“Tấn công...”
“Tấn công...”
“Tấn công...”
Hai vạn quân nhà Trần nối gót tướng lĩnh của mình lao về phía quân triều đình như cơn lũ tràn bờ đê cuốn phăng mọi trở ngại.
“Giết...”
Trần Diệc, một viên tướng chỉ huy đội quân năm mươi người, giương mũi giáo về phía trước, rống lớn. Trần Diệc đã thấy thấp thoáng ở phía trước những tên lính triều đình đang chĩa mũi giáo hướng về mình, máu nóng trong người Trần Diệc sục sôi. Hắn liếc nhanh bốn phía, cơ man nào là người, hắn nghe thấy tiếng thở hồng hộc của những gã bên cạnh, tiếng bước chân bình bịch đạp trên đường đầy đá sỏi.
Chợt Trần Diệc thấy một đám mây đen trên bay lên ở phía sau hàng lính triều đình, đám mây ấy bay vút lên bầu trời cao, bay thẳng xuống cắm về phía mình tạo thành một chiếc cầu vồng màu đen mang theo mùi vị tanh tưởi, chết chóc.
“Coi chừng mũi tên.” Trần Diệc gào lớn.
Phụt. Phụt. Phụt.
Một dòng máu tươi bắn lên nửa bên đầu Trần Diệc, hắn ngó sang thấy mũi tên ghim thẳng vào hốc mắt người lính bên cạnh, quân lính của hắn, người bao phen vào sinh ra tử với hắn. Tim Trần Diệc nhói lên, hắn ngoảnh mặt về phía trước, hô lớn: “Xông thẳng về phía trước.”
Trần Diệc không có thời gian bi thương, hắn không thể bi thương, đây là chiến tranh, cái chết là một việc quá đỗi bình thường. Đối với những quân dân nhà Trần thì cái chết trên chiến trường chính là niềm tự hào của họ.
Xung quanh Trần Diệc có nhiều người nữa đã ngã xuống sau loạt tên thứ nhất, người bị bắn vào đầu, người bị bắn vào bụng, người bị bắn vào chân, người đang chạy tốc độ cao bị trúng tên liền ngã chúi nhủi về phía trước va vào lưng đồng đội, vài người nữa không cẩn thận dẫm lên chiến hữu của mình ngã lăn ra đất. Tuy nhiên không có một ai oán thán, họ nhanh chóng bò dậy, lao lên phía trước, có người bị tên bắn trúng bả vai thì người đó nghiến chặt răng bẻ gãy cung tên, tiếp tục tiến tới.
Vút. Vút. Vút.
Lượt tên tiếp theo lại giáng xuống đầu quân lính nhà Trần, ở khu vực trung tâm đội hình bị bắn trúng nhiều nhất, các vị trí trong đội hình vuông đã bị khuyết lỗ chỗ, người bị chết nằm lại ở phía sau, những người còn sống nhanh chóng lấp vào chỗ trống hòa vào dòng thác lũ.
Sau lượt tên thứ tư, hàng quân tiên phong của quân đội nhà Trần đã áp sát quân triều đình. Trần Diệc thấy trước mắt là một rừng giáo tua tủa như muốn cắm thẳng vào mặt mình, Trần Diệc thét: “Giết...”
“A... a... a...”
Mũi giáo trên tay Trần Diệc đâm ra hàng loạt động tác đơn giản, mỗi nhát đâm là một vòi máu của một tên lính triều đình xấu số phun ra.
Quật một cán giáo vào một tên lính triều đình bên cạnh, một tiếng xé gió đâm vào cạnh sườn Trần Diệc. Ngay lúc mũi giáo của kẻ địch vừa đâm tới phần giáp bảo vệ hông của Trần Diệc thì mũi giáo bị gạt phắt đi, kẻ đâm Trần Diệc đã bị một ngọn giáo xuyên thủng bụng.
Trần Diệc liếc ra sau mỉm cười, chiến hữu của hắn đã làm tốt nhiệm vụ bảo vệ bên cánh.
“Xông lên...”
Hàng ngàn tiếng gào khác hưởng ứng. Ở những cánh quân khác của quân đội nhà Trần đang giương oai, tả xung hữu đột, đánh vào tầng phòng hộ đầu tiên của quân triều đình.
Lính triều đình phải nói là quân đội có sức chiến đấu yếu kém nhất trong các tập đoàn quân phiệt vào khoảng thời gian này. Vũ khí, áo giáp, sức khỏe, ý chí chiến đấu, tất cả những thứ chính yếu nhất của một đội quân thì quân đội triều đình đều thua hẳn các quân đội khác, nói chi là quân đội nhà Trần, quân đội mạnh nhất hiện tại. Thượng bất chính, hạ tắc loạn, bởi vì tham quan ô lại, bởi vì quan tướng chỉ lo vun đầy, bớt xén, làm giàu cho bản thân mà đã khiến cho lực lượng quân đội tinh nhuệ một thời trở thành một đội quân ô hợp.
Những mũi nhọn tiên phong của quân đội nhà Trần như những chiếc búa tạ đập từng nhát hung mãnh lên bức tường vững chãi, mỗi nhát đập là một mảng tường bị hao mòn, bị mất đi, bị tan nát. Chỉ một đợt sóng tấn công đầu tiên mà bức tường người của quân đội triều đình đã có dấu hiệu lung lay chực đổ.
Mỗi một hình vuông trên chiến trường như một khối đá lăn từ trên cao lăn xuống, tả xung hữu đột, nghiền nát mọi vật cản trên đường đi. Những cánh quân tiên phong của nhà Trần cắm sâu vào mỗi đội quân được tổ chức phòng ngự tưởng chừng như kiên cố của quân triều đình.
* * * * * * * * * *
Cánh trái quân đội nhà Trần.
Rập... Rập... Rập... Rập...
“Giết...”
Lê Phất cưỡi trên lưng ngựa, rướn người về phía trước, gầm lớn, vung thanh trường kích trên tay.
“Giết...”
600 kỵ binh ở phía sau gầm theo ứng tiếng.
Bụi mù bốc lên dưới gót sắt của đội kỵ binh triều đình. Đội kỵ binh do Lê Phất dẫn dắt với mục đích duy nhất là khuấy đảo cánh trái của binh lính nhà Trần nhằm giảm áp lực lên đội hình phòng ngự triều đình.
Trong chiến tranh ngựa là vật cưỡi được sử dụng phổ biến trong thời cổ. Ngựa được sử dụng rộng rãi cho các kỵ binh trong các trận chiến tay đôi hay các trận đánh tập kích, đột phá cũng như sử dụng để do thám, thông tin liên lạc, vận chuyển… Lịch sử nước Việt, ngựa cũng còn gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm. Từ thời kỳ vua Hùng xa xưa người Việt đã sử dụng ngựa, như trong cuộc chiến vệ quốc chống giặc Ân, dân gian truyền tụng rằng Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt một mình đại phá quân thù giữ yên bờ cõi.
Trong thời kỳ nhà Lý, việc sử dụng ngựa càng được triều đình chú trọng bồi đắp, trong các trận đánh giặc Tống ở phương Bắc, quân ta đã nhiều lần dùng kỵ binh xông thẳng vào giữa vạn quân mà lấy đầu tướng giặc ngay tại trận. Hoặc trong các cuộc mở mang bờ cõi đánh quân Chiêm Thành, sử cũ cũng vẽ lại các hình ảnh tướng quân nước Việt cưỡi ngựa tả xung hữu đột giữa trùng vây của quân Chiêm.
Vào thời Trần chống quân Mông Cổ hùng mạnh, đội kỵ binh nổi danh khắp đại lục, ngoài việc dùng voi và thuyền chống quân Mông Cổ thì quân dân Đại Việt cũng sử dụng ngựa để góp phần vào những chiến công kinh động thế giới của người Việt. Như tướng Trần Quốc Hiến một mình một ngựa truy kích và bắn chết tướng A Bát Xích của quân Nguyên. Như đội kỵ binh thân tín của Trần Hưng Đạo đánh đôi công với quân Mông Cổ do tướng quân khét tiếng thần dũng là Toa Đô chỉ huy vào năm 1258, Hưng Đạo Vương đã xông vào giữa trận chém đầu Toa Đô trong trận Tây Kết.
Còn rất nhiều các trận chiến huy hoàng khác trên lưng ngựa mà các anh hùng dân tộc Việt đã tạo dựng nên. Đội kỵ binh quan trọng là vậy, mạnh mẽ là vậy nhưng người Việt lại không thể xây dựng một đội kỵ binh hùng hậu được.
Có lần Lý Hạo từng đem chuyện kiến thiết một đội kỵ binh đông đảo ra bàn bạc với Nguyên súy Nguyễn Hồng Phong thì Nguyễn Hồng Phong đã không ngần ngại phá tan giấc mộng đẹp của hắn. Nguyễn Hồng Phong nêu rằng ngựa chiến nước ta rất ít, có thể nói là khan hiếm, để nuôi dưỡng thành một con ngựa chiến phải trải qua một thời gian dài và tiêu tốn cả một gia tài không nhỏ. Giống ngựa Việt nhỏ bé, yếu ớt lại chạy chậm hơn so với giống ngựa phương Bắc cho nên khi chiến đấu với người phương Bắc thì kỵ binh Việt thường chịu thua thiệt hơn nhiều. Để sở hữu một đội kỵ binh đủ sức tung hoành thì cần có nhiều yếu tố như giống ngựa phải cao lớn chạy nhanh, tố chất người phải to cao có cánh tay dài, trường nuôi ngựa rộng lớn, cần nhiều cỏ, muối để nuôi ngựa, cần nhiều mã phu kinh nghiệm để chăm sóc ngựa và trang bị vũ khí, áo giáp, tiền tài bảo dưỡng những vũ khí đó... Lý Hạo nghe Nguyễn Hồng Phong nói xong mà hoa mặt chóng mày, quyết định thôi không nhắc lại chuyện thành lập đội kỵ binh nữa.
Lê Phất giục ngựa áp sát một đội quân ở rìa bên cánh trái, chọc mũi kích vào ngực một tên lính nhà Trần, vận lực hất bổng lên cao, quăng vào những tên lính bên cạnh, một đám lính bị dạt văng ra tứ phía.
Vù.
Nghe tiếng gió rít, Lê Phất nằm MLkl9 xoải mình ra lưng ngựa tránh một ngọn lao đang bay vút vào giữa ngực, xoay kích một vòng, cứa đứt cổ một tên lính cầm mã đao dài toan chém vào chân ngựa.
Những kỵ binh triều đình ở phía sau Lê Phất tản ra giáp công những tên lính ở xung quanh Lê Phất. Mỗi kỵ binh đều sử dụng những vũ khí dài để tiện tác chiến trên lưng ngựa, ba kỵ binh hợp thành một nhóm với việc sử dụng vũ khí bổ trợ nhau và giúp đỡ nhau bảo vệ ba mặt, kỵ binh dẫn đầu làm nhiệm vụ xung phong chém giết những tên lính ở trước mặt.
Đội kỵ binh tựa như cái máy cắt lúa tử thần, gặt hái sinh mệnh của binh lính nhà Trần ở bên cánh trái, gót sắt của những con ngựa chiến đạp nát thây của những tên lính xấu số nằm dưới đất. Tuy nhiên đội kỵ binh triều đình không hề khoan sâu vào đội hình quân nhà Trần mà chỉ đánh ở bìa ngoài, tấn công một góc đội hình nhà Trần, thấy có quân lính nhà Trần tập hợp đông đảo với ý định bao vây thì Lê Phất lại chỉ huy đội kỵ binh chạy ra chỗ khác mà chém giết, khi thấy có đội cung nhà Trần hướng mũi tên về phía mình chuẩn bị bắn là Lê Phất giảo hoạt dẫn quân chạy mất dạng, đến khi đội cung chuyển sang vị trí khác thì Lê Phất lại quay lại quấy phá. Chiến thuật tấn công quấy nhiễu do Lê Phất đang thực hiện đã ảnh hưởng phần nào đến sự tiến công của quân nhà Trần.
“Người dẫn đội kỵ binh ấy là ai?” Trần Thủ Độ ngồi trên lưng ngựa ở một ngọn đồi cách phía cánh quân bên trái không xa, chỉ tay về phía đội kỵ binh đang tạo ra khốn đốn cho cánh trái của quân đội nhà Trần, cất tiếng hỏi.
“Bẩm tướng quân, người đó là Lê Phất, là chiến tướng dưới trướng của Nguyễn Hồng Phong. Người này đã đi theo Nguyễn Hồng Phong chinh chiến từ khi còn trẻ, từng lập công lớn trong trận đánh dẹp quân phản loạn người Nùng bằng kỵ binh. Sau khi Nguyễn Hồng Phong lên chức cao trong hàng tướng lĩnh thì Lê Phất cũng được nâng đỡ theo, nhưng trong cuộc tranh giành quyền lực với gia tộc họ Đàm ở giới quân đội, Nguyễn Hồng Phong đã thất bại, Lê Phất bị vu cáo phạm tội tham ô, bị cách chức, Lê Phất chán nản quy ẩn mấy năm nay không nghe tiếng nữa. Không biết vì lý do gì mà ngày hôm nay đột nhiên xuất hiện trên chiến trường, xem ra hắn đã được phục hồi lại chức vị.” Trần Ngừ, một viên tướng lĩnh cầm trường côn, ở phía sau giục ngựa tiến lên nói.
“Là chiến tướng của Nguyễn Hồng Phong? Hừ, hôm nay bổn tướng sẽ đích thân lấy mạng hắn để tế cờ, để an ủi cho những vong linh đã khuất của những người con gia tộc họ Trần ở kinh thành. Trần Ngừ, ngươi dẫn 30 kỵ binh, 2000 binh sĩ theo bổn tướng.” Trần Thủ Độ nắm chặt thanh kiếm Lấp Biển trong tay, nhắm thẳng hướng đội kỵ binh triều đình đang làm mưa làm gió, chớp mắt bóng dáng con ngựa trắng đã ở phía xa.
Võng du , bổ trợ huyền huyễn , lưu ý đây là truyện hậu cung ai dị ứng né luôn hộ mình