Thái úy Đỗ Kính Tu, lão đại thần tam triều, cất tiếng già nua: “Hoàng thượng, chúng thần không dám nhận. Phò trợ quân vương là bổn phận của chúng thần. Chúng thần nguyện vì Hoàng thượng, xả thân khuyển mã, xá gì những chuyện cỏn con mà Hoàng thượng đã giao cho. Hoàng thượng…”
Thu phục nhân tâm đôi khi chỉ cần một vài hành động nho nhỏ, đôi khi chỉ cần một lời cảm ơn, một cái cúi đầu đúng thời điểm thì sẽ nhận được sự tín nhiệm vô cùng to lớn. Đối với bậc quân chủ như Lý Hạo mà dám buông bỏ thân phận thể diện, đứng trước hàng trăm quan viên cúi đầu cảm ơn là hành động cực kỳ hiếm có.
Thêm vào những hành động tưởng như nhỏ nhặt của Lý Hạo trong các buổi hội triều càng khiến cho toàn bộ quan viên triều Lý cảm phục, càng củng cố thêm lòng trung thành của họ, để từ đó họ sẽ tận lực phục vụ triều đình, tận trung báo quốc. Tuy nhiên, Lý Hạo hiểu rõ, hắn cần phải có thêm nhiều biểu hiện và phương pháp khác nữa để khiến cho trăm quan phải cúc cung tận tụy, ra sức cống hiến cho đất nước.
Lý Hạo ngầm hài lòng, sốt sắng nói: “Các ái khanh làm gì đấy? Mau đứng lên đi thôi, tấm lòng son sắt của các ái khanh đối với trẫm, trẫm luôn khắc cốt ghi tâm.”
Đợi cho quan viên đứng dậy chỉnh tề, Lý Hạo tiếp lời: “Quân thần đất nước Đại Việt ta đều trên dưới một lòng như thế, thực hiếm thay, hiếm thay. Được rồi, không nhắc đến chuyện cũ nữa. Trẫm mời các khanh về triều hôm nay chính là muốn cùng các ái khanh bàn luận, muốn các ái khanh hiến kế giúp trẫm 2UoMh xây dựng đất nước Đại Việt trở thành một đất nước hùng cường, giàu mạnh. Thái phó Trần Trung Văn sẽ là người chủ trì toàn bộ mọi vấn đề trong cuộc họp hôm nay cũng như những ngày sắp tới.”
Trần Trung Văn đĩnh đạc bước lên phía trước, cất giọng nho nhã: “Đội ơn Hoàng thượng tin tưởng giao cho thần trọng trách. Bẩm Hoàng thượng, kính các bậc đại thần, hạ quan đi thẳng vào chính đề để chúng ta cùng nhau thẳng thắn trao đổi bàn luận. Về tình hình đất nước ta trong thời điểm hiện tại chắc là các quan đại thần ở đây đều đã nắm rõ. Hạ quan xin được nêu sơ lược một số điểm chính sau, hiện nay đất nước đã thái bình, không còn nạn giặc giã, quân phiệt cát cứ ở các phương, nhân dân được sống trong yên ổn, người dân chạy nạn đã được an bài về quê cũ định cư, muôn dân trăm họ nô nức phấn khởi cày cấy, chí thú làm ăn, hoàn toàn tin tưởng thần phục triều đình. Theo đúng ý chỉ của Hoàng thượng, triều đình bước đầu đạt được mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất tổ quốc, hướng tới xây dựng nước mạnh, dân giàu, chủ trương bình đẳng, công bằng xã hội trong toàn dân, kết hợp và phát triển vững chắc quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội.”
Trần Trung Văn ngừng lời một lát, đoạn nói tiếp: “Bên cạnh đó, đất nước còn tồn tại rất nhiều mặt khó khăn. Hoàng thượng có ý chỉ công khai thừa nhận những sai lầm về quyết sách của tiền triều, khiến cho dân chúng lầm than, dẫn đến nước ta phải trải qua nhiều cuộc nội chiến, đất đai, kinh tế mùa màng bị tàn phá nặng nề. Đồng thời chúng ta phải gánh chịu thêm di chứng của các trận thiên tai lụt lội, hạn hán trước kia, làm cho dân chúng một số vùng miền rơi vào nạn đói, phải tha hương cầu thực. Bởi vì nước Đại Việt là nước chú trọng nông nghiệp, nên đa số người dân làm nghề nông, tầng lớp nho sĩ rất ít, dẫn đến tình trạng đa số người dân không biết chữ, khiến cho việc tiếp nhận những chính sách mới của triều đình đến toàn dân trong nước cực kỳ khó khăn. Nạn cướp bóc, trộm cắp, bệnh dịch hoành hành. Nhiều tuyến đường lưu thông đi lại chưa được khơi thông hoặc bị hủy hoại trong nội chiến. Dân số trong nước giảm đi đáng kể, theo thống kê từ bộ Hộ thì dân số trong nước hiện nay có khoảng 5 triệu dân. Vấn đề làm nhức nhối nhất trong lòng dân chúng chính là tham quan ô lại, những kẻ sâu mọt này không những đục ruỗng hệ thống quản lý của triều đình mà còn là những kẻ trực tiếp gây nên bao cảnh tang thương cho con dân Đại Việt. Đó là tình hình trong nước, còn đối với tình hình những nước lân bang thì theo báo cáo mới nhất của Khu mật viện là các nước lân bang đã nắm bắt được những biến chuyển chính yếu trong nước ta. Giờ đây, các nước lân bang chưa có động thái điều động quân đội khác lạ, nhưng chúng ta vẫn phải luôn nâng cao cảnh giác đề phòng các nước lân bang. Bên trên là tình hình thuận lợi và khó khăn cơ bản mà hạ quan nêu ra, về việc phân tích chi tiết từng mục một thì triều đình sẽ bàn bạc cụ thể trong các buổi hội triều sau. Phần tiếp theo, mời các vị đại thần nêu lên chủ kiến của bản thân.”
Trần Trung Văn mỉm cười, đứng nghiêng người sang một bên, liếc nhìn bao quát chúng quan viên.
Lý Hạo khoát tay, cất tiếng: “Mời các ái khanh nói chính kiến của mình, có điều gì cần thắc mắc hoặc bổ sung những vấn đề mà Thái phó Trần Trung Văn đã điểm qua hay không?”
Thượng thư bộ Hộ Trần An Quốc rụt rè nói: “Bẩm Hoàng thượng, thần xin tâu.”
Lý Hạo gật đầu: “Mời ái khanh An Quốc tâu trình.”
Thượng thư bộ Hộ Trần An Quốc đứng ra nói: “Bẩm Hoàng thượng, thần cho rằng vấn đề triều đình thừa nhận những sai lầm của tiền triều không cần phải nhắc lại. Theo ngu ý của thần thì những công lao sáng lạng của Hoàng thượng, những thành quả to lớn mà triều đình từ thời lập quốc đến nay đã đủ chứng tỏ triều đình nhà Lý đã giúp cho dân chúng, giúp cho Đại Việt vược bậc, vẽ nên những trang sử huy hoàng nhất của dân tộc Việt.”
Lý Hạo nghiêm giọng: “Được rồi, chuyện ấy, An Quốc ái khanh, không cần nhắc tới nữa, ý trẫm đã quyết. Đã là người thì ai cũng phải có sai lầm, triều đại nào cũng có vấn đề tồn tại, chúng ta phải thẳng thắn đối diện với quá khứ, để từ đó chúng ta không lặp lại những sai lầm ấy, chúng ta, trẫm, các ái khanh, muôn dân trăm họ phải bước lên những vấp ngã để đứng thẳng người, mới có thể đưa đất nước ta lên đỉnh vinh quang. Đối với những vấn đề cải cách luật lệ lần này, trẫm sẽ thêm vào một số quy định khác để củng cố triều đình, chuyện ấy bàn trong các buổi hội triều sau. Tuy nhiên, trẫm nhắc nhở trước để các khanh ghi nhớ một điều, triều đình, trẫm, các ái khanh phải là tấm gương để con dân noi theo.”
Quan viên văn võ dưới đại điện, đồng thanh hô: “Chúng thần tuân chỉ.”
Lý Hạo gật gù: “Tốt. Mời các ái khanh tiếp tục nêu chính kiến của mình.”
Vương gia Lý Long Tường cất giọng trầm trầm: “Bẩm Hoàng thượng, thần xin tâu.”
“Mời Hoàng thúc Long Tường tâu trình.” Lý Hạo đưa tay hướng về phía Lý Long Tường, khẽ nghiêng người.
Lý Long Tường chậm rãi nói: “Bẩm Hoàng thượng, sự việc nội chiến xảy ra là điều đáng tiếc mà không ai mong muốn, những người dân, những người lính vĩnh viễn ra đi là những mất mát lớn lao đối với Đại Việt chúng ta, trong bất kỳ chúng ta ở đây hay trên đất nước, cũng tiếc thương vô hạn đối với những người ra đi. Tuy rằng dân số giảm đáng kể so với triều đại trước nhưng bên cạnh đó chúng ta còn nhận được thành quả to lớn đó là những người lính còn sống, những người dân còn sống là những người lính, những người dân mạnh mẽ, cường đại, họ chính là tinh hoa của nước Đại Việt. Triều đình cần phải trân trọng những người đang sống, biết cách sử dụng họ đúng với năng lực của mình sẽ khiến cho nội lực trong nước phát triển vượt bực. Đặc biệt là những người lính còn sống, những người lính đã trải qua máu lửa chiến tranh, họ chính là những bảo bối trân quý nhất mà thần chiến tranh ban tặng. Về điểm này, Nguyên súy Nguyễn Hồng Phong vô cùng am hiểu.”
Nói đến câu cuối, Vương gia Lý Long Tường hơi liếc nhìn sang Nguyên súy Nguyễn Hồng Phong.
Nguyễn Hồng Phong thoáng đối mắt với Lý Long Tường, đoạn hướng về phía vua, chắp tay, cất tiếng thưa: “Bẩm Hoàng thượng, đúng như Vương gia Lý Long Tường nói, binh lính đã từng sống sót trong các cuộc chiến tranh là những binh lính tốt nhất, hữu dụng nhất. Tân binh chưa từng biết đến chiến trường so với binh lính được tắm qua máu lửa sinh tử là một trời một vực. Không những thế, hiện tại quân dân ta một lòng một dạ hướng về Hoàng thượng sẽ tạo nên sức mạnh cực kỳ cường đại. Thần xin lấy đầu cam đoan với Hoàng thượng rằng, nếu như bây giờ có một nước nào xâm lược Đại Việt ta thì chắc chắn bọn chúng sẽ nếm phải quả đắng vô cùng thảm khốc. Cho nên, vấn đề phát sinh xung đột với ngoại bang thì triều đình không cần lo lắng nhiều, chỉ cần có lòng đề phòng là được. Vấn đề trước mắt của triều đình là xóa bỏ vấn đề cướp bóc, trộm cắp hoành hành, theo những báo cáo mà thần nhận được thì những kẻ lưu manh, giang hồ đang tụ tập lại thành từng băng đảng lớn trốn trên núi cao, rừng thẳm, trong đó phần đông là dư đảng của những tập đoàn quân phiệt bị triều đình đánh bại. Thần xin được lĩnh chỉ điều quân đi dẹp tan đám loạn tặc này và đó cũng là một phần trong kế hoạch luyện quân, giúp quân lính luôn được cọ xát với chiến đấu, để khi đất nước nguy biến thì triều đình ta có đầy đủ lực lượng nòng cốt đủ sức chống lại mọi kẻ thù.”
Lý Hạo vỗ mạnh bàn tay lên tay ngai, phán: “Hay lắm, nghe những kiến giải của hai khanh mà trẫm ngộ được nhiều điều. Trẫm chuẩn tấu cho Nguyễn súy Nguyễn Hồng Phong toàn quyền chỉ đạo vấn đề diệt nạn trộm cướp trong cả nước.”
Trong lòng Lý Hạo thì đang hào hứng nghĩ đến thế giới ngầm mà hắn gầy dựng, kế hoạch mà Nguyễn Hồng Phong đề ra rất hợp với kế hoạch phát triển Xã Hội Đen của hắn. Nòng cốt Xã Hội Đen đã vững chân ở kinh thành Thăng Long, chuyện tiếp theo chính là phát triển lực lượng. Mỗi khi quân triều đình đánh tan một đám sơn tặc thì Xã Hội Đen sẽ đứng phía sau thâu tóm đám tôm tép lẻ tẻ, làm lớn mạnh thêm lực lượng, phát triển chân rết ra khắp nơi.
Lý Hạo hiểu rõ bất kỳ xã hội nào, bất kỳ thời đại nào cũng sẽ luôn luôn tồn tại thế giới ngầm, không lực lượng hay quyền lực nào có thể xóa bỏ hoàn toàn. Chính vì thế, hắn không muốn bỏ qua sở trưởng của mình, bỏ qua việc sử dụng nó, biến nó thành một cánh tay đắc lực trợ giúp hắn.
Võng du , bổ trợ huyền huyễn , lưu ý đây là truyện hậu cung ai dị ứng né luôn hộ mình