Trong chương trình giáo dục kiểu mới, Hoàng đế chủ trương nêu cao K9D5L lòng tự hào, tự tôn dân tộc Việt. Bên cạnh những chương trình về các lý luận Phật giáo, Nho giáo, các môn học chữ, học toán... thì chú trọng đặc biệt ở môn lịch sử dân tộc Đại Việt. Hoàng đế muốn chương trình giáo dục phải làm cho học sinh hiểu rõ nguồn cội cha ông, quá trình dựng nước và giữ nước hào hùng của tộc Việt, dạy cho học sinh yêu quê hương, yêu đất nước, yêu đồng bào, yêu dân tộc. Riêng môn Sử Việt, Hoàng đế cùng với Quốc sư Lý Việt và các quan chép sử soạn lại một bộ sử mới bài bản hơn, chi tiết hơn. Những tài liệu sử sách mang hơi hướm, tư tưởng đồng hóa của người Hán đều bị Hoàng đế cắt bỏ. Hoàng đế cho soạn lại bộ sử mới, bắt đầu với câu chuyện cha rồng Lạc Long Quân và mẹ tiên Âu Cơ thai nghén từ những tinh hoa của đất trời, sau đó hai Người kết hợp với nhau khai sinh ra tộc Việt, tới các đời vua Hùng, cho đến hiện tại. Kể từ đây, bộ Sử Việt chính thống của triều đình được phát hành rộng rãi và những sự kiện xảy ra trong tương lai sẽ được bổ sung ghi chép vào bộ Sử Việt này.
Cấp Đại Học quy định học trong ba năm. Cấp Đại Học chia ra các ban, các môn, các ngành, các nghề khác nhau, chú trọng thực tiễn, hướng nghiệp, chủ yếu về các phương diện ngành nghề mà triều đình đang hướng tới phát triển như quản lý, công nghệ, kỹ thuật, kinh doanh, công – nông – thương, dịch vụ... Như vậy, nếu như người học theo đúng toàn bộ quy trình của chương trình cải cách giáo dục mới thì đến năm 19 tuổi sẽ ra trường, rồi có thể chọn thi cử làm quan trong triều hoặc có thể xin việc vào làm các ngành nghề khác nhau trong cả nước.
Triều đình quy định, toàn dân trong độ tuổi đến trường đều phải đi học, việc học cấp Tiểu Học là nghĩa vụ, là quy định bắt buộc đối với toàn dân. Yêu cầu tiên quyết đối với dân tộc Việt trong tương lai là phải biết đọc, biết viết. Tuy nhiên, lên cấp Trung Học Cơ Sở thì không bắt buộc phải học nữa, người nào cảm thấy có thể theo học được thì tiếp tục, còn ai cảm thấy không thể học tập tiếp thì có thể nghỉ học, ra đời học nghề hoặc làm những công việc khác.
Về việc thi cử lên lớp thì Hoàng đế nhấn mạnh quy định rõ ràng và rất khắt khe, mỗi năm học đều phải có kỳ thi lên lớp, học sinh nào thi rớt thì ở lại lớp, học sinh nào ở lại lớp quá ba năm thì cho nghỉ học. Lý Hạo muốn chấn chỉnh ngay từ đầu việc tổ chức giáo dục đất nước, hắn không muốn căn bệnh thành tích trong giáo dục được hình thành và dần phát triển trở thành căn bệnh trầm kha không thể tiêu diệt. Lý Hạo hiểu rõ việc đào tạo giáo dục con người là để đào tạo hiền tài cho đất nước, phục vụ đất nước, phát triển nội lực của đất nước chứ không phải là để khoe khoang với các nước lân bang Tống, Chiêm, Ai Lao, Chân Lạp... là giáo dục của nước Đại Việt đã tiến bộ phát triển đến mức độ nào, đã đạt được những chỉ tiêu nào, toàn dân đã được phổ cập giáo dục ra làm sao. Không, Lý Hạo không cần những giá trị viển vông đó, cái Lý Hạo cần chính là phát triển từng cá thể con người trong nước một cách chân thực nhất. Dù rằng Lý Hạo hiểu rõ quá trình thực hiện cải cách sẽ rất gian lao, nhưng Lý Hạo tin tưởng những bước đi chậm chạp, vững chắc sẽ đạp bằng mọi chông gai ở phía trước, để rồi một ngày tộc Việt sẽ bước lên đỉnh vinh quang.
* * * * * * * * * *
Màn đêm đen phủ xuống châu Vũ Ninh, đây là một châu có địa hình không hoàn toàn là đồng bằng mà xen kẽ là các đồi thấp có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Châu Vũ Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, có 3 sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Long Hưng.
Ở châu Vũ Ninh có đầm Lục Quy, một đám thủy tặc đang tụ tập trên đầm Lục Quy này, những thương thuyền hoặc lái buôn nào đi ngang địa phận của bọn chúng, đều bị chúng cướp bóc. Thương lái đã tố cáo lên quan phủ nhiều lần, nhưng quan phủ đưa lính trong phủ nha đi vây bắt thì chúng lại lẩn mất, binh lính phủ nha toàn đi về tay không, đợi một thời gian thì chúng lại hoạt động cướp bóc trở lại.
Hàng chục chiếc thuyền nhỏ lướt sóng trong gió đêm, tiến vào đầm lầy Lục Quy. Dù cho màn đêm phủ kín, những chiếc thuyền vẫn lao đi băng băng về phía những ánh đèn le lói trong đầm lầy. Những người nhấp nhô đứng trên thuyền, tay lăm lăm giáo mác, đao kiếm, cung tên giắt trên lưng, thì thầm to nhỏ với nhau.
Tên lính cầm giáo nói: “Đám thủy tặc này lẩn trốn kỹ thật đấy, lùng mãi mới tìm ra được nơi ẩn náu của chúng.”
Tên lính mang cung dài, lưng đeo một ống chứa đầy mũi tên, hông giắt nỏ, nói: “Trốn kỹ thì sao chứ, cuối cùng cũng phải lòi mặt chuột ra thôi.”
Tên lính cầm giáo đáp: “Đám thủy tặc này đúng là chán sống mà, triều đình đã có lệnh truy quét hết giặc cướp mà chúng còn dám thò đầu ra cướp của. Giờ thì chạy đâu cho thoát.”
Tên lính mang cung hừ một tiếng: “Cũng tại đám quan binh ở đây vô dụng, mới để cho chúng hoành hành lâu như vậy. Lần này Vương gia Lý Long Tường đã ban lệnh ra quân truy quét, quyết không để làm mất mặt quân đoàn số Bốn của chúng ta.”
Tên lính cầm giáo hỏi: “Vậy chúng ta xử lý đám thủy tặc này như thế nào, bắt bọn chúng hay là giết luôn?
Tướng chỉ huy cầm kiếm đứng ở đuôi thuyền, nhắc nhở: “Được rồi, các ngươi chú ý tập trung vào. Toán thủy tặc này hoành hành nhiều năm xung quanh đầm Lục Quy, tội ác tày trời. Vương gia Lý Long Tường có lệnh ai chống cự thì giết, ai vứt vũ khí quỳ gối đầu hàng thì bắt lại, mang hết vàng bạc châu báu mà chúng cướp được về triều đình.”
Chiến dịch truy quét thủy tặc đầm Lục Quy này do Vương gia Lý Long Tường, chỉ đạo quân đoàn số Bốn đi tiễu trừ, các tướng lĩnh dưới trướng của Vương gia Lý Long Tường đã bàn bạc lên kế hoạch, rồi cho thủy quân triều đình tham gia tiêu diệt. Đêm nay chính là đêm hành động diệt thủy tặc.
Gần đến sát thủy trại của bọn cướp, tướng chỉ huy cầm kiếm liền ra lệnh: “Bắn pháo hiệu, toàn bộ thuyền phát lệnh tấn công.”
Bụp. Bụp. Bụp.
Những tràng pháo hiệu bắn lên bầu trời cao. Hàng chục con thuyền từ khắp bốn phương túa ra bao vây thủy trại. Tiếng hò hét dậy trời.
Đám thủy tặc còn chưa biết chuyện gì xảy ra thì đã bị lính chiến của quân đoàn số Bốn nhào vào chém giết như cắt cỏ. Thủy tặc ăn hiếp dân chúng lái buôn thì còn được, chứ đụng độ những binh lính đã trải qua chiến trường của quân đoàn số Bốn thì làm sao có thể đối chọi được, trong khi vũ khí của lính triều đình lại sắc bén hơn nhiều.
Kết quả là thủy tặc chỉ có thể giơ đầu chịu báng, bị quân đoàn số Bốn đồ sát một cách không thương tiếc. Cũng có những tên thủy tặc gan lỳ cầm đao chống cự, nhưng cái chúng được là sự tử vong trong chớp mắt. Chỉ có những tên thủy tặc thấy tình hình không ổn liền vứt vũ khí đầu hàng mới được tha mạng, bắt sống giải về quan phủ để xử tội. Trong trận diệt thủy tặc đầm Lục Quy này quân đoàn số Bốn đã lập công to, thu gom được một số lượng lớn vàng bạc châu báu mà bọn thủy tặc cất giấu, được triều đình luận công ban thưởng trọng hậu.
* * * * * * * * * *
Châu Phong là một châu miền núi, trung du có địa hình bị chia cắt nhiều, núi non trùng điệp, đi lại rất khó khăn. Ở đây phát triển ngành chăn nuôi gia súc và khai thác khoáng sản, có những làng nghề truyền thống đặc biệt là làng nghề làm nón lá, đây là loại nón làm từ lá cọ.
Lọc cọc, lọc cọc.
Một hàng dài xe ngựa chở hàng đang đi trên đường sơn đạo về kinh thành. Như những chuyến hàng khác, đoàn xe thồ hàng này cũng có những gia đinh luyện võ đi theo bảo vệ, chuyến hàng này xem ra rất lớn nên có gần trăm người bảo vệ đi cùng.
Giết. Giết. Giết.
Bỗng đâu, một loạt tiếng hô giết vang lên tứ phía, rất đông sơn tặc tràn xuống từ sườn núi, đếm sơ qua thì cũng phải đến hơn ngàn tên chứ không ít. Có lẽ toán sơn tặc đánh hơi được chuyến hàng này chở những mặt hàng quý giá có giá trị khổng lồ nên mới tập hợp liên minh của nhiều nhóm trại đi cướp đông như vậy.
Những gia đinh thấy bị sơn tặc bao vây đông nghẹt cũng không hề hoảng loạn, rút vũ khí và khiên ra chống đỡ. Sơn tặc bắn cung vào những gia đinh này thì họ đều cầm khiên lên đỡ hoặc gạt đi rất thành thạo. Những gia đinh chỉ huy các thùng xe quây lại thành vòng tròn, núp sau các thùng xe, chuẩn bị chiến đấu với sơn tặc.
Một vài tên chỉ huy sơn tặc cũng nhận ra đám gia đinh này không phải tay vừa, nhưng ỷ vào số lượng đông hơn gấp 10 lần nên vẫn ào ào lao xuống. Khi sơn tặc đến gần đoàn xe chở hàng thì nóc thùng hàng trên xe bật mở, ra là trong thùng hàng có người ẩn núp từ lúc nào, đến bây giờ mới xuất hiện, những người này giơ nỏ liên châu lên bắn tên như mưa về phía sơn tặc.
Sơn tặc bị phản công bất ngờ, đối mặt với làn mưa tên của nỏ liên châu thì lăn ra chết như ngả rạ. Toán sơn tặc này cũng cực kỳ liều mạng và hung hãn, chúng vẫn lao tới đoàn xe, cuộc chiến giáp lá cà nổ ra. Những người trên thùng xe nhảy xuống nhập bọn với đám gia nhân, kết hợp tạo thành từng nhóm kiếm trận hoặc đao trận đối chiến với sơn tặc. Sơn tặc chỉ giỏi đánh bừa, ai liều mạng người đó thắng, đụng độ với những người thiện chiến kiếm trận, đao trận thì khác nào tự tìm đường chết.
Sơn tặc đánh một hồi mà không chiếm được bao nhiêu ưu thế, có tên nhận ra sự kỳ lạ liền gào lớn: “Đám người này đâu phải là thương nhân, con bà nó, bọn chúng đánh nhau giỏi quá.”
“Đó là lính triều đình, lũ ngu tụi bây, trúng kế rồi, rút thôi.” Một tên thủ lĩnh tướng cướp lúc này mới vỡ lẽ liền hô lên.
Đúng lúc này, một loạt pháo hiệu bắn lên bầu trời.
Bụp. Bụp. Bụp.
Tiếng hô vang khẩu hiệu dậy khắp đất trời.
Đại Việt! Hùng Cường!
Đại Việt! Hùng Cường!
Đại Việt! Hùng Cường!
Chú thích:
Châu Vũ Ninh: tương đương huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh.
Châu Phong: tương đương vùng Phú Thọ, Yên Bái.
Võng du , bổ trợ huyền huyễn , lưu ý đây là truyện hậu cung ai dị ứng né luôn hộ mình