Biến Thiên 2 - Đế Quốc Nhà Trần Chinh Phục Thế Giới

Chương 306: Đại Âu Chiến (2)




Chương 306: Đại Âu Chiến (2)
Những tướng lĩnh khác của Đức cũng tỏ ra tức tối, khó chịu với quyết định khó hiểu của vua Bỉ.
Trên thực tế, kế hoạch của Đức là mượn đường của quốc gia Bỉ trung lập để đánh Pháp bất ngờ chứ chẳng có lí do gì để tốn thời gian dây dưa, c·hiến t·ranh với Bỉ.
Người Đức muốn Bỉ làm đồng minh hơn là kẻ thù và hứa trả công hậu hĩnh bằng cả lãnh thổ và tiền bạc.
Chỉ cần chịu hợp tác với Đức, Bỉ sẽ nhận được vô số lợi ích quan trọng mà bản thân quốc gia sẽ không bị thiệt hại gì nhiều.
Nhưng không biết Pháp, Anh đã thổi gió bên tai kiểu gì mà có thể khiến vua Bỉ khăng khăng một mực trung thành, thề chiến đấu tới người Bỉ cuối cùng vì lợi ích của Anh, Pháp và không cần bất kỳ lợi ích nào khác cho đất nước.
Ông ta đã hô hào dân Bỉ cài bom, phá đường ray, đập phá hệ thống cơ sở hạ tầng mà người dân phải tốn hàng chục năm xây dựng theo ý của đế quốc Anh.
Việc này tuy gây tổn thất lớn về kinh tế cho dân Bỉ nhưng đồng thời cũng cứu nguy giúp Pháp cầm chân Đức.
Tất cả tướng lĩnh Đức chỉ có thể giữ im lặng một cách trầm lắng, họ không hiểu rằng các nước đế quốc tư bản vốn nổi tiếng với chiêu trò tẩy não và dùng tiền bạc mua chuộc giới tinh hoa.
Người Đức tuy giỏi đánh trận nhưng tư duy khá cứng nhắc, họ luôn nghĩ tới lôi kéo Bỉ bằng lợi ích nhưng vô dụng vì chu trình tẩy não của Murkoff quá kinh khủng.
Tuy rằng theo đế quốc anh sẽ làm người dân Bỉ c·hết la liệt, ăn kham sống khổ nhưng bù lại, họ sẽ được thưởng thức bánh vẽ do đế quốc tạo ra, tẩy não.
Ngay cả thuộc địa bị đè đầu cưỡi cổ vẫn bị tẩy não gào khóc, tiếc thương cho quân xâm lược thì chỉ riêng Bỉ ăn nhằm gì.
- Được rồi, bây giờ không phải là lúc ủ rũ!
Tướng Von Kluck cố chấn chỉnh lại tinh thần, sau đó giơ nắm đấm hô vang khẩu hiệu:
- Vinh quang dành cho nước Đức!
- Nước Đức tất thắng.

Các tướng lĩnh khác thấy vậy cũng dồn dập giơ tay:
- Quyết thắng!
- Vinh quang!
Nhận thấy tâm lý chiến đấu của tướng lĩnh dần trở lại, Von Kluck lấy từ trong túi một mô hình xe tăng do Đại Việt gửi tặng, đặt lên bản đồ, vẽ một đường cong tuyệt đẹp thọc sâu vào lãnh thổ Pháp.
- Tuy chiến sự khó khăn nhưng không phải không có cơ hội.
- Chắc hẳn mọi người đã nghe đến thứ v·ũ k·hí tuyệt vời là xe tăng do Đại Việt viện trợ.
- Đây là v·ũ k·hí mạnh nhất thế giới, có độ cơ động còn cao hơn xe lửa, sức công phá tương đương pháo, độ vững chắc vượt trội khi so với nhà cửa, công sự.
- Người Bỉ muốn phá hủy đường sắt là chiến lược sai lầm, chỉ cần mười chiếc xe tăng, chúng ta có thể chiến thắng chớp nhoáng, tạo thành chốt chặn ở phía sau quân Pháp ở biên giới.
- Đây quả thật là kho báu trời ban cho người Đức, giúp kế hoạch Schlieffen trở nên hoàn hảo.
[Kế hoạch Schlieffen nói dễ hiểu là dồn quân tiêu diệt Pháp trong vòng một tháng rưỡi trước khi Nga hoàn thành việc động viên quân sự.]
Các tướng lĩnh người Đức trở nên hưng phấn, đôi mắt phát sáng rực rỡ khi nghe được kế hoạch hoàn hảo bằng những chiếc xe tăng.
Trên thực tế, giới cầm quyền ở Đức từ lâu đã phát cuồng với những chiếc xe tăng cuồng bạo nhưng không kém phần mạnh mẽ của Đại Việt.
Nước Đức trong thời kỳ này là một quốc gia được xây dựng dựa trên các quý tộc quân sự, luôn chú trọng tới sức mạnh quốc phòng chứ không phải quý tộc, tư bản nửa mùa chỉ lo ăn chơi xa hoa, đàng điếm.
Bất kỳ ai trong số họ cũng đều sở hữu tư duy chiến thuật đỉnh cao và tố chất quân sự tuyệt vời.

Đối với quý tộc Đức, xe tăng đạn pháo quý giá hơn bim bim, túi nilon nhiều, không bao giờ có chuyện khinh thường v·ũ k·hí đỉnh cao và sùng bái gà rán đông lạnh mốc meo.
Vậy nên dù chiến thuật dùng xe tăng đánh chớp nhoáng bao vây quân Pháp nghe có vẻ mạo hiểm nhưng lại hoàn toàn phù hợp thẩm mỹ và tư tưởng chiến thuật đánh chớp nhoáng của người Đức nên gọi là quà tặng trời ban cũng không quá đáng.
- Với tốc độ cao và khả năng vượt nhiều địa hình gồ gề, phức tạp, chúng ta có thể điều mười chiếc xe tăng tới sớm chặn đường lui lính Pháp.
- Cùng lúc đó, bộ binh chủ lực sẽ theo sát phía sau, chặn đường lui của lính Pháp đang ở biên giới, mon men muốn đánh chiếm Alsace-Lorraine.
Thời điểm này, quân Pháp đang đóng ở khu vực biên giới, tiếp giáp Alsace-Lorraine, một mảnh đất giàu tài nguyên khoáng sản mà Đức lấy của Pháp trong cuộc chiến Pháp – Phổ.
Không có gì lạ khi người Pháp muốn tập trung quân tại biên giới, c·ướp Alsace-Lorraine về tay một lần nữa nên mọi thứ gần như đều nằm trong dự tính của bộ chỉ huy Đức.
- Bộ chỉ huy đã chuẩn bị sẵn q·uân đ·ội phòng ngự tại Alsace-Lorraine, quân Pháp chắc chắn sẽ b·ị đ·ánh bật trở về.
- Chỉ cần cầm cự được cho đến lúc bộ binh chủ lực chúng ta tới nơi thì hai đầu kẹp lại, chiến thắng Pháp nằm trong tầm tay, giải quyết xong địa chiến trước khi Anh, Nga kịp động viên quân sự.
- Khi đó, chúng ta tập hợp lực lượng sang mặt trận phía đông, giải quyết Nga là hoàn thành công cuộc phân chia lại thuộc địa.
- Kết quả sẽ giống như c·hiến t·ranh Pháp – Phổ, vinh quang trở về cho người Đức.
Von Kluck kể về tương lai với dáng vẻ cuồng nhiệt và thích thú.
Đây là lý do trong lịch sử, nước Đức nhanh chóng phát động c·hiến t·ranh một cách quyết đoán.
Bởi vì theo kế hoạch, người Đức có thể đánh chớp nhoáng hạ gục Pháp và kết thúc c·hiến t·ranh với lợi ích về mình, họ không hề muốn đánh lâu dài, tiêu hao sinh lực với Anh – Pháp – Nga cộng lại.
- Chưa kể tới Áo – Hung tiến quân vào Serbia cùng Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ cần đẩy lùi Nga, ép họ chịu thua là được, thế trận hoàn toàn trong kiểm soát của chúng ta.
Phe Liên Minh của Đức còn có Áo – Hung, Thổ Nhĩ Kỳ, Von Kluck nhắc tới họ với hi vọng sẽ giảm bớt áp lực chiến trường phía Đông nhiều nhất có thể.
Gọi là hi vọng vì quan hệ giữa Đức với Áo – Hung, Thổ Nhĩ Kỳ là ngang hàng với nhau, Đức không thể chỉ huy Áo – Hung, Thổ Nhĩ Kỳ chiến đấu theo ý mình.

Dù rằng trên danh nghĩa, các quốc gia đều đã tuyên chiến với nhau nhưng dùng đầu ngón chân cũng biết chỉ có Đức đánh Pháp chứ Áo – Hung hay Thổ Nhĩ Kỳ chiến đấu vì lợi ích riêng.
Nó khác hẳn với bản chất phe hiệp ước do Anh dẫn đầu khi đế quốc Anh có quyền chỉ huy Pháp và Nga cùng vô số nước chư hầu vốn đã bị tư bản kết hợp tộc người cáo âm thầm thao túng kinh tế thông qua cho vay, viện trợ.
Đức không phải đế quốc tư bản thuần túy, quan hệ giữa họ với đồng minh là ngang hàng.
Bởi vậy nên chắc chắn Nga, Pháp, Mỹ và chư hầu sẽ liên minh chống Đức theo lệnh của Anh còn Áo – Hung, Thổ Nhĩ Kỳ khó mà giúp Đức được.
Tình thế địa lý của Đức rất xấu, họ vừa phải chống chư hầu thân đế quốc Anh, vừa bị kèm cặp cùng lúc hai mặt đông – tây nên Von Kluck hi vọng Áo – Hung, Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng áp lực Nga tại mặt trận phía đông là điều dễ hiểu.
Rất may, mọi việc đúng như Von Kluck dự đoán, ngay ngày hôm sau, Áo – Hung vốn có t·ranh c·hấp với Nga tại Serbia đã tiến quân vào vùng này.
Thổ Nhĩ Kỳ khỏi bàn, đối thủ với Nga trong việc tranh giành ảnh hưởng tại bán đảo Balkan cũng kết hợp với Áo – Hung đổ bộ lính vào Serbia, uy h·iếp Nga.
Đế quốc Anh khi này mới tá hỏa, vội vàng nhảy vào, tích cực kêu gọi chư hầu viện trợ cho Pháp và gây áp lực buộc Nga mau chóng xuất binh.
Nước Nga với tư cách là người bảo trợ cho các quốc gia Balkan và đồng minh của Anh, Pháp đã bị buộc phải vội vã gấp rút đưa q·uân đ·ội tới chiến trường.
Đại Âu Chiến chính thức mở màn.
Trong khi đó, ở bên kia bán cầu, mọi thứ bình yên đến lạ kỳ.
Dưới sự kìm kẹp của Đại Việt, Nhật Bản dù vô cùng tham lam nhưng không dám tiếp tục mở rộng lãnh thổ giống như trong lịch sử.
[Trong lịch sử, ở thế chiến thứ nhất, Nhật Bản nhân cơ hội cắn trộm thuộc địa của Đức nhằm chiếm lãnh thổ, vô tình trở thành “bên chiến thắng.]
Long Quốc và Đại Hạ lườm rau gắp thịt, hằm hè lẫn nhau, không dám động đậy.
Tất cả khiến cho trận đại chiến này chỉ được gọi bằng cái tên “Đại Âu Chiến” chứ không phải thế chiến thứ nhất bởi siêu cường Đại Việt nằm ở ngoài.
Trần Tí đã dùng sức mạnh của bản thân cùng nhân dân Đại Việt sửa lại lịch sử của thế giới.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.