Nhất Thống Thiên Hạ

Chương 123: Phản Bội




Đám người Lý Hạo trở về tiệm thuốc. Lý Hạo, Lý Thông và bốn Túc Vệ quân đi vào gian phòng trong tiệm thuốc, thay bộ quần áo khác. Lúc mấy người đang thay quần áo chợt nghe tiếng xôn xao bên ngoài, Cao Ngạo cất tiếng gọi một người nào đó vào gian phòng khác nói chuyện, được một lát thì người đó chào Cao Ngạo ra về.
Lý Hạo đi ra ngoài, hỏi Cao Ngạo: “Có chuyện vừa xảy ra? Là ai vừa mới đến?”
Sắc mặt Cao Ngạo hơi nặng nề, trả lời: “Người vừa đến là Huỳnh Vẹn. Huỳnh Vẹn được anh Lý Thông giao cho nhiệm vụ theo dõi người trong gia tộc họ Tô. Lúc nãy, hắn báo rằng nhìn thấy một người của gia tộc họ Đỗ cùng với Tô Kỳ là cháu của Tô An Phiên, lén gặp mặt nhau, hai kẻ đó vừa mới đi vào lầu Mây Trắng.
Mí mắt Lý Hạo giật giật: “Người của gia tộc họ Đỗ. Đó là kẻ nào?”
“Thưa cậu chủ, là Đỗ Bá.” Cao Ngạo đáp.
“Chẳng lẽ họ Đỗ muốn phản ta? Không thể nào. Chuyện này rất đáng ngờ. Để ta nhớ lại đã. Đỗ Bá... Đỗ Bá... Lý Thông, ngươi hãy cho ta biết Đỗ Bá làm chức quan gì trong triều đình?” Lý Hạo quay sang hỏi Lý Thông.
Lý Thông ngẫm nghĩ, nói: “Bẩm cậu chủ, Đỗ Bá đang giữ chức quan Chi hậu phụng ngự.”
“Quan Chi hậu phụng ngự Đỗ Bá... Đỗ Bá...” Lý Hạo lẩm nhẩm trầm tư.
Bỗng Lý Hạo nhíu mày, chửi ầm lên: “Chết tiệt, chính là hắn. Khốn kiếp, kẻ phản bội này mà bây giờ ta mới nhớ ra.”
Lý Thông khó hiểu hỏi: “Cậu chủ biết rõ về hắn sao?”
Lý Hạo hừ lạnh: “Rất rõ, lý do tại sao ta biết không quan trọng. Quan trọng là bây giờ chúng ta phải kịp thời ngăn cản hắn tiết lộ những bí mật của gia tộc họ Đỗ, nếu không Đỗ Kính Tu xong đời mất.”
Cái chết của Đỗ Kính Tu rất mơ hồ, có nhiều sử sách ghi chép ông chết theo nhiều hoàn cảnh khác nhau. Lý Hạo từng đọc được nguồn tài liệu có chép lại, Đỗ Bá chính là kẻ phản bội tộc trưởng Đỗ Kính Tu, chạy theo phe Tô Trung Từ. Đỗ Bá đã mật báo cho Tô Trung Từ biết Đỗ Kính Tu một lòng khuông phò nhà Lý, ngầm tích trữ lực lượng lật đổ gia tộc họ Tô. Do vậy Đỗ Kính Tu đã phải rơi vào kết cục bi thảm, bị Tô Trung Từ sai quân bắt, đem dìm Đỗ Kính Tu cho đến chết ở bến Đại Thông.
Biết chuyện này không thể để xảy ra sơ suất. Lý Hạo nhanh chóng bàn luận kế sách với Lý Thông và Cao Ngạo.
Bàn xong kế vẹn toàn, Lý Hạo gấp gáp nói: “Không chần chừ nữa. Đi thôi, đi kiếm bọn chúng, bọn chúng vừa mới tới lầu Mây Trắng phải không? Cao Ngạo, Lầu Mây Trắng ở đâu?”
“Cách đây chừng hai dãy nhà, tiểu nhân biết đường tắt, chỉ cần đi chốc lát là tới.” Cao Ngạo nói nhanh.
“Được, cứ theo kế vừa bàn. Chúng ta đi thôi.” Lý Hạo ra lệnh.
Đám người Lý Hạo vội vã chạy đến lầu Mây Trắng theo sự dẫn đường của Cao Ngạo. Đi lần này có Lý Hạo, Lý Thông, Cao Ngạo, bốn gã túc vệ quân và khoảng ba mươi tên đàn 4Jv8m em Xã Hội Đen.
Tới lầu mây trắng, đám xã hội đen đứng rải rác ở các góc đường bên ngoài, bao vây kín kẽ lầu Mây Trắng, những kẻ này nhẩn nha đi lại, vờ như đang đứng đợi ai đó.
Một số tên đi vào trong lầu, đứng ở các góc, giở trò trêu hoa ghẹo nguyệt, tầm nhìn của những tên này đều không gián đoạn nhau.
Đám người Lý Hạo vào ngồi ở một cái bàn đặt ở phía bên phải của căn phòng rộng lớn dùng để khách làng chơi có thể chờ kỹ nữ, hoặc có thể uống rượu mua vui ngay tại đây, căn phòng này nhiều khi còn dùng để kỹ nữ đẹp nhất của lầu biểu diễn cho công chúng cùng thưởng thức.
Lý Hạo nhìn quanh, sinh ý của lầu này có vẻ không được tốt lắm, khách ra vào không nườm nượp, bàn ngồi cũng không kín chỗ, chỉ lác đác vài ba người. Chắc lầu này toàn cá sấu nên ít ai dòm ngó. Có thể bọn Đỗ Bá chọn lầu này cũng vì lý do bí mật, chúng không muốn đến những lầu xanh nổi tiếng của kinh thành.
Mụ tú bà của lầu Mây Trắng là tay chân của Cao Ngạo. Trong phạm vi kinh thành, Xã Hội Đen đã thu phục được hơn chục lầu xanh loại nhỏ và vừa. Cao Ngạo đi thẳng vào gian phòng mé trái, tìm gặp mụ tú bà của lầu Mây Trắng.
Khi Lý Hạo uống hết hai ly trà, Cao Ngạo đã đi ra. Cao Ngạo ngồi xuống kế bên Lý Hạo, thấp giọng nói: “Thưa cậu chủ, tú bà của lầu cho biết mấy kẻ kia ở phòng thứ tư trên lầu hai. Còn phòng thứ năm bên cạnh là phòng trống. Chúng ta sẽ vào phòng thứ năm.”
“Bọn chúng có nhiều hộ vệ không?” Lý Hạo hỏi.
“Có bốn tên đứng gác ở ngoài, hai kẻ đó vào trong phòng cùng với hai hộ vệ. Bọn chúng còn gọi kỹ nữ vào hầu rượu. Có bốn kỹ nữ mới vào phòng.” Cao Ngạo nói.
“Gọi sáu ả kỹ nữ đi với chúng ta. Dặn dò anh em đứng gần nhau để kịp nhận tín hiệu.” Lý Hạo bảo.
“Cậu chủ có cần người đẹp không? Tuy lầu Mây Trắng ít người đẹp, nhưng chắc chắn không khiến cậu chủ chê cười.” Cao Ngạo nhếch mép.
“Phiền hà, không còn thời gian nữa. Xấu đẹp gì lấy tất. Nhanh chân lên.” Lý Hạo phẩy tay.
Cao Ngạo gật đầu: “Tuân lệnh cậu chủ.”
“Bà chủ đâu, gọi những em đẹp nhất ra đây cho ta. Ha ha ha, hôm nay ta phải sảng khoái một trận mới được.” Cao Ngạo đứng dậy, hướng về phía mụ tú bà ngoác miệng gọi.
Mụ tú bà lắc mông, vẫy tay về phía đám kỹ nữ: “Các em đâu? Nhanh lại đây cho các vị đại nhân xem mặt nào.”
Hàng chục kỹ nữ khoác lên mình những bộ trang phục mớ bảy mớ ba, đủ màu sắc sặc sỡ, uốn éo thân mình, thướt tha sắp hàng đứng trước mặt đám người Lý Hạo.
“Đây rồi, các em đã tới. Mời quý ngài chọn ạ.” Mụ tú bà hướng về phía Cao Ngạo cười cười.
Lý Hạo không nói lời nào, ôm eo hai kỹ nữ đứng gần nhất tiến thẳng lên lầu.
Cao Ngạo giơ tay về phía Lý Thông tỏ ý mời Lý Thông chọn trước. Lý Thông mỉm cười nhìn qua một lượt, chọn hai kỹ nữ ưng ý.
Cuối cùng, Cao Ngạo ôm theo hai người đi, bốn gã Túc Vệ quân đi phía sau.
Tới lầu hai, đám người Lý Hạo cười nói với mấy kỹ nữ đi ngang mặt bốn tên hộ vệ đang khoanh tay đứng gác trước cửa phòng thứ tư, mở cửa phòng thứ năm tiến vào. Bốn gã Túc Vệ quân đứng bên ngoài cửa.
Ngồi xuống bàn, mặc cho Cao Ngạo và Lý Thông cợt nhả với mấy kỹ nữ. Lý Hạo nhắm mắt dưỡng thần, căng tai lắng nghe động tĩnh ở phòng thứ tư. Hắn chỉ nghe tiếng khúc khích vui đùa của cả nam lẫn nữ bên đó, thở phào nhẹ nhõm, chắc mẩm bọn chúng chưa vào chính đề, còn đang bận rộn chuyện trăng hoa.
Kỹ nữ áo hồng ngồi bên trái Lý Hạo rót rượu, nâng ly lên bằng hai tay, ngón tay cong dài xòe ra, thỏ thẻ: “Công tử đang suy nghĩ điều gì mà trầm tư thế? Đã tới chốn này thì công tử hãy vứt bỏ mọi muộn phiền của nhân thế mà tận tình hưởng thụ hoan lạc của nhân sinh đi.”
Lý Hạo liếc sang kỹ nữ áo hồng đoạn liếc sang kỹ nữ áo vàng ngồi bên phải, thầm cảm thán, nhắm mắt vơ bừa hai em mà cũng còn may chắn, xem ra có vài phần nhan sắc, tuy gương mặt đã tiều tụy đôi chút vì sự tàn phá tuổi thanh xuân của cái nghề bạc bẽo, vô lương này.
Lý Hạo siết mạnh eo thon kỹ nữ áo hồng, hớp ngụm rượu mà nàng nâng ly tận miệng cho uống, thở dài bảo: “Âu cũng là cái liễn, bổn công tử số phận hẩm hiu, chỉ hận đời quá phụ bạc kẻ hiền tài. Chí cao vời vợi nhưng công danh sự nghiệp chẳng thành, tiếc lắm thay, tiếc lắm thay.”
Kỹ nữ áo vàng kéo dài giọng: “Công tử... đã nói với công tử rồi mà. Công tử hãy vứt bỏ những chuyện không hay ở ngoài kia, chú tâm vào chị em bọn thiếp. Chắc chắn công tử sẽ quên hết mọi ưu tư. Hay là để thiếp đánh đàn, ca hát cho công tử nghe nhé.”
Lý Hạo lắc đầu: “Bổn công tử rất thích nghe đàn hát, nhưng quả thật lúc này không có tâm trạng nào. Than ôi...”
Ta lên ta hỏi ông trời
Trời sinh ta ở trên đời biết chi?
Biết chăng cũng chẳng biết gì
Biết ngồi Thống Bảo, biết đi ả đầu
Biết thuốc lá, biết chè tàu
Cao lâu biết vị, hồng lâu biết mùi
Hai kỹ nữ vỗ tay tán thưởng, nhìn Lý Hạo bằng ánh mắt sùng bái: "Công tử ơi, công tử thực là thần tượng trong lòng chúng thiếp. Bài thơ của công tử đã lột tả chi tiết những khát khao tột cùng của thế nhân rồi đấy ạ.”
Ngâm xong bài thơ, Lý Hạo tiếp lời: “Hạng người dài lưng tốn vải như ta, quả thực sống trên đời có ích chi? Nợ nước, nợ đời, nợ ơn vua, biết đến bao giờ mới có thể trả đủ đây?”
Hai kỹ nữ tựa đầu vào vai Lý Hạo, thở dài thườn thượt: “Thật khổ cho công tử. Tại sao người tài lại không được trọng dụng. Bọn thiếp rất hiểu tâm trạng của công tử vào lúc này. Công tử à, cuộc sống còn rất nhiều niềm vui. Tại sao công tử không thử mở lòng mình ra? Như thế có phải hay hơn không? Bọn thiếp không dám múa rìu qua mắt thợ, nhưng kỹ năng đánh đàn của chị em bọn thiếp cũng có thể gọi là có chút thành tựu. Công tử có thể để bọn thiếp hầu công tử nghe đàn được hay chăng?”
Lý Thông, Cao Ngạo mắt chữ O, miệng chữ A nhìn Lý Hạo. Không biết nói gì hơn về vị Hoàng đế khi đi lầu xanh này. Đám kỹ nữ gặp Lý Hạo đúng là gặp cướp. Bọn họ chính là chúa than thở, cám cảnh sự đời, tới phiên Lý Hạo chắc phải gọi là chúa của chúa than thở mới phải đạo.
Lý Hạo chụp lấy bình rượu, đổ đầy tràn ly nước, đưa lên miệng uống cạn hết ly, gõ cạch cái ly xuống bàn, mặt đầy tâm trạng, ngâm nga tiếp:
Cái thú cô đầu nghĩ cũng hay,
Cùng nhau dan díu mấy đêm ngày.
Năm canh to nhỏ tình dơi chuột,
Sáu khắc mơ màng chuyện nước mây.
Êm ái cung đàn chen tiếng hát
La đà kẻ tỉnh dắt người say.
Thú vui chơi mãi mà không chán,
Vô tận kho trời hết lại vay.
Kỹ nữ áo vàng liếc mắt đưa tình, ép bộ ngực nõn nà của nàng vào cánh tay Lý Hạo: “Công tử, thực sự mà nói từ xưa tới nay, thiếp chưa bao giờ biết động lòng, nhưng khi gặp được công tử, thiếp mới biết thế nào gọi là rung động. Công tử đã động đến chân tình của thiếp rồi, thiếp biết làm sao đây? Hay là... đêm nay... công tử ở lại đây với thiếp nhé.”
Lý Hạo vòng tay ra sau lưng kỹ nữ áo vàng, ôm chặt vào người hắn, mê mẩn ngắm nàng, thầm nghĩ: “Hừ, bày đặt chân tình? Muốn lừa ông hả? Về học lại tuyệt kỹ lừa tình thêm mười năm nữa đi nhóc con. Ở cung của ta có mấy chục mỹ nhân đang chờ đón ta. Việc gì ta phải ở đây lăn lộn với đám hàng nát các ngươi? Ai mà biết cái thời đại này có bệnh lậu, giang mai gì hay chưa? Lại còn không có cả bao cao su nữa. Ta còn chưa muốn làm ông vua đầu tiên của Đại Việt chết vì mắc bệnh hoa liễu. Miễn đi. Ta về cung ôm phi tần cho khỏe thân.”
Lý Hạo kề sát mũi vào mái tóc kỹ nữ áo vàng, hít hà: “Thơm quá, nàng xài nước hoa gì mà thơm vậy? Thân thể nàng thật mềm mại. Gương mặt nàng đẹp như thiên thần. Đôi mắt nàng long lanh như mắt bồ câu. Nàng quả là tuyệt tác của tạo hóa. Ôi chao ơi... ta mới gặp nàng đã xem như tri kỷ, thâm tâm ta vô cùng muốn được cùng nàng tâm sự thâu đêm, để tỏ hết nỗi lòng ái mộ của ta đối với nàng, nữ thần của lòng ta.”
Chú thích:
Hai bài thơ trên là bài thơ “Hỏi Ông Trời” và “Thú Cô Đầu” của nhà thơ Tú Xương. Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.
Nói đến tài làm thơ của Tú Xương, nhiều người đã đặc biệt chú ý đến sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố hiện thực, trào phúng và trữ tình, trong đó trữ tình là gốc. Với Tú Xương, vẫn chưa thấy chắc chắn có bài thơ chữ Hán nào, chỉ thấy thơ Nôm viết bằng các thể loại cổ điển: thơ luật Đường; thất ngôn bát cú, tứ tuyệt; phú; văn tế; câu đối; hát nói; lục bát. Ở thể loại nào Tú Xương cũng tỏ ra là một nghệ sĩ bậc thầy.
Thâm Không Bỉ Ngạn tác phẩm mới của Thần Đông, khởi đầu rất ổn, hệ thống mới lạ

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.