ từ từng bước xem xét, đánh giá kỹ trước khi mở rộng dần.
- Có ai muốn ý kiến gì không?
- Chúng ta hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, cứ nêu ý kiến đóng góp của mình.
Trần Tí dứt lời, trong phòng họp liền trở nên căng thẳng.
Trên thực tế, rất ít người hiểu cụ thể đổi mới là gì, vì sao phải đổi mới.
Trong mắt họ, Đại Việt đang vững bước phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu, tại sao lại vẽ chuyện thêm ra?
Nhưng bởi đây là quyết định của lãnh tụ nên nhất định phải trả lời cẩn thận.
Sau khi nhìn nhau một hồi, Hà Anh Huy đứng dậy báo cáo:
- Báo cáo lãnh tụ, báo cáo các đồng chí, tôi tuy không phải chuyên mảng kinh tế nhưng cũng có đọc hết các quyển sách kinh tế - chính trị học của lãnh tụ.
- Tôi cho rằng thực tiễn là thước đo để kiểm chứng chân lý, mọi thứ cứ phải trải qua kiểm chứng, thí điểm trước khi áp dụng hàng loạt.
- Về mặt công cuộc Đổi Mới, tôi cũng như tất cả các đồng chí đều tin tưởng tuyệt đối vào lãnh tụ, giống như cách tin tưởng người dẫn dắt đất nước quyền đấm Mãn Thanh, chân đá Âu Mỹ, xây dựng đế quốc nhà Trần ngày càng cường thịnh.
- Bởi vậy tôi đồng ý theo hướng đổi mới đất nước nhưng phải có thí điểm, kiểm chứng, rút kinh nghiệm trước khi áp dụng quy mô rộng lớn.
Mọi người nghe xong, gật gù bảo nhau:

- Đúng, đúng!
- Cứ nghe theo lãnh tụ là đúng!
Trần Tí liếc mắt một chút, rõ ràng phần lớn cũng chỉ hùa theo ý của bản thân.
Việc này nửa tốt nửa xấu.
Tốt ở chỗ quyền lực Trần Tí được củng cố, mọi chính sách đều được thi hành triệt để không bị cản trở.
Xấu ở chỗ không có người can gián, nếu lỡ xảy ra sai lầm thì không thể cứu vãn được.
Trần Tí không tự cao tới mức cho rằng bản thân vĩnh viễn đúng.
“Xem ra cũng phải kiếm nơi nào đó để tham khảo ý kiến.”
Nghĩ trong lòng như thế nhưng ngoài mặt Trần Tí không thể hiện gì khác thường mà chốt hạ:
- Ban thư ký, soạn thảo nghị quyết để phủ thủ tướng công bố.
- Tiếp tục vấn đề tiếp theo, gồm có tỷ lệ sinh, dư thừa lao động cùng giá lương thực.
- Xin mời đồng chí thủ tướng trình bày vấn đề!
- Tình hình hiện tại là dân số Đại Việt bùng nổ quá nhanh chóng, điều này gây áp lực quá lớn tới hệ thống cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội.
- Đồng thời cũng gây ra hệ quả là dư thừa lao động đột biến, trong thời gian ngắn sắp xếp không kịp.
Bởi vì xã hội chủ nghĩa mà Đại Việt đang áp dụng thực hiện miễn phí giáo dục, y tế, sinh nở, đồng thời trợ cấp lương thực theo đầu người cho trẻ em, người già.
Điều này dẫn tới người dân yên tâm thoải mái sinh nở chứ không như trong một xã hội tư bản, chi phí chăm sóc trẻ em quá đắt đỏ tới mức không dám đẻ.
Nhưng cái gì quá cũng không tốt, bùng nổ dân số quá nhanh, có gia đình bảy người, chín người con kéo theo nhiều hệ lụy về an sinh xã hội.
- Mặt khác, bởi vì liên tục bội thu, kho lương thực tương đối dư dả, giá lúa gạo trên thị trường lại đang ở mức thấp, thậm chí không đủ vốn ban đầu.
Đây là vấn đề mang tính quốc tế hơn.
Kinh tế kế hoạch không cho phép người dân tự ý xuất khẩu lương thực dư ra nước ngoài, mọi thứ sẽ do nhà nước thu mua và xuất khẩu thay.
Mục đích ban đầu để giúp người dân tránh khỏi b·ị t·hương lái ép giá nhưng có vấn đề là nhà nước phải gánh chịu rủi ro lúc giá trên thị trường quốc tế giảm.
Tới đây, một nghịch lý nữa xuất hiện.
Người dân có thể thông cảm cho thương lái mua theo giá thị trường nhưng nhà nước thì khác, mọi tổn thất đều bị quy về do quản lý yếu kém và dân chúng sẽ đòi không sót cắc nào.
Trần Tí hơi híp mắt lại, thử xem các lãnh đạo ở đây sẽ cho ra ý kiến gì.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.