Nhất Thống Thiên Hạ

Chương 176: Quy Về Một Mối




Bắc Giang một trong những châu trọng điểm có vị trí quân sự cực kỳ trọng yếu của nước Đại Việt. Bắc Giang nằm ở hướng đông bắc, cách kinh thành Thăng Long khoảng 100 dặm. Trong suốt chiều dài lịch sử thì Bắc Giang đóng vai trò như phên giậu của Đại Việt chống quân xâm lược phía bắc. Quân dân Bắc Giang chuộng võ nghệ, nên dân phong mạnh mẽ, khi đánh nhau không ngán trước bất cứ kẻ địch nào. Chính vì thế người dân ở xứ Bắc Giang cũng lập được nhiều công lao hãn mã cho Đại Việt, giúp Ở Bắc Giang đã từng tiêu diệt rất nhiều kẻ thù phía bắc, có khi đánh tan quân địch, có khi tiêu hao sinh lực khiến cho chúng phải chùn chân nhùn bước.
Từ quân Hán, quân Tống, quân Nguyên cho đến quân Minh khi hành quân đến Bắc Giang đều phải luôn dè chừng cẩn thận, bởi ở đây đã từng vùi thây biết bao xác quân lính của những kẻ địch đến từ phương bắc. Điển fO3qK hình là võ tướng Liễu Thăng, đây là một chiến tướng dũng mãnh hàng đầu của nhà Minh đã trải qua hàng trăm trận chiến. Liễu Thăng giữ chức Chinh Lỗ Phó tướng quân An Viễn Hầu, từng lập vô số công lao cho nhà Minh, Liễu Thăng là viên tướng từng tham gia xâm lược Đại Việt, áp giải cha con Hồ Quý Ly về Đại Minh. Liễu Thăng từng đánh bại quân Mông Cổ do khả hãn A Lỗ Đài lãnh đạo khi bắc chinh ngay trên đất Mông Cổ. Liễu Thăng không những giỏi đánh bộ còn thiện tài đánh thủy, đã từng đánh cho hải quân Phù Tang phải chạy bỏ mạng, rượt quân Phù Tang tới tận đảo Bạch Sơn.
Tướng quân Liễu Thăng thiện chiến là thế, nhưng khi cả gan mang 10 vạn quân đi xâm lược Đại Việt một lần nữa, thì đã bị nghĩa quân Lam Sơn do nhà quân sự tài ba lỗi lạc Nguyễn Trãi đánh cho thất điên bát đảo, vùi thây toàn bộ 10 vạn quân của Liễu Thăng lúc ấy đang làm Tổng binh nắm giữ toàn bộ binh quyền, trong trận Xương Giang oanh oanh liệt liệt. Xương Giang là một thành cổ của Bắc Giang, trận Xương Giang là một trận chiến kinh điển của quân Lam Sơn và quân nhà Minh, đến ngàn đời sau vẫn còn truyền tụng, trận chiến này đánh dấu chấm hết cho 10 vạn quân Minh và Liễu Thăng, đồng thời mở ra một thời đại mới của Đại Việt dưới triều đình nhà Lê.
Trải qua cơn gió tanh mưa máu trong suốt một buổi chiều thì quân Bắc Giang đã bị quân triều đình đánh bại hoàn toàn, phần bị giết, phần bị bắt sống, phần lớn bỏ chạy tán loạn khắp rừng núi Đông Triều. Nguyễn Nộn bị chết trong đám loạn quân bỏ chạy, Lý Hạo đã cho người an táng Nguyễn Nộn cùng với những tướng lĩnh chết trận phe Bắc Giang ở trên gò đất cao.
Hai tháng trước, khi Lý Hạo đánh tan binh đoàn hùng mạnh nhà Trần do Trần Thủ Độ suất lĩnh thì Lý Hạo ngay lập tức xua quân tiến binh Hải Ấp.
Trần An Quốc được sự trợ giúp của anh em Lý Việt đã chớp thời cơ Trần Thừa và Trần Thủ Độ thua to chết trận, liền tiếm quyền, giành lấy vị trí tộc trưởng của gia tộc họ Trần. Lý Hạo vừa kéo quân tới Hải Ấp, Trần An Quốc nhanh chóng dẫn quân đầu hàng. Lý Hạo tiếp nhận sự thần phục của gia tộc họ Trần.
Trần Hoằng Nghi đang dẫn quân chinh phạt ở Nam Sách, liên tiếp nghe tin dữ. Trần Thừa, Trần Thủ Độ chết trận, Trần An Bang bị bắt sống, Trần An Quốc dẫn quân Hải Ấp đầu hàng triều đình. Chỉ sau một đêm, đầu tóc Trần Hoằng Nghi bạc trắng. Tới sáng hôm sau, Trần Hoằng Nghi giải giáp toàn bộ quân đội, phát tiền cho quân lính trở về quê cũ làm ăn sinh sống, còn Trần Hoằng Nghi chán ngán việc đời, cắt tóc đi tu, từ đó về sau, không màng tới việc thế nhân nữa.
Quân triều đình được bổ sung lực lượng quân đội nhà Trần ở Hải Ấp, như hổ thêm cánh, người ngựa ngày đêm không dừng vó, tiến quân Bắc phạt, hợp binh với quân của Phạm Lãi ở Nam Sách đánh cho quân của Đoàn Thượng ở Hồng Châu thất điên bát đảo.
Quân Hồng Châu chỉ cầm cự được gần một tháng, dưới sự tiến công dũng mãnh của quân triều đình và trước những lời dụ dỗ kêu gọi quy thuận triều đình của Lý Hạo, Đoàn Thượng đã chấp nhận đầu hàng, giao ra toàn bộ quân quyền của đất Hồng Châu cho triều đình cai quản.
Quân triều đình không tiến đánh Bắc Giang ngay mà nghỉ ngơi tại Hồng Châu để chỉnh hợp binh lính các vùng, đồng thời điều động binh lính đi các nơi trong cả nước chinh phạt và thu phục các thế lực nhỏ lẻ tự xưng khác trên cả nước.
Sau nửa tháng, Lý Hạo quyết định kêu gọi toàn bộ quân đội ở các nơi tổng tấn công Bắc Giang, bao vây vùng Bắc Giang trong thế quây lưới, khiến cho quân của Nguyễn Nộn giống như ba ba trong rọ, không đường tẩu thoát. Chỉ mất gần hai tuần, vùng núi rừng Bắc Giang bị san bằng thành bình địa, Nguyễn Nộn táng mạng dưới đám loạn quân.
Như vậy, sau hơn hai tháng điều quân đi bình định phản loạn ở các vùng trong cả nước, cho đến ngày hôm nay Lý Hạo đã chính thức dẹp tan tất cả những lực lượng quân phiệt chống đối triều đình, chính thức thống nhất đất nước, quy tổ quốc về một mối. Kể từ đây, nước Đại Việt sẽ trải qua những thời khắc hòa bình yên ả, dân chúng sẽ được hưởng những tháng ngày ấm no hạnh phúc.
* * * * * * * * * *
Đêm khuya. Dãy núi Đông Triều, Bắc Giang.
Phừng... phừng...
Hàng trăm ngọn lửa lớn cháy bập bùng trên những thanh gỗ to bản, phả từng luồng hơi nóng hừng hực vào đám đông quân tướng triều đình đang quây quần thành hàng trăm vòng tròn lớn nhỏ ở vùng đất trống, trước doanh trại quân triều đình.
Đại Việt trên đường chúng ta đi.
Nghe gió thổi đồng xanh quê ta đó,
Nghe sóng biển ầm vang xa tận tới chân trời,
Nghe ấm lòng những khi đang dồn bước,
Mà vui sao ta chẳng nói nên lời...
Lý Hạo cởi trần, quấn hoàng bào vào thắt lưng, để lộ ra thân hình trắng trẻo, có một ít cơ bắp của hắn. Màu đỏ của lửa chiếu chập chờn lên người Lý Hạo làm cho làn da hắn pha thêm chút màu đỏ mơ hồ.
Một tay Lý Hạo xách bình rượu, một tay cầm đùi lợn rừng nướng, lớn giọng hát vang:
Miền Nam ơi! Miền Nam!
Hỡi những dòng sông soi bóng dừa xanh
Những đỉnh núi khuất mây mờ xa tắp
Ta sẽ đến nơi đâu còn giặc
Ta chưa về khi tổ quốc chưa yên...
Đại Việt! Đại Việt! Ôi tổ quốc vinh quang...
Câu cuối cùng, Lý Hạo ngân thật dài, giơ cao bình rượu, đầu hướng theo bình rượu, gương mặt hắn thể hiện đầy nét oai hùng.
“Hoan hô, hoan hô.”
“Hay.”
“Quá hay.”
“Hoàng thượng hát rất hay.”
Toàn bộ quân tướng triều đình đứng xung quanh ngửa cổ gầm rú, cười vang sảng khoái, hoan hô vỗ tay, nịnh hót không ngừng, luôn miệng yêu cầu Hoàng đế của họ hát tiếp, thực ra trong số đó cũng có những tên tướng quân cảm thụ không nổi mấy thể loại âm nhạc mà Hoàng đế đang rất thích thú thể hiện, tuy nhiên, không một tên quân tướng nào dám thể hiện sự bất mãn ấy, tất cả đều đồng thanh khen ngợi, vỗ tay rần rần.
Một tên lính áo vải, đầu quấn khăn nâu, chắp tay nói: “Bẩm Hoàng thượng, thần thỉnh cầu Hoàng thượng hát tiếp ạ.”
Tên lính khác có bộ dạng gầy đét, môi trề, giơ bình rượu lên cao, cười hề hề lớn giọng nói: “Kính Hoàng thượng một bình rượu, để Hoàng thượng có sức hát tiếp ạ.”
Tên lính lùn tè ở bên cạnh thúc vào mạng sườn tên lính gầy đét nói nhỏ: “Ê, thằng ngu, mày mời Hoàng thượng cả bình thì Hoàng thượng say rồi lấy sức đâu hát tiếp.”
Tên lính gầy đét khịt mũi, vênh mặt, oang oang cái miệng: “Mày mới ngu, Hoàng thượng của chúng ta thần dũng vô song, anh minh cái thế, ngài là thần nhân của tộc Việt, một bình rượu thì xá chi, đối với Hoàng thượng thì ngàn bình không say, rõ chửa?”
Lý Hạo xé một miếng thịt lợn nướng, đút vào miệng nhai ràu rạu, giơ mạnh bình lên cao, nước rượu sóng sánh trong bình, tràn cả ra ngoài. Lý Hạo cười vang ha hả: “Ha ha ha, uống, các khanh đều uống đi, cứ thỏa sức mà ăn uống mừng ngày thắng lợi, hết thịt chúng ta lại đi săn mồi, hết rượu chúng ta lại đi nấu để uống tiếp, trẫm thừa sức để đấu với tất cả các khanh tới sáng hôm sau. Nào, uống.”
Nói xong, Lý Hạo dốc bình mà tu ừng ực. Đám quân tướng hò hét nhau, đồng loạt dốc bình mà tu đầy khoái trá, y hệt như Hoàng đế của họ vậy. Đúng là vua nào thần nấy, lời dân gian truyền miệng nói chẳng sai bao giờ.
Chuyện Lý Hạo mở tiệc khao quân, đốt lửa trại ăn mừng thắng trận và Lý Hạo đích thân ăn thịt uống rượu, hòa đồng cùng đám quân lính đã trở thành thông lệ đối với quân triều đình.
Mỗi lần như thế, Lý Hạo đều đi tất cả các vòng tròn đốt lửa trại, chúc tụng kêu gọi mọi người uống rượu, xướng lĩnh hát ca cả chục bài hát, hắn hát xong lại chỉ định người khác hát, không biết hát thì đọc thơ, không biết đọc thơ thì kể chuyện, làm phát sinh biết bao chuyện tấu hài khiến cho đám quân lính ôm bụng nhau cười lăn cười bò cả đêm khuya.
Đêm khuya lạnh dần, tiệc vui cũng tàn, quân tướng triều đình lục tục dắt díu nhau về trại.
Lý Hạo khoác lên người chiếc áo choàng, chầm chậm tiến về bìa một mảnh rừng rậm bên phải khu đất trống. Lý Hùng và Lê Việt Công lạnh lùng bén gót theo sau.
Rì rào, rì rào.
Trong tiếng gió nhẹ của trời đêm, Lý Hạo đạp chân lên những cành cây mục nát, đến cách bìa rừng khoảng mười thước thì cất cao giọng nói: “Chẳng hay vị cao nhân ở phương nào ghé thăm? Đã tới tức là đã có lòng. Xin mời tiên sinh xuất hiện để cùng trẫm đàm đạo đôi lời.”
Vút.
Bịch.
Tiếng chân người phóng từ trên cành cây cao xuống, bàn chân tiếp đất vô cùng nhẹ nhàng, chứng tỏ khinh công của người này cực kỳ cao thâm.
Người thần bí bước ra khỏi bìa rừng, ung dung tiến đến trước mặt Lý Hạo. Người này là một ông già có chùm râu đen nhánh, tóc thả dài, mặc áo thụng xanh, bộ dáng như nho sĩ.
Vị nho sĩ chăm chú nhìn Lý Hạo, đoạn nhìn sang Lý Hùng và Lê Việt Công, gật gù bảo: “Chẳng trách, chẳng trách, có thể giết được học trò của ta. Hoàng thượng không những là rồng trong loài người mà kẻ thân cận cũng toàn là cao thủ thượng thừa.”
Võng du , bổ trợ huyền huyễn , lưu ý đây là truyện hậu cung ai dị ứng né luôn hộ mình

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.