Nhất Thống Thiên Hạ

Chương 193: Nội Bộ Lục Đục




Trong kỳ khoa cử năm 1212, nước Đại Việt đã áp dụng thêm một luật mới nữa của Hoàng đế Kiến Gia là cho phép phụ nữ được quyền tham gia vào khoa cử. Sĩ phu tham gia các kỳ thi Hương đều hứng thú khi thấy có thêm sự xuất hiện của các bóng hồng dịu dàng trong bộ áo tứ thân khoác bên ngoài chiếc yếm đào lấp ló cũng mang theo đèn sách, nghiền ngẫm viết văn, làm thơ không hề thua kém các bậc văn nhân, tài tử. Dù vậy, vẫn có một phần những người theo đạo nho thấy tình cảnh đó, thể hiện sự không đồng tình ra mặt. Với những nho sĩ theo đạo Khổng thì phụ nữ phải ở nhà chăm lo việc nhà, nuôi nấng con trẻ mới là phải đạo, bộ luật mới này của Hoàng đế khiến cho một số nho gia không đồng tình.
Trong các triều đại phong kiến của Đại Việt cũng như các nước đồng văn khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thì cũng có các nữ quan, nhưng các nữ quan này thường là các cung nữ cao cấp có phẩm trật cùng địa vị trong cung đình, chứ không được quản lý công việc triều chính. Về sau có Thái Bình Thiên Quốc thời nhà Thanh là chế độ phong kiến được nhiều thành phần nữ giới tham gia vào công việc triều chính và quân đội, cho nên Thái Bình Thiên Quốc xuất hiện lớp lớp các nữ trung hào kiệt, văn có nữ trạng nguyên Phó Thiện Tường, võ có nữ tướng quân Hồng Tuyên Kiều, các nữ giới khác được đặc cách vào làm quan chức trong triều đình Thái Bình Thiên Quốc cũng có rất nhiều.
Vào thời Lý, có ba đạo du nhập vào nước Việt là đạo Phật, đạo Nho và đạo Lão, trong đó thịnh hành nhất là đạo phật. Các thời vua trước của nhà Lý đều chuộng đạo phật, còn đạo nho chỉ mới du nhập vào nước Việt, vì vậy những tư tưởng của nho giáo vẫn chưa ảnh hưởng sâu nặng đến đời sống tư tưởng của người Việt. Trong đời sống gia đình của người Việt thời Lý, vẫn có những gia đình sống theo lối mẫu hệ làm chủ đạo. Về sau, tới thế kỷ XV, nhà Lê chọn nho giáo làm quốc giáo, chính thức từ đây nho giáo mới trở thành hệ tư tưởng chính thống của nước Đại Việt. Còn trước đó thì hệ tư tưởng của người dân nước Việt chưa bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các luật lệ khắt khe của gio giáo.
Tuy vậy, khi Hoàng đế Kiến Gia đề xuất vấn đề đặt ra những luật lệ mới về quyền của người phụ nữ Đại Việt trong cuộc Hội Triều Chúng Tinh thì vẫn vấp phải sự phản đối của những quan viên theo trường phái bảo thủ. Ngày hôm đó, Hoàng đế giận lắm nhưng vẫn tươi cười ậm ừ cho qua để hôm sau bàn lại. Chiều hôm ấy, nhờ Thái úy Đỗ Kính Tu hiến kế, Hoàng đế liền triệu tập một số người đứng đầu ở phái bảo thủ gặp mặt riêng tại điện Thiên An. Hoàng đế dùng đủ mọi thủ đoạn, dụ dỗ, lợi dụng, áp bách, sự chiêu dụ của lão Thái úy Đỗ Kính Tu, thêm vào Quốc sư Lý Việt dùng cả tiểu xảo thôi miên trong quá trình thuyết phục, cuối cùng toàn bộ những người đứng đầu ở phái bảo thủ đành cúi đầu khuất phục. Trong buổi Hội triều ngày hôm sau, Hoàng đế mang vấn đề cải cách nữ quyền ra bàn lại thì những kẻ ở phái bảo thủ không có người đứng đầu lên tiếng hô hào và bị Hoàng đế dọa cho vài lượt, át hết những lời phản bác lẻ tẻ, thì không còn ai dám ho he nửa câu phản đối nữa. Thế là, luật giành cho phụ nữ của nước Việt chính thức được thông qua, bổ sung vào bộ luật Hồng Bàng.
Chủ trương của luật nữ quyền là “Nam nữ bình quyền”, nêu cao khẩu hiệu “Chỉ có giải phóng phụ nữ Đại Việt mới xây dựng được một xã hội Đại Việt tân tiến”. Luật nữ quyền quy định xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ, khuyến khích người phụ nữ tự giải phóng, tự vươn lên, chú trọng thiên chức của phụ nữ trong gia đình, phụ nữ được quyền học tập, được quyền tham gia vào các công việc xã hội, được quyền tham gia khoa cử, làm việc trong hệ thống bộ máy của triều đình...
Khi luật nữ quyền được ban hành, đã tạo ra làn sóng nổi lên trong giới sĩ phu, có kẻ hưởng ứng, có kẻ phản đối. Tuy nhiên, phải nói rằng bộ luật nữ quyền là bộ luật được giới nữ trong cả nước nhiệt liệt hoan nghênh nhất trong tất cả các cải cách của Hoàng đế, ai nấy đều sôi trào tung hô Hoàng đế Kiến Gia là vị Hoàng đế anh minh nhất, là vị thánh nhân vĩ đại nhất trong lòng họ.
Trong kỳ khoa cử năm 1212, mặc dù giới nữ được Hoàng đế cho phép tham gia nhưng bởi vì giới nữ không được học hành đàng hoàng như đa số giới nam nên số lượng phụ nữ tham gia rất ít ỏi. Những người phụ nữ tham gia vào làm việc trong các huyện, các lộ rất ít, tuy vậy vẫn có một số ít người phụ nữ nổi bật lên không hề thua kém đấng mày râu, được tuyển cử tham gia kỳ thi Đình và được tuyển vào làm việc ở một số chức vị cao trong triều đình.
Để việc bảo vệ quyền lợi người phụ nữ thiết thực hơn, đầu năm 1212, Hoàng đế thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Đại Việt, truyền Quý phi Trần Huyền Trân làm chủ tịch Hội, tuyển những phụ nữ tài giỏi trong các kỳ khoa cử vào làm việc trong Hội, thành lập thêm các chi nhánh của hội tại các lộ, các châu, dần dần tiến tới thành lập chi nhánh của Hội tại các huyện.
Sau khi Hoàng đế ban bố luật nữ quyền đã khiến cho các bà phi vô cùng hạnh phúc. Để thưởng cho Hoàng đế công lao giải phóng phụ nữ Đại Việt, các bà phi càng thêm yêu thương Hoàng đế, ngày nào trong Hậu cung cũng vang lên tiếng cười đùa rôm rả của vua và Hoàng đế. Hiện tại, chiếc giường ở Long An cung không còn nhỏ như trước đây nữa rồi, bây giờ chiếc giường phải rộng bằng bốn chiếc giường lớn trước kia ghép lại, cả mười mấy người lên nằm ngủ cũng không thành vấn đề. Mà không hiểu sao, về cái khoản kia của Hoàng đế càng ngày càng mạnh, mười mấy bà hợp lực lại vẫn không thể nào quật ngã Hoàng đế. Tài năng chinh chiến của Hoàng đế quả thật không chỉ ở ngoài sa trường, mà cả ở trên giường cũng vô cùng hùng mạnh.
Bất quá, có một điều trong bộ luật khiến cho các bà phi không hài lòng. Có hôm các bà phi có tụ tập nhau lại đè nghiến Hoàng đế ra mà ngắt nhéo, nhiếc móc, hờn dỗi yêu cầu Hoàng đế sửa luật. Nhưng Hoàng đế da dày thịt cứng cứ cười hềnh hệch, để các bà tha hồ làm trò cho mệt nhoài, rồi chẳng nói chẳng rằng vật các bà phi ra làm các bà một trận lên bờ xuống ruộng. Sau khi các bà mê tơi thì Hoàng đế cười khà khà bỏ đi, để lại một câu xanh rờn: “Bao giờ các nàng đánh bại được trẫm thì trẫm sẽ sửa luật theo ý các nàng!”
Xét đi xét lại, cái luật ấy đúng là có phần bất công với giới nữ, nhưng Hoàng đế không muốn đổi thì biết làm sao bây giờ? Đó là luật về hôn nhân, Hoàng đế phê thẳng vào luật hôn nhân như sau: “Luật hôn nhân Đại Việt, cho phép một người đàn ông cưới từ một người đàn bà trở lên, cấm đa phu và các loại hình hôn nhân khác.”
Ban đầu Hoàng đế cũng dự định ban hành luật chỉ cho phép chế độ một vợ một chồng, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì lại thôi. Bởi vì thế này, chẳng lẽ bản thân làm Hoàng đế mà được cưới nhiều vợ, còn từ quan xuống dân lại không được phép? Như thế thì đúng thật là không phải với đám quần thần, với đám con dân nam tính trong thiên hạ. Hoàng đế đồ rằng, có khi sau khi ban hành luật này thì đám võ biền, háo sắc trong nước tụ tập nổi loạn chứ chả chơi. Và còn một lý do nữa, thời đại này là thời đại chiến tranh, đàn ông sẽ ra trận và chết rất nhiều, nếu chỉ cho phép cưới một vợ một chồng, thì những người đàn bà còn lại không tìm được đàn ông để cưới sẽ giành cho ai đây? Khi đó tình trạng đàn bà độc thân sẽ xảy ra tràn lan mất. Nghĩ tới đúng là rất thương cảm cho những người phụ nữ bất hạnh ấy lắm ru! Cho nên Hoàng đế quyết định vẫn giữ nguyên chế độ đa thê ở thời đại này, cũng phù hợp với xu thế của thời đại hiện tại.
* * * * * * * * * *
Kinh thành Thăng Long. Tiệm buôn bán đồ gốm sứ của người Chân Lạp.
Rầm.
“Thế này là thế nào? Chuyện gì đang xảy ra? Có ai có thể nói cho ta biết chuyện gì đang xảy ra hay không hả?” Panth Mươl đập mạnh tay lên bàn, gầm rống giận dữ nhìn xung quanh quát hỏi.
Những mật thám Chân Lạp im thin thít không người nào dám ho lấy một tiếng. Cả đám đang tụ hợp lại với nhau để kiểm điểm về những ồn ào xảy ra trong thời gian vừa qua.
Panth Mươl chỉ mặt từng người quát tháo: “Tất cả các ngươi đều là một lũ vô dụng, khi có chỗ tốt thì cả đám nhảy ra xâu xé, khi đụng chuyện thì tên nào tên nấy đều câm như hến. Các ngươi quản lý thuộc hạ của mình như thế nào mà để cho nay chết một người, mai lại bị đánh tàn phế một người thế hả? Cứ để tình trạng này tiếp diễn như thế rồi ai dám đầu quân cho các ngươi, làm việc cho các ngươi nữa?”
Trây Kon Trop nhếch mép, xòe tay nói: “Chuyện này đều là do bọn người Việt kia tự làm tự chịu thôi, tại sao nqk0l đại nhân lại có thể đổ lỗi cho sự quản lý của chúng tôi như vậy được. Bọn người Việt kia bị chúng ta mua chuộc, nhận tiền của chúng ta, ăn của chúng ta, uống rượu của chúng ta, chơi gái của chúng ta, bọn chúng còn không biết điều đi gây sự lung tung bị người ta trả thù. Làm sao mà chúng tôi có thể quản hết cơ chứ?”
Khóe mắt Panth Mươl giật giật, liền hỏi: “Vậy còn đám thuộc hạ người Chân Lạp của ngươi thì sao hả Trây Kon Trop? Hình như có hai tên Đôn Chinh và Cần Sốk là thuộc hạ dưới trướng của ngươi đang bị mất tích thì phải. Sống phải thấy người, chết phải thấy xác, đằng này chúng đi đâu rồi, ngươi có thể nói rõ cho ta biết được hay không?”
Trây Kon Trop khịt mũi một cái: “Làm sao mà ta biết được, bọn chúng có chân của mình, bọn chúng đi đâu thì làm sao mà ta có thể giữ được cái chân của bọn chúng cơ chứ? Có lẽ chúng đang trốn ở cái lầu xanh nào đó giải khuây vài ngày cũng nên, chơi chán rồi lại về thôi, có cái gì đáng lo?”
Láo nháo ăn một pháo :lenlut

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.