Ngũ Phúc Chi Vạn Lý Thiên

Chương 4: Kinh Thành Dậy Sóng - Cố Nhân Danh Tự




Chương 4: Kinh Thành Dậy Sóng - Cố Nhân Danh Tự
Tựa thi:
Cố danh trùng hiện hồn do tại
Trầm lặng tầm tâm thủy diệc giao.
Vạn lý phong y huân thiết huyết
Thập niên độc vọng mộng trung tiêu.
Dịch nghĩa:
Tên cũ hiện về, hồn còn đó
Lặng lẽ dò tim, nước cũng xao.
Áo giáp vạn dặm nhuốm máu sắt
Mười năm vọng tưởng, tan trong mộng.
________________________________________
Biện Kinh vừa đầu hạ, cổng thành phía Bắc vẫn chưa ráo dấu vó ngựa thì tại triều đình đã dậy lên từng tầng sóng lớn.
Tin báo đại thắng từ Bắc Cương được đưa trực tiếp vào ngự thư phòng. Sáng hôm sau, Thái phó, Lễ bộ thượng thư, Binh bộ thượng thư cùng các vị trọng thần tề tựu tại Kim Loan điện, đồng quỳ dâng tấu.
Dương quang xạ chiếu trên bậc ngọc, long ỷ thâm nghiêm, mùi hương đàn trầm thoang thoảng.
“Người đâu, tuyên đọc Trấn Bắc Hầu chiến báo.”
Đại nội tổng quản tiếp nhận chiến báo từ thám mã, cao giọng đọc rõ:
“Ngày Kỷ Mùi, tháng Tư, năm Thiệu Hưng thứ bảy.
Thần Dương Vạn Lý, lĩnh chức Trấn Bắc Hầu, suất binh đóng tại Ngọc Môn Quan, phụng thánh thượng chi mệnh, ngày đêm trấn thủ không dám lơ là.
Kể từ ngày Đông tuần Giáp Dần, thần phụng mệnh xuất chinh, lĩnh hai mươi vạn Trấn Bắc Quân, hành quân qua ba ngàn dặm, gió tuyết không ngơi, trải qua mười ba trận lớn nhỏ.
Đến ngày Quý Tị, đầu tháng Ba năm nay, đại quân tập kết tại Thập Lý Bình, hành kỳ mưu kế, đánh tan Liêu đình mười lăm vạn thiết kỵ.
Trong trận, thần thân chinh tiên phong, thống suất trung quân đánh thẳng vào trại địch, chém Hữu soái Hốt Thác Cổ, bắt sống Đô tiền tướng quân Thác Hãn, thu chiến lợi phẩm gồm lương thực, khôi giáp, khí giới mười bốn vạn kiện.
Ngày Bính Thân, trung tuần tháng Ba, thần đích thân chỉ huy đánh hạ Bạch Lương, thu phục toàn bộ Thập Lục Châu.
Cờ hiệu Đại Tống tung bay trên tháp thành Bạch Lương, dân chúng bản địa nghênh tiếp, vui mừng khôn xiết.
Nay, Đại liêu vong quốc, Bắc cương bình định, thần xin phép thiết lễ khao thưởng ba quân, chia quân an trấn các lộ châu, bảo đảm bách tính yên ổn.

Thần thân mang trọng trách biên thùy, không dám lơi lỏng, chỉ mong lấy một thân, thay trăm họ báo quốc ân.
Dương Vạn Lý thân tấu.”
"Trẫm nghe tin Trấn Bắc Hầu đại phá Liêu đình, thu phục Yên Vân Thập Lục Châu, khai cương khoách thổ, thật là quốc gia chi trụ, xã tắc chi vinh!"
Hoàng thượng tay cầm ngọc chỉ, giọng đầy hứng khởi.
Thái phó chắp tay
"Bệ hạ, thần khẩn thỉnh lập tức ban chỉ dụ, gia phong công thần, định lễ khao thưởng để cổ vũ ba quân."
Lễ bộ thượng thư đồng lời: "Xin thánh thượng gia ân, để công lao tướng sĩ được ghi vào quốc sử."
Sau giờ Ngọ, Hoàng thượng hạ chỉ, truyền ngự sử quan khắc thánh chỉ, ban chiếu chỉ như sau:
"Phụng thiên thừa vận, Hoàng đế chiếu viết
Trấn Bắc Hầu Dương Vạn Lý, trấn thủ Bắc Cương mười năm, bảo vệ Đại Tống Bắc cảnh thái bình, bách tính an cư lạc nghiệp, gian khổ công lao.
Nay, đại phá Liêu Đình, khai cương khoách thổ, lập bất thế chi công.
Truy phong Trấn Quốc Thượng Tướng Quân, Hộ Quốc Nhất Đẳng Công, lập đàn khao thưởng ba quân tại Ngọc Môn Quan. Sau khi an định biên cảnh, lập tức hồi kinh nhận lễ.
Khâm thử."
"Đồng thời, Binh bộ phối hợp Hàn Lâm viện sao lục quân công, để chép vào sử sách lưu truyền hậu thế."
Chiếu thư vừa ban, từ kinh thành tới các trấn phủ đều đồng loạt treo hồng điều, dựng lầu ca, bách tính rợp đường.
Tại Biện Kinh, các phường chợ, tửu lâu, trà quán thi nhau treo bảng mừng đại thắng. Sài An tâm tư nhạy bén, ngày hôm sau tin thắng truyền về, Phan Lâu lập tức tổ chức Thi hội lấy đề:
"Chiến công Bắc Cương – Vị quốc dũng thần."
Mời các tài tử văn nhân, thư sinh kinh thành đến đối thơ, vịnh sử, trao thưởng hậu hĩnh.
Trước tửu lâu treo lụa đỏ, tửu hương nồng đậm, hoan thanh tiếu ngữ khiến người qua đường đều phải dừng chân.
Tứ Phúc Trai cũng không chịu thua kém. Khang Ninh một mặt cho người vẽ lại bản đồ chiến sự Bắc Cương, mô phỏng thành trì Yên Vân Thập Lục châu, một mặt tổ chức "Trà hội dâng công" – vừa thưởng trà vừa nghe kể sử về Trấn Bắc Hầu.
Một gian phòng phía đông lầu hai được trang hoàng lại thành khu trưng bày chiến tích: vải lụa thêu bản đồ chinh phạt, tranh thủy mặc cảnh đại doanh mùa tuyết, tượng điêu khắc theo mô tả binh sĩ, ...
Khang Ninh còn thuê người kể chuyện nổi danh, mỗi ngày lên lầu ngâm xướng bài "Trấn Bắc Hầu Ký" – gồm mười đoạn, mỗi đoạn kể một năm chinh chiến.
Người kể chuyện đứng giữa gian lầu, vừa ngâm vừa gõ mộc cầm:
"Nhất niên khởi sự tại Tấn Môn, Kiếm phong phá thành máu nhuộm hồn.

Lưỡng niên đánh tan Kim Lăng đạo, Tam quân nguyện c·hết giữ biên môn..."
Khách khứa vỗ tay vang trời. Những thiếu nữ chưa chồng thì lòng mang cảm khái, vừa nghe vừa hỏi nhỏ:
"Không biết Trấn Bắc Hầu dung mạo thế nào? Có thật là bạch y như tuyết, phong tư như ngọc không?"
Lệ Thọ Hoa những ngày gần đây vẫn phụ giúp quản sự Tứ Phúc Trai, thỉnh thoảng ghé qua lầu trà phía đông.
Một buổi chiều, Thọ Hoa đứng lại trước bức tranh vẽ cảnh doanh trại trong tuyết. Tranh nội, một thân ảnh áo choàng lông cừu, đứng trên tường thành, sau lưng là Trấn Bắc Quân lệnh kỳ.
Nàng lặng lẽ ngắm hồi lâu, ánh mắt như chứa những nỗi niềm khó gọi thành tên.
Khang Ninh đi tới, khẽ hỏi: "Tỷ tỷ nghĩ gì vậy?"
Thọ Hoa giật mình, rồi mỉm cười nhẹ: "Chỉ là thấy người ấy... dường như từng gặp trong mộng."
Khang Ninh bật cười: "Tỷ lại mộng mị rồi. Trấn Bắc Hầu mười năm trấn thủ Bắc cương, e rằng chưa từng ghé Biện Kinh."
Thọ Hoa khẽ gật đầu, nhưng trong lòng lại dâng lên thứ cảm giác kỳ lạ, như một sợi chỉ vô hình nào đó vừa khẽ kéo ngang trái tim.
Đêm ấy, Tứ Phúc Trai tổ chức đêm hội Thi trà – khách khứa chen vai, ánh đèn thắp sáng cả lầu. Khi một lão sinh lên ngâm đoạn thơ cảm khái:
"Tướng quân thập tải phong sương khổ, Chỉ đổi giang sơn một trận hoan."
Toàn lầu lặng như tờ, rồi vỗ tay vang dội.
Khang Ninh đứng trên lầu cao, rót một chung trà, hướng về Bắc, kính cẩn đặt lên án nhỏ:
"Chư vị sĩ tử, tiểu nữ bất tài, cũng nguyện lấy trà thay rượu, ca ngợi Trấn Bắc Hầu thiên cổ kỳ công!"
Mọi người vỗ tay khen hay, nhiệt liệt hưởng ứng.
Trong gió đêm, từng làn khói trà vấn vít, hòa vào tiếng nhạc du dương.
Cũng trong đêm đó, Trấn Bắc Quân doanh trại, binh lính xếp hàng thành tốp, theo quy củ tiến hành tuần doanh, dù cho đại thắng cũng không kiêu ngạo, quân dung nghiêm chỉnh, sát khí trùng trùng, đủ để thấy Trấn Bắc Hầu luyện binh có chương pháp, danh phù kỳ thực.
Trấn Bắc Hầu Dương Vạn Lý ngồi trong trướng, ánh mắt đạm mạc.
"Bốn tháng... hồi kinh..."
Hắn khẽ lặp lại, môi hơi mím, không rõ buồn vui.
Bên ngoài, tinh kình phấp phới. Gió phương bắc, lại nổi lên rồi.
Ngày mười bảy tháng tư năm Thiệu Hưng thứ bảy, triều đình hạ chiếu, chiêu cáo thiên hạ về đại công của Trấn Bắc Hầu Dương Vạn Lý.
Chiếu thư được sao lục dán tại các phường lớn trong kinh thành, lụa điều treo đỏ trên trụ văn miếu, tiếng trống báo tin chiến thắng vang rền từng hồi nơi cửa chợ, dân chúng nô nức đọc chiếu, bàn luận sôi nổi không thôi.

Chiều hôm ấy, khi nắng vừa xế về phía Tây, Ngũ nương Lạc Thiện từ chợ lớn trở về, tay áo còn phảng phất hương bánh nướng, vừa vào cổng đã cao giọng:
“Các tỷ, các tỷ! Có chiếu thư mới ban! Đại tin tức, đại tin tức đây!”
Trong khách phòng, Tam nương và Tứ nương đang dọn trà, Thọ Hoa ngồi bên cửa sổ, vén rèm ngắm hoa bách hợp, khẽ thưởng thức một chén trà thơm. Lệ phu nhân ngồi thêu kim tuyến, ánh mắt nhàn nhạt lướt về phía các nữ nhi đang náo động.
Ngũ nương tiến vào, mở tờ giấy ra, nét chữ còn tươi mực:
“Chiếu dụ thiên hạ, ngày Mậu Tuất, tháng tư, Thiệu Hưng năm thứ bảy.
Phụng thiên thừa vận, Hoàng đế chiếu viết.
Trấn Bắc Hầu Dương Vạn Lý đại phá Liêu Đình, khai cương khoách thổ, lập bất thế chi công.
Truy phong Trấn Quốc Thượng Tướng Quân, Hộ Quốc Nhất Đẳng Công.
Công huân đã định, ghi vào quốc sử, để hậu thế tử tôn thờ phụng.”
Ngũ nương đọc xong thì hào hứng nói:
“Không biết Trấn Bắc Hầu Dương Vạn Lý là người như thế nào? Nghe trên phố đồn Dương Hầu phong thần tuấn lãng, ngọc thụ lâm phong, là mỹ nam tử ngàn dặm khó tìm.”
Tứ nương Hiếu Đức lắc đầu:
“Hầu Gia chinh chiến sa trường nhiều năm, biên tái là nơi khắc nghiệt cực khổ, lấy đâu ra phong tuần tuấn lãng, ngọc thụ lâm phong, theo tỷ nghĩ, ngài phải là hung thần ác sát, ngũ quan lăng lệ, sát khí trùng trùng mới đúng, dù sao người ta là đại tướng quân nha.”
Khang Ninh tỏ vẻ suy tư:
“Nhắc đến họ Dương mới nhớ, năm đó đi theo Thái tổ lập quốc cũng có một thần tướng họ Dương, không biết có liên quan gì đến Hầu Gia không? Nghe bảo Dương Thị đời đời trung liệt, chỉ tiếc mười năm trước Đại Liêu x·âm p·hạm, Dương Thị cả nhà đã đền nợ nước.”
Chỉ có Thọ Hoa, từ khi cái tên "Dương Vạn Lý" vừa vang lên, nét mặt lập tức biến đổi. Tay nàng khẽ run lên, đôi mắt như phủ một tầng sương mờ. Nàng lùi một bước, rồi đứng sững người như bị đóng băng giữa gian sảnh rộn rã tiếng nói cười.
Lệ phu nhân từ phía sau bước vào, vừa nghe lời Ngũ nương đọc, gương mặt bỗng tối sầm lại. Bà nhìn chằm chằm vào tờ chiếu chỉ, sắc mặt càng lúc càng nặng nề. Trong mắt bà, danh tự "Dương Vạn Lý" như vết sẹo cũ vừa bị xé toạc, đau nhói.
“Dương Vạn Lý?” – Bà khẽ lặp lại.
Thọ Hoa quay đầu, khẽ gọi một tiếng: “Mẫu thân…”
Lệ phu nhân không đáp, chỉ lặng lẽ ngồi xuống ghế, tay nắm chặt khăn tay đến mức gân xanh nổi lên. Một hồi lâu, bà mới buông ra từng tiếng, lạnh như thép:
“Hắn vẫn còn sống… vẫn còn mặt mũi về Biện Kinh.”
Các muội muội còn lại tròn mắt: “Mẫu thân? Người biết Trấn Bắc Hầu? Sao chúng con chưa từng nghe nhắc đến?”
Lệ phu nhân đưa mắt nhìn Thọ Hoa, giọng trầm trầm:
“Hừ, chỉ là một kẻ phụ tình thất hứa mà thôi, cho dù là Hầu Gia, Lệ Gia ta cũng không thèm đếm xỉa.”
Thọ Hoa vẫn đứng lặng, ánh mắt nhìn ra cửa sổ, nơi nắng đầu hạ đang rọi xuống vườn mai. Trong lòng nàng, ký ức mười năm trước ùa về như l·ũ l·ụt: lời hứa nhỏ bên hoa quế, đôi mắt thiếu niên dưới nắng hạ, đoạn tình chưa kịp thắp sáng đã bị vùi chôn bởi chiến loạn.
Danh tự ấy từng là một giấc mơ, giờ đây lại thành sóng dậy trong lòng.
Lệ gia tỷ muội nhìn nhau, trăm mối không có lời giải, mẫu tử Thọ Hoa – Lệ phu nhân lại lặng im không nói chuyện, không khí vui vẻ bỗng trầm xuống. Trong lòng mỗi người, một đoạn quá khứ đang trỗi dậy, như khói hương lặng lẽ bốc lên từ nén nhang chưa tàn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.