Ngũ Phúc Chi Vạn Lý Thiên

Chương 3: Khai Tựu Tứ Phúc Trai




Chương 3: Khai Tựu Tứ Phúc Trai
Tựa thi
Tửu yến văn phường khởi bách đoan
Cầm kỳ thi họa thịnh Biện thành.
Mưu tâm nan độ nhân tâm hỏa
Nhất đạo quân cơ vạn lý hoàn.
Dịch nghĩa:
Yến tiệc, văn phường bày muôn lối
Cầm kỳ thi họa rộn Biện thành.
Khó lường tâm ý người như lửa
Một tin quân thắng vọng vạn thành.
________________________________________
Biện Kinh đầu xuân, gió thổi vờn liễu mảnh, hoa đào trước ngõ vừa hé nụ. Trong hẻm Hồng Tường, ngõ nhỏ vốn tĩnh lặng bấy lâu bỗng náo nhiệt hẳn lên. Trước cửa một tửu lâu ba tầng mới sơn sửa, treo bảng hiệu son thếp vàng, đề ba chữ: “Tứ Phúc Trai”.
Bên trong, các nữ tử Lệ gia đã tất bật từ tờ mờ sáng.
Lệ Tứ Nương đang lom khom bày bánh điểm tâm, lẩm bẩm:
“Cái bánh hoa quế này, muội nếm thử rồi mà vẫn chưa vừa miệng.”
Ngũ Nương đứng sau, vừa cười vừa cắp một cái nhét vào miệng:
“Để muội nếm lại giúp! Để đó cho chuyên gia!”
Phía đối diện, Lệ Khang Ninh chỉnh lại khay trà, liếc mắt:
“Tứ muội, ngũ muội, hôm nay là khai trương, không phải hội nếm thử đâu!”
“Tam tỷ khó tính” - Tứ nương chu môi - “Muội chỉ muốn khách nếm cái gì là vừa lòng cái đó mà thôi.”
Lệ phu nhân từ hậu viện bước ra, áo lụa xanh nhạt, tóc vấn cao gọn gàng, nhìn chúng nữ khẽ gật:

“Hôm nay là đại sự. Không được hồ nháo.”
Đúng giờ thìn, tiếng pháo nổ vang, cửa lớn mở rộng, hương hoa thảo lan tỏa theo gió. Người đi đường dừng chân xem, vài vị văn nhân tuổi trung niên cất tiếng ngâm:
“Tứ Phúc khai môn nghênh khách quý. Trà đạo nhàn đàm luận thế nhân.”
Bên trong khách dần lấp đầy, trà thượng hạng, điểm tâm tinh xảo, bài trí trang nhã. Lệ Thọ Hoa tiếp khách lễ độ, lời nói nhẹ nhàng mà không mất phần trang nghiêm.
“Cô nương, mứt lê này chính là do nhà tự làm sao?” – Một vị khách trung niên hỏi.
“Vâng, do Tứ muội nhà tiểu nữ sớm học nghề điểm tâm tại Lạc Dương. Mỗi loại mứt đều có tên riêng, nếu khách nhân không ngại, xin mời thử ‘Hàn Mai Tịch Tuyết’.”
Trong đám đông ngoài cửa, một thanh niên tuổi trạc hai mươi sáu, áo đoạn xanh thẫm, cổ tay đeo chuỗi bồ đề, ánh mắt sáng mà không hiền, đứng cạnh một gia nô. Sài An, lão bản Phan Lâu, gia chủ đời thứ ba của Sài thị thương hộ.
“Cô nương Lệ gia kia... là Tam nương sao?” – Sài An hỏi khẽ.
Gia nô đáp: “Phải. Người ta đồn nàng là tay tính sổ không sai nửa chữ, đầu óc lanh lẹ hơn nam tử. Nghe nói từng ba phen đối đáp với người của Thẩm Châu, không lép vế chút nào.”
Sài An khẽ cười, ánh mắt dừng lại nơi Khang Ninh đang rót trà mời khách.
“Lâu ta cạnh lâu họ, sau này còn dài dài,” hắn thì thầm, rồi xoay người rời đi.
Không ngờ đúng lúc ấy, một tiểu đồng vụng về mang khay trà ra, vấp chân, nước trà bắn tung lên áo.
“Ôi! Công tử, thứ lỗi! Tiểu nhân không để ý.”
Khang Ninh lập tức bước tới, mắt quét qua Sài An, chắp tay nhẹ hành lễ.
“Công tử đại nhân có rộng lượng, thứ cho kẻ nhỏ vụng về. Để tiểu nữ sai người đưa y phục khô sang, mong đừng để ảnh hưởng.”
Sài An nhìn nàng, ánh mắt lóe lên thích thú. Hắn cười nhạt:
“Không phiền, tại hạ không phải kẻ khó chiều.”
Lệ Khang Ninh nghe vậy, chỉ mỉm cười nhạt: “Đa tạ công tử độ lượng.”
Hai người ánh mắt giao nhau trong tích tắc. Gió xuân lướt qua mái hiên, thoảng hương hoa nhè nhẹ, như gieo xuống một tia vận mệnh mơ hồ nào đó giữa Tứ Phúc và Phan Lâu.
Tứ Phúc Trai từ hôm ấy vang danh, không chỉ vì tay nghề điểm tâm, mà vì phong thái thanh nhã, lời nói đoan trang của Lệ gia nữ nhi.
Còn Sài An, từ hôm ấy, thi thoảng lại tìm cớ ghé qua, lấy lý do đẹp “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.”

Sau ngày khai trương Tứ Phúc Trai, khách lui tới mỗi ngày một nhiều. Từ sinh viện Văn Chính, đến quan lại nhàn du, lại có kẻ sĩ thanh lưu, tụ họp để đàm đạo, luận kinh, thưởng trà.
Thế nhưng, phía Phan Lâu – tửu lâu lớn đã đứng vững bao năm ở Biện Kinh – sao có thể để yên?
Ba hôm sau, Phan Lâu khai “Thi Dạ” chiêu mời các danh sĩ khắp thành đến ứng khẩu, kèm yến ẩm miễn phí một buổi. Cửa ngoài khách xếp hàng dài dằng dặc, ánh đèn rực rỡ suốt một dãy phố.
Tứ Nương đứng trên lầu Tứ Phúc, thở dài:
“Tam tỷ, họ mời cả Tô Quân Thần, Mạnh Ký Châu, lại còn có ngâm thi đối tửu, còn ai tới chỗ chúng ta nữa?”
Khang Ninh vẫn thong thả chỉnh lại bình phong, lạnh nhạt đáp:
“Người tới Phan Lâu để chuốc men say. Người tới Tứ Phúc, tìm nơi để trải lòng.”
Nói đoạn, nàng truyền người trải th·iếp:
“Tối mai, Tứ Phúc mở đàm trà chi dạ, đề ‘Nghe truyện nữ nhi Biện Kinh’. Mỗi vị khách nữ đến sẽ được tặng một túi hương thêu tay. Mỗi câu chuyện kể là một mảnh đời không trọn.”
Tứ Nương sửng sốt:
“Tỷ muốn lấy nữ tử làm trung tâm?”
“Không ai ngờ nữ nhi cũng có thể làm chủ trà lâu, vậy thì cứ để thiên hạ thấy, chúng ta không dựa rượu mà vẫn giữ được người.”
Đêm hôm ấy, dưới ánh đèn lồng, một góc yên tĩnh bên trong Tứ Phúc vang lên giọng kể nhẹ nhàng của Lệ Thọ Hoa – một câu chuyện về người thiếu phụ mười tám tuổi tiễn chồng ra trận mùa xuân năm trước, mùa đông năm ấy đã chôn mình dưới cổng thành lạnh giá.
Ánh mắt khách nữ rưng rưng, nhiều kẻ lau lệ. Người ta bắt đầu truyền nhau:
“Phan Lâu có mỹ tửu, Tứ Phúc có lòng người.”
Sài An tất nhiên không ngồi yên.
Tuần sau, Phan Lâu ra chiêu mới, mở khu “Thưởng vật quý hiếm” đưa lên những bộ trà cổ, thư pháp Tống triều, bình cổ Ngô Xuyên, đánh vào lòng yêu vật của sĩ tộc Biện Kinh.
Khang Ninh nghe tin, chỉ khẽ nhếch môi cười:
“Nếu hắn thích bày hàng, thì ta để hắn bồi phu nhân lại gãy binh.”
Ngay hôm sau, Tứ Phúc mở “Trà ký chuyển lưu” – khách đến chỉ cần uống ba lần, sẽ được cấp thẻ đồng, tích đủ sẽ đổi được một món quà. Mà mỗi món đều là do tay Lệ gia nữ nhi thêu, hoặc do chính Tứ nương làm bánh, hoặc Ngũ nương vẽ quạt.
Trà ngon vẫn thế, quà có tình. Người ta đi từ Phan Lâu về, lại ghé Tứ Phúc để giữ chút dịu dàng nơi đáy lòng.

Hôm đó, trời đổ cơn mưa phùn, phố Hồng Tường rũ liễu nghiêng nghiêng. Khang Ninh cầm ô, bước ngang Phan Lâu. Cửa lớn mở, Sài An đang đứng trước bậc cấp, thấy nàng liền khẽ gật đầu.
“Tam nương." - Hắn cười nhạt - “Trà lâu bên nàng hôm nay chắc ít khách.”
Khang Ninh không vội, cũng mỉm cười đáp:
“Sài đại quan nhân đêm nay không bày thêm chiêu mới ư? Bằng không, e sẽ mất lòng các bậc văn sĩ.”
Sài An chống quạt, ánh mắt sáng như có ẩn ý:
“Người uống trà cần tĩnh, người buôn lời cần động. Thương trường như chiến trường, nàng đã nhập cuộc, lùi là thua.”
Khang Ninh đáp lời, mắt lướt qua mưa bụi:
“Tam nương chưa từng sợ chiến trường. Chỉ sợ... người bên kia chẳng đáng là đối thủ.”
Nói rồi, nàng xoay người rời đi, áo xanh vờn gió, bóng lưng tiêu sái như bút họa tẩy mực giữa chiều xuân.
Sài An nhìn theo, một tay siết chặt cây quạt xếp.
Cuối canh ba đêm ấy, khi phố Hồng Tường vừa lên đèn, mưa bụi giăng ngang, người người còn lặng lẽ bên ấm trà, bỗng ngoài đường xa vang lên tiếng vó ngựa dồn dập gõ vào lòng phố.
Thám mã băng qua cổng thành phía Bắc, áo choàng thẫm ướt nước mưa, mặt dính bụi đường, sau lưng là Trấn Bắc Quân lệnh kỳ.
Ngựa lao như gió cuốn, bùn đất bắn lên tận mái hiên, Thám mã dõng dạc hét vang qua phố phường Biện Kinh:
“Bắc Cương đại thắng! Bắc Cương đại thắng!””
“Trấn Bắc Hầu công phá Liêu Đình, thu phục Yên Vân Thập Lục Châu!”
“Đại Liêu vong quốc! Trấn Bắc Kỳ đã cắm trên thành Bạch Lương!”
Người dân hai bên đường đổ ra như thủy triều, vừa ngỡ ngàng vừa cuồng hỉ. Một bà lão bật khóc, thanh niên vung tay hò hét, bọn trẻ con chạy theo vó ngựa cười vang.
“Đại thắng rồi! Thắng thật rồi a!”
Trong tầng ba Tứ Phúc Trai, Khang Ninh đứng bên lan can, y sam lay động theo gió. Nàng nhìn theo thám mã vừa lướt qua, ánh mắt đầy suy ngẫm:
“Trấn Bắc Hầu đại thắng, có nên mượn cơ hội này để quảng bá Tứ Phúc Trai?”
Phía sau, Lệ Thọ Hoa đứng lặng, tay khẽ đặt lên ngực áo. Gió từ phố thổi lên làm tà áo bay nhẹ, tiếng hò reo như tiếng sóng dội vào lòng nàng.
Không biết vì sao, trái tim nàng thoáng run lên một nhịp, tưởng như có gì đó thật quen thuộc ẩn sâu dưới ba chữ: “Trấn Bắc Hầu”.
Nhưng nàng không nói ra.
Chỉ là, trong đáy mắt, thoáng lên chút gì đó... vừa xa lạ, vừa thân thương.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.