Nhất Thống Thiên Hạ

Chương 148: Vô Độc Bất Trượng Phu




Sáng hôm sau, buổi thiết triều vừa bắt đầu, Đỗ Kính Tu đã mau chóng đứng ra thông báo về cái chết của Tô Trung Từ. Lý Hạo bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn đối với vị lão thần có công với triều đình, có lòng trung thành nhất mực đối với nhà Lý.
Sau khi Lý Hạo khóc lóc chán chê liền tuyên bố bãi triều, lập tức dẫn quần thần tới phủ họ Tô tham gia tang lễ.
Lúc Lý Hạo tới nơi thì Tô Trung Từ đã được khâm liệm và nhập quan. Từ thời xa xưa cho đến ngày nay, phong tục tổ chức đám tang của người Việt luôn được duy trì theo truyền thống không hề thay đổi, có chăng sự thay đổi cũng chỉ là ở một số nơi, do sự kết hợp giữa phong cách của phương Đông và phương Tây vào đó. Việc khâm liệm người chết là dùng vải để quấn người chết, thường thì người nhà dùng vải thường trắng, đối với gia đình khá giả dùng vải tơ lụa, may làm đại liệm, tiểu liệm. Sau khi liệm xong, những người thân đứng quanh quan tài, nâng người chết bằng bốn góc của tấm vải tạ quan và đặt vào quan tài gọi là nhập quan.
Trong buổi lễ hôm ấy, tiếng khóc than ấn tượng nhất không phải của vợ con Tô Trung Từ, cũng không phải của anh em nhà họ Tô mà là tiếng khóc than ai oán của nhà vua Đại Việt. Vị vua ấy khóc át hết cả tiếng khóc của mọi người, tiếng rên xiết của ngài thấu tận trời xanh.
Vừa nhìn thấy quan tài của Tô Trung Từ đặt giữa nhà, vua tất bật chạy đến ôm quan tài khóc ròng. Nhà vua còn tự thân làm hẳn một bài văn tế vị lão thần quá cố. Vua đứng trước linh cữu Thái úy phụ chính Tô Trung Từ, bi ai mà rằng:
Hỡi ơi !
Sấm dậy đất rền,
Lòng dân trời tỏ.
Qua bao phen gian khó, xưa ắt còn danh nổi như phao,
Một trận khởi nghĩa phò vua, thân tuy mất, tiếng vang như mõ.
Nhớ linh xưa
Côi cút làm ăn,
Riêng lo nghèo khổ,
Chưa quen cung ngựa đưa tới trường nhung
Chỉ biết buông chài, kéo lưới, mò tôm, bắt cá ngoài biển khơi;
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn làm quen;
Tập khiên, tập mác, tập giáo, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như nắng hạn trông mưa.
Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
Đêm thấy bòng bong che trắng lớp, những muốn ăn gan;
Ngày xem giặc cỏ loạn lạc khắp nơi, toan ra cắn cổ.
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hưu;
Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó.
Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình.
Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
Khá thương thay
Tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta
Bát cơm manh áo ở đời, vì dân mà thức trắng suốt đêm.
Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương?
Vì ai đào hào đắp lũy, bôn ba xuôi ngược?
Tuy thác mà đặng câu dịch khái, về sau tổ phụ cũng vinh,
Tuy thác mà tiếng thơm muôn đời, mãi mãi lưu danh.
Ôi thôi thôi
Phủ tang thương năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm;
Quê xưa cũ một khắc đặng rửa hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.
Đau đớn mấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều,
Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, con bóng xế vật vờ trước ngõ.
Ôi!
Một trận khói tan,
Nghìn năm tiết rỡ.
Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm khắp muôn dân cũng đều khen;
Thác mà ưng đền miếu để thờ, tiếng hay trải muôn đời ai cũng mộ.
Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh muôn kiếp nguyện được trả thù kia,
Sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành một chữ ấm đủ đền công đó.
Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân.
Cây nhang nghĩa khí thắp nên thơm, cám bởi một câu vương thổ.
Hỡi ơi!
Có linh xin hưởng.
Văn tài của nhà vua đã khiến cho tất cả mọi người ở đó đều ngạc nhiên, rung động. Lời đọc thơ trầm hùng mà bi thống, bình dị mà mộc mạc làm cho khách nhân dự lễ cảm khái không thôi.
Đám tang được tổ chức rình rang suốt hai ngày hai đêm mới mang xác Tô Trung Từ đi chôn cất. Đám tang của Tô Trung Từ được tổ chức rất lớn, có lẽ chỉ thua đám tang của Lý Cao Tông. Ngày rước kiệu đi chôn thì đám đi đến đâu làm náo động đến đấy.
Cả kinh thành rùm beng cả lên trước sự kiện Tô Trung Từ chết đi, có kẻ cười, có người khóc. Những kẻ đau lòng trước cái chết của Tô Trung Từ không phải vì lòng thương tiếc hay mến mộ gì, đơn giản là vì họ là những người phụ thuộc, cầu cạnh vào Tô Trung Từ, họ lo lắng cho tước vị và lợi ích của bản thân có bị tan biến như bọt biển hay không. Còn lại tuyệt đại đa số đều hả hê, đông nhất là dân chúng, ai nấy vui mừng ra mặt trước sự việc tên tham quan bị chết bất đắc kỳ tử, có nhà còn tổ chức ăn mừng, mổ lợn giết gà, gõ mõ khua chiêng, đốt pháo tưng bừng.
Dọc đường đi, đám tang vị Thái úy chiếm cả con đường, quân lính triều đình ở phía trước phía sau, đông nghìn nghịt thực hiện công việc giữ trật tự trị an, dọn dẹp đường đi. Người dân đứng ở hai bên đường hiếu kỳ quan sát, xì xầm to nhỏ:
“Ê, mày biết tại sao lão già đó chết không?”
“Tin tức cực kỳ chính xác đây, lão ấy bị thượng mã phong, chết trên bụng gái lầu xanh.”
“Mày nghe ai bảo mà tin tức cực kỳ chính xác?”
“Thì... lão Thuần bán thịt gà ở đầu ngõ nhà tao bảo thế, mà trúng rồi, không trật đi đâu được đâu, tao nghe ai cũng bảo thế.”
“Tầm bậy... tin tức của tao mới chính xác này... lão già tham quan ấy đi tằng tịu với vợ nhà nguời ta, bị người ta lấy búa đập vỡ đầu mà chết. Trời ơi, thảm trạng lúc đó kinh khủng lắm, lão ấy bị đập vỡ đầu rồi mà vẫn còn cất bước đi được, cố sống cố chết bò lết lại chỗ vợ người ta nữa. Đúng là lão quỷ háo sắc.”
“Vậy hả? Ghê rợn vậy à? Mày nghe ai kể? Còn gì nữa không?”
“Cần gì phải nghe ai kể, chính mắt tao nhìn thấy đây. Giữa đêm hôm khuya khoắt, lão ấy trèo tường vào nhà hàng xóm ở cạnh nhà tao, thằng chồng đi chơi bạc về thấy vậy, chạy ngay vào bếp lấy búa ra tương một nhát trúng đầu chết luôn.”
“Phì... toàn là chuyện láo toét... chuyện của tao mới là thật....”
Khắp kinh thành, đủ lời đồn đoán về thực hư chết của Tô Trung Từ. Người họ Tô đồng loạt ngậm tăm về lý do tộc trưởng của họ mất, những quan viên khác cũng không ai rõ ràng lắm, chỉ nghe người này kháo với người kia với đủ thứ tin vịt giời ơi đất hỡi. Triều đình tuyên bố ra ngoài lão Thái úy Tô Trung Từ vì nước cực khổ, ngày đêm suy nghĩ nên mắc bạo bệnh qua đời, nhưng bá quan trong triều không một ai tin cái lý do ấy.
* * * * * * * * * *
Cung Hoàng hậu.
Ban đêm, Lý Hạo đang ôm Đàm Ngọc Trúc say giấc nồng chợt có tiếng thái giám Lê Việt Công gọi bên ngoài. Lý Hạo ngái ngủ hỏi: J6mlU “Chuyện gì nữa? Cả ngày hôm nay ta mệt lắm rồi, vả lại vừa đại chiến hai hiệp xong, có gì để mai rồi tính.”
Tiếng Lê Việt Công vọng vào: “Bẩm Hoàng thượng, là ngài Lý Việt có chuyện cực kỳ khẩn cấp cần bẩm báo ạ.”
Lý Hạo vội bật dậy mặc nhanh quần áo, hắn hiểu nếu như Lý Việt phải báo gấp với mình thì chuyện đó không phải tầm thường.
Đàm Ngọc Trúc ngồi dậy thỏ thẻ hỏi: “Hoàng thượng đi đâu thế ạ? Để thần thiếp hầu Hoàng thượng mặc long phục.”
Lý Hạo dịu dàng đáp: “Không cần đâu, trẫm mặc xong rồi, nàng cứ ngủ đi. Trẫm về Long An cung có chuyện gấp cần xử lý. Nàng ngủ đi, không phải đợi trẫm về đâu.”
Lý Hạo lại giường vỗ về má Đàm Ngọc Trúc, hôn lên môi nàng, dìu nàng ngả lưng xuống giường, sau đó ra ngoài hỏi Lê Việt Công: “Lý Việt đâu?”
“Bẩm Hoàng thượng, ông ấy đang đợi Hoàng thượng ở cổng lớn, mời Hoàng thượng đi theo thần.” Lê Việt Công đi trước dẫn đường.
Lý Hạo rảo bước đi nhanh trên con đường lát gạch xanh, tiếng ve sầu rả rích hai bên đường, gió đêm se lạnh thổi vào mặt Lý Hạo, ra tới cổng, Lý Hạo vừa giáp mặt Lý Việt thì lão đạo sĩ đã cất tiếng bằng giọng đều đều: “Trần Tự Khánh chết rồi.”
Lý Hạo trợn ngược mắt: “Chết? Tại sao chết? Ai giết?”
“Thần không rõ, con chip đã ngưng phát tín hiệu, não bộ Trần Tự Khánh đã ngừng hoạt động. Việc chúng ta cần phải làm ngay bây giờ là đi đến phủ Trần Tự Khánh để điều tra mới biết được.” Lý Việt đáp.
Lý Hạo bước nhanh về phía trước: “Lê Việt Công, chạy trước đến chỗ Lý Thông, truyền khẩu dụ của trẫm điều động một đội Túc Vệ quân bao vây phủ Trần Tự Khánh.”
Lát sau, Lý Thông nhận được lệnh của Lý Hạo đã nhanh chóng tập hợp đầy đủ một đội Túc Vệ quân, hiệu suất thực thi mệnh lệnh của đội quân do Lý Thông nắm giữ cực kỳ cao.
Lý Hạo dẫn theo Lý Việt, Lê Việt Công và đội quân của Lý Thông rầm rập tiến tới phủ Trần Tự Khánh.
Khoảng chừng thời gian nửa nén nhang, Lý Hạo đã tới phủ Trần Tự Khánh. Một đội Túc Vệ quân gồm 350 người chia ra vây quanh phủ họ Trần. Hai tên bảo vệ đứng chắn trước cổng, luôn miệng càm ràm bị Lý Thông xách cổ quăng ra giữa sân, Lê Việt Công đẩy cửa, dẫn đường tiến vào trong phủ.
Vừa đi qua cổng hơn chục bước, một bóng người già nua như con gió lướt tới chắn trước mặt Lê Việt Công: “Các vị là...”
Lê Việt Công quát với giọng the thé: “Hỗn xược, gặp Hoàng thượng còn không quỳ xuống?”
Lão già đó chính là lão quản gia Trần Hải Nam. Trần Hải Nam dùng ánh mắt đục ngầu nhìn Lê Việt Công, rồi nhìn Lý Hạo, phủ phục tung hô: “Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế.”
“Bình thân, khanh hãy cho trẫm biết Chương thành hầu Tự Khánh đang ở đâu?” Lý Hạo nói.
“Bẩm Hoàng thượng, tộc trưởng Tự Khánh đang ở thư phòng giải quyết văn thư. Thường thì tới khuya tộc trưởng mới đi ngủ ạ.” Trần Hải Nam chầm chậm đáp.
“Dẫn đường cho trẫm đi gặp Trần Tự Khánh.” Lý Hạo trầm giọng.
“Dạ, Mời Hoàng thượng đi theo thảo dân ạ.” Trần Hải Nam đứng nghiêng sang một bên, cúi đầu tỏ ý mời Lý Hạo đi trước.
Lúc ấy, một đám võ sĩ trong phủ Trần Tự Khánh ào ào kéo tới đều bị Trần Hải Nam quát bảo Hoàng thượng ghé vào phủ thăm hỏi tộc trưởng, đám võ sĩ mới ngoan ngoãn thoái lui.
Trên đường đi, Lý Việt chợt hỏi: “Vị quản gia này cho tôi hỏi từ tối đến giờ có những ai đã vào phủ gặp mặt Chương thành hầu Tự Khánh?”
Trần Hải Nam hơi liếc nhìn Lý Việt trả lời: “Bẩm đại nhân, đầu tiên có đại nhân Trần Thừa và Trần Thủ Độ tới trước, vừa rồi có một vị tự xưng là Túc Vệ quân, người của đại nhân Ngự tiền chỉ huy sứ Lý Thông phái đến có chuyện gấp cần bẩm báo.”
Lý Hạo hỏi ngay: “Kẻ tự xưng là Túc Vệ quân tới lâu chưa?”
“Vừa mới tới tức thì thôi ạ.” Trần Hải Nam đáp.
Lý Hạo thốt: “Lý Việt, tới chỗ Trần Tự Khánh trước đi.”
Lý Việt vọt người lên phía trước, biến mất dạng sau ngã rẽ.
Trần Hải Nam dẫn đường đi vòng vèo qua vài ngã rẽ nữa mới tới thư phòng của Trần Tự Khánh.
Cửa thư phòng mở toang hoang, Lý Hạo tiến vào thấy một người đang khoanh tay nằm gục đầu trên bàn.
Trần Hải Nam lớn tiếng nói: “Thưa tộc trưởng, Hoàng thượng giá lâm.”
Không hề có tiếng trả lời, người đó vẫn gục đầu lên bàn như cũ.
Lý Hạo đến gần thấy một con dao găm cắm sâu vào lưng người đó. Lý Hạo lật ngửa ra thì đúng là Trần Tự Khánh đã chết tự lúc nào.
Trần Hải Nam sững sờ, lẩm bẩm: “Tộc trưởng.”
Lúc ấy, Lý Việt xách ngang lưng một kẻ phóng vút vào phòng theo đường cửa sổ, vứt xuống sàn, cất tiếng: “Lúc thần đến nơi vừa thấy gã này tiến tới chỗ Trần Tự Khánh. Gã trông thấy thần tới, nhảy qua cửa sổ muốn bỏ trốn, thần vội vã đuổi theo bắt lại.”
Nhìn qua một lượt cái xác của Trần Tự Khánh, Lý Việt nói tiếp: “Thần thoáng quan sát cũng biết Trần Tự Khánh đã chết từ lâu. Kẻ này không thể là kẻ giết Trần Tự Khánh được.”
Trần Hải Nam hết ngó Trần Tự Khánh lại ngó kẻ bất tỉnh đang nằm trên sàn, run lẩy bẩy, khụy xuống, nước mắt chảy dài: “Không thể nào...”
Lý Hạo siết chặt nắm đấm, mắt âm u, nhìn chòng chọc vào gương mặt đen sậm vì trúng độc của Trần Tự Khánh, rít qua kẽ răng: “Trần Thủ Độ, ngươi độc...”
Chú thích:
Bài văn tế của nhân vật chính là chỉnh sửa từ bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đây là một bài văn tế do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để ngợi ca, thương tiếc và kính phục những nghĩa quân đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp tại Cần Giuộc vào năm 1861.
Không não tàn, không hậu cung, tu tiên cổ điển, tìm hiểu cố sự, mời bạn đọc đến với

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.