Nhất Thống Thiên Hạ

Chương 183: Bí Ẩn Của Một Tiệm Thuốc Bắc




Từ hôm sau, mỗi khi Lý Hạo duyệt tấu chương dưới sự chỉ dẫn của Lý Việt xong thì Lý Hạo lại cùng với Lý Nam đi chăm sóc Lý Bạch. Dần dà, Lý Bạch quen dần với sự có mặt của Lý Hạo ở bên cạnh, không còn biểu hiện căm ghét Lý Hạo nữa. Nhưng để có thể thuần phục hoàn toàn được Lý Bạch thì Lý Hạo vẫn còn cần tốn thêm nhiều thời gian và công sức.
Ở các nơi khác trên cả nước, nhờ có sự chỉ đạo từ xa của Lý Việt, Đỗ Kính Tu và sự ứng biến linh hoạt tài tình của Trần Trung Văn mà tình hình đất nước Đại việt về cơ bản đã tạm ổn. Quân đội các vùng được chỉnh hợp, thay thế hoàn toàn, bộ máy quản lý các lộ, các châu, các trại cũng được điều chỉnh theo chiều hướng ổn định, nhân dân loạn lạc đã trở về quê cũ làm ăn sinh sống, an cư lạc nghiệp. Các tướng lĩnh thân cận của Lý Hạo như Trần Trung Văn, Lý Thông, Trần An Quốc... Và các chủ tướng của các tập đoàn quân phiệt như Lý Bát, Hà Cao, Phạm Lãi, Đoàn Thượng... cũng lục tục hồi kinh.
Trước kia, khi Lý Hạo mới về kinh vẫn chưa tổ chức buổi đại yến lần nào. Nay, nhân dịp các vị trọng thần đều tụ tập đông đủ ở kinh thành, Lý Hạo liền mở bữa tiệc cung đình thật lớn để tỏ lòng cảm ơn toàn thể bá quan văn võ trong triều đã giúp cho cơ nghiệp nhà Lý vững bền. Hôm ấy, Lý Hạo phát lệnh toàn thành chăng đèn kết hoa, mở quốc khố phát chẩn cho dân nghèo để cùng nhau vui mừng thắng lợi.
* * * * * * * * * *
Thăng Long những ngày gần đây náo nhiệt vô cùng, vì chuẩn bị cho đại lễ kết hôn hoành tráng của Hoàng đế Đại Việt mà người ngựa từ khắp bốn phương tám hướng đổ về kinh thành. Những người có chức có quyền thì chuẩn bị quà cáp mừng hôn lễ của Hoàng đế, dân thường thì kéo về kinh thành để được chứng kiến buổi lễ nạp phi long trọng của Kiến Gia Hoàng đế, đồng thời họ cũng muốn được chiêm ngưỡng dung nhan của các vị phi tần, nghe nói mấy vị phi tần của Hoàng đế đều có dung nhan chim sa cá lặn, quốc sắc thiên hương.
Ở phía tây thành Thăng Long có một tiệm thuốc Bắc được đặt tên là Vĩnh Hòa Đường. Đây là tiệm thuốc Bắc có số lượng người thăm khám rất đông đảo, bởi vì có những thầy lang lành nghề chữa trị ở tiệm thuộc Bắc này. Nghe nói những thầy lang ở đây được chân truyền nghề thuốc từ người Tống, họ có thể chữa trị được cả những bệnh hiếm gặp. Tiệm thuốc Bắc Vĩnh Hòa Đường được lập nên từ rất lâu, cũng không ai nhớ là từ khi nào, chỉ có mấy ông già lọm khọm quanh khu đó kể lại rằng tiệm thuốc Bắc được dựng mới đầu sơ sài khoảng ba mươi năm về trước, dần phát triển về sau tới cơ ngơi rộng lớn như ngày hôm nay.
Tiệm thuốc Bắc Vĩnh Hòa Đường lấy tiền khám chữa bệnh và tiền thuốc khá rẻ, nên người dân khu vực thành Thăng Long thường hay đến đây, có cả những người ở các vùng lân cận cũng mộ tiếng mà đến tiệm thuốc Bắc này nhờ chữa trị, kể cả một số quan viên triều đình cũng đã từng đến khám ở đây vì tin tưởng vào tài năng trị bệnh của họ. Trong tiệm thuốc Bắc lúc nào cũng có tất bật người qua lại, tiếng nói chuyện, tiếng hỏi han của thầy lang, tiếng trả lời của bệnh nhân, tiếng bàn luận chuyện thế sự của những người thân nuôi bệnh.
“Này cô Mít, cô có biết chuyện gì không hả? Bốn ngày nữa là Hoàng thượng tổ chức đại lễ nạp phi đấy?” Người đàn bà cầm hai vành khăn trên cổ phe phẩy, khoác trên người hai ba lớp áo, nói với người đàn bà tên Mít đứng kế bên, mùa này đã chớm sang đông, cái lạnh đang dần lan tràn trên đất Đại Việt.
“Úi xời, tưởng cô Đào nói chuyện gì mới mẻ chứ chuyện này thì CiFXD tôi biết lâu rồi. Tôi còn nghe nói Hoàng thượng sẽ tổ chức diễu hành, đích thân Hoàng thượng và các phi tần sẽ cùng nhau dạo phố để chung vui với dân chúng kinh thành.” Cô Mít quạt tay một cái, mắt lúng liếng bảo.
Cô Đào cười cười, mắt mơ màng, nói: “Tôi nghe nói phi tần là dân nữ chứ không phải là con cái nhà quan lại quyền quý gì đâu, không biết là ai tốt số thế nhỉ? Lúc đó tôi sẽ được ngắm nhìn Hoàng thượng, tôi nghe nói ngài rất uy vũ oai phong. Ôi, tôi ước gì phi tần đó là tôi thì hay biết mấy.”
Cô Mít cười khanh khách, trả lời: “Cô Đào cứ đứng đó mà mơ đi, đúng là cóc ghẻ mà đòi ăn thịt thiên nga, ngữ như cô không biết nhìn lại mình xem, đòi làm phi tần của Hoàng đế cơ đấy.”
Cô Đào chống nạnh, bảo: “Cô Mít chờ đó, chống mắt lên mà xem. Lúc ấy tôi sẽ xông lên hàng đầu tiên, cố để Hoàng thượng nhìn thấy tôi, chỉ cần ngài thấy tôi thì...”
Những câu chuyện vô vị của những người đến thăm khám chữa bệnh cứ sôi nổi diễn ra như thế, nhưng họ không biết ở trong các góc của tiệm thuốc có những người ngồi trên bàn thuốc, vừa ghi chép các toa thuốc, vừa ghi chép vắn tắt cả những câu chuyện của họ vào quyển sổ kế bên một cách kín đáo.
Lúc ấy, cửa hông nhỏ phía sau của tiệm thuốc Bắc Vĩnh Hòa Đường bật mở, có ba người tiến vào trong. Người ở giữa có thân cao thước tám, oai phong bệ vệ, quần áo phong sương, đi phía sau hắn là hai người vệ sĩ, kiếm đeo sát bên hông, cả ba đi gấp gáp vào trong. Người của tiệm thuốc Bắc dẫn người ở giữa vào một gian phòng nhỏ kín đáo, đợi sẵn ở gian phòng nhỏ là đỉnh đỉnh đại danh ông chủ của tiệm thuốc Bắc Vĩnh Hòa Đường. Ông chủ tiệm thuốc Bắc thường được dân chúng gọi là lão Hoàng vui vẻ, bởi lão thường cười với tất cả mọi người không hiềm khích với một ai, tên thật của lão thì dân chúng kinh thành ít được biết tới, Hoàng Mậu.
Hoàng Mậu lúc này cung kính với người to cao mới đến: “Bẩm đại nhân, thuộc hạ của tiểu nhân có tin tức cực kỳ quan trọng đang đứng ở trong.”
Hoàng Mậu không thể không cung kính bởi vì đây là vị thủ lĩnh đứng đầu của tổ chức mật thám Đại Tống, luôn tiềm phục ở Đại Việt bấy lâu nay, Triệu Ngạc Đằng. Triệu Ngạc Đằng gật đầu, sau đó theo Hoàng Mậu vén bức rèm, thấy một gã lùn, nhỏ như chuột cao chừng thước năm, đang đứng đợi sẵn.
Triệu Ngạc Đằng không rườm rà lễ nghĩa, hỏi ngay: “Ta nghe nói ngươi có một tin tức cực kỳ quan trọng cấp độ tối mật cần bẩm báo, ta phải đích thân đến đây gặp ngươi, nếu tin tức của ngươi hữu dụng thì tốt, còn nếu không thì coi chừng cái đầu của người đó, nói đi.”
Gã lùn toát mồ hôi hột đáp vội: “Bẩm đại nhân, tiểu nhân vừa từ phía sau ngọn núi cao ở hướng tây kinh thành Thăng Long trở về. Chính mắt thần nhìn thấy quân triều đình Đại Việt thử nghiệm một loại đại pháo kiểu mới, chúng bắn một loạt tiếng nổ ầm ầm là muốn san phẳng một góc rừng rồi. Ngoài đại pháo, tiểu nhân còn thấy máy bắn đá bọn chúng bắn ra, không phải là đá mà là bắn ra một trái hình cầu màu đen sau đó phát nổ, sức công phá vô cùng khủng khiếp.”
Triệu Ngạc Đằng nhíu mày: “Ngươi có thể vẽ hình dáng về các loại vũ khí mà ngươi đã nhìn thấy cho ta hay không?”
Gã lùn gật đầu, rồi nhanh chóng vẽ những thứ vũ khí mà hắn tận mắt chứng kiến ở trong dãy núi kia.
Triệu Ngạc Đằng chăm chú quan sát các bản vẽ, kinh hãi quay đầu nhìn Hoàng Mậu, cũng thấy sự lo lắng trong mắt đối phương, liền nói: “Súng thần công và máy bắn đá phóng bom hỏa dược ư? Đám man di nước Việt cũng biết được kỹ thuật chế tạo vũ khí này của hải quân Đại Tống chúng ta, sao có thể chứ? Xem ra sức công phá còn mạnh hơn vũ khí của chúng ta vài phần. Tin tức này quá trọng yếu. Bổn quan phải lập tức báo tin về kinh thành Lâm An.”
* * * * * * * * * *
Ngày 10 tháng 10 năm 1211, Hoàng đế Kiến Gia tổ chức một lễ cưới Hoàng tộc vô cùng long trọng.
Lễ cưới của vị Hoàng đế này có một số điểm kỳ lạ, không giống với các lễ cưới Hoàng tộc thông thường trước đây. Có lẽ đây là một vị vua yêu thích sự đổi mới. Mà kể từ đây người dân của nước Đại Việt sẽ lại được chứng kiến thêm một số điều kỳ quặc thú vị khác ở vị Hoàng đế của họ.
Hoàng đế nạp một lượt ba cô gái xinh đẹp tuyệt trần làm phi. Người dân kinh thành đứng chen chúc chật kín các ven đường mà cỗ kiệu rước dâu của Hoàng đế đi qua. Lý Hạo tổ chức rước dâu đến quảng trường Ngự Thánh rồi dẫn ba vị phi tần mới cưới đứng trên lễ đài chào mừng bá quan văn võ trong triều cùng với muôn dân trăm họ.
Ai ai cũng trầm trồ khen ngợi trước vẻ đẹp chim sa cá lặn của ba cô gái luôn nở nụ cười rạng rỡ trong ngày vui trọng đại của đời người. Một số ông lão, bà lão lớn tuổi tinh mắt già đời, có thể nhận ra bộ dạng hơi nhợt nhạt của hai bà phi giống nhau như đúc, cái bụng của hai bà phi kia còn có vẻ lùm lùm một cách khác thường, tuy nhiên họ cũng chỉ bấm bụng để trong lòng chứ không ai dám hé răng nửa lời. Muốn chết à? Họa đều từ miệng mà ra đó.
Bà phi với vẻ đẹp phiêu dật thoát trần như tiên nga không ai khác chính là Trần Huyền Trân. Nàng luôn luôn điềm đạm, nở nụ cười với tất cả mọi người, mặc dù nàng chỉ là dân thường áo vải, nhưng xét những công lao to lớn của nàng đối với nhà Lý nên các vị quan bộ Lễ đều chấp thuận phong Trần Huyền Trân làm Quý phi.
Hai bà phi còn lại chính là Bùi Xuân Lan và Bùi Thu Nguyệt, do hai nàng lần đầu tiên đứng trước đám đông nên cả hai đều ngại ngùng, xấu hổ, pha lẫn vẻ run rẩy một cách đáng yêu của người thiếu nữ mới lớn. Từ đầu đến cuối hai nàng lúc nào cũng hơi nép người ở phía sau Trần Huyền Trân như hai con chim nhỏ tìm nơi ẩn náu. Lâu lâu, Lý Hạo lại phải quay sang an ủi, động viên hai nàng không cần phải hồi hộp, lo sợ, cố gắng vẫy tay chào hỏi chúng nhân.
Bùi Xuân Lan và Bùi Thu Nguyệt được phong làm Phu Nhân, từ nay về sau hai nàng không cần phải làm những công việc của cung nữ. Cha mẹ hai nàng được ban tặng một dinh thự mới rộng lớn hơn với nhiều người hầu kẻ hạ hơn. Cả dòng họ, thôn làng của hai nàng ở lộ Quốc Oai cũng được thơm lây, được hưởng những đãi ngộ đặc biệt của triều đình đối với những dòng họ có con gái tiến cung làm phi tần.
Võng du , bổ trợ huyền huyễn , lưu ý đây là truyện hậu cung ai dị ứng né luôn hộ mình

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.