Nhất Thống Thiên Hạ

Chương 197: Nỗi Kinh Hoàng Của Phỉ Tặc




Lá cờ đỏ sao vàng phất phới dựng lên ở bốn bề. Xen kẽ vào đó là những lá cờ mang tiêu chí của quân đoàn số Hai. Hàng ngàn quân lính triều đình như thần ma giáng thế, xuất hiện từ hư không bao vây hết thảy đường lui của sơn tặc.
Đám sơn tặc bị tiếng hô khẩu hiệu như tiếng sấm sét giữa trời quang của quân đoàn số Hai dọa cho mất mật, cả đám ôm đầu chạy trốn như ong vỡ tổ, một đám trực tiếp vứt vũ khí xuống đất đầu hàng, cũng có một đám liều mạng hò nhau lao thẳng vào quân triều đình hòng mở đường máu thoát thân.
Thật đáng tiếc, nếu như đám sơn tặc gan lỳ kia gặp quân lính triều đình nhát gan của ngày trước thì có khả năng sẽ mở được một lối thoát. Nhưng bọn chúng rất không may là đụng độ đội quân thiện chiến do đích thân Tả kiêu vệ tướng quân Nguyễn Hồng Bàng chỉ huy. Số phận của đám sơn tặc quả thực đã được định đoạt rồi. Nguyễn Hồng Bàng dẫn quân đánh cho sơn tặc hoa rơi nước, bắt sống mấy tên thủ lĩnh của các sơn trại, dẫn chúng đi thu gom vàng bạc châu báu mà chúng cướp được, trao trả về cho triều đình.
* * * * * * * * * *
Mưa rơi thấu trời thấu đất. Mưa dội lên cả vùng châu Quảng Nguyên như muốn rửa sạch đất đai nơi đây. Châu Quảng Nguyên là một vùng cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, rừng núi chiếm khoảng chín phần diện tích của châu Quảng Nguyên. Vùng đất này giáp với Đại Tống cho nên thường hay có nhiều xích mích tranh chấp về biên giới với Đại Tống. Hoàng đế Kiến Gia giao trọng trách cho Uy nghi đại tướng quân Lý Thông làm chủ soái quân đoàn số Một đóng quân tại các châu phía bắc đủ để cho thấy sự coi trọng rất lớn của Hoàng đế đối với nơi đây.
Đang độ mùa xuân mát mẻ mà mưa rơi nặng hạt không ngừng. Thời tiết ở châu Quảng Nguyên lúc này rất lạnh, một nhóm quân khoảng năm mươi người đội mưa tụ tập INrfAD ở lưng chừng một ngọn núi, mặc áo đen bó sát toàn thân, trên người được trang bị những vũ khí sắc bén của triều đình. Đây là toán lính đặc công Đại Việt đang chấp hành nhiệm vụ, chịu sự chỉ huy của Uy nghi đại tướng quân Lý Thông.
Mưa rơi xối xả vào gương mặt thủ lĩnh nhóm đặc công nhưng vẫn không át đi tiếng nói vừa đủ nghe của hắn: “Theo tin tức nhận được, có khoảng 400 sơn tặc đang cư ngụ ở đỉnh của ngọn núi Lương Hinh này. Chúng rất càn rỡ, chúng đều là những kẻ táng tận lương tâm, thường hay cướp bóc các lái buôn khiến cho sự thông thương buôn bán của châu Quảng Nguyên bị đình trệ, có một số vụ cướp bóc làng mạc quanh vùng là do lũ sơn tặc này thực hiện, bọn chúng không những cướp của còn giết cả người già trẻ con, hãm hiếp đàn bà con gái. Thủ lĩnh của đám sơn tặc là do người của tiểu quốc Ngưu Hống cài cắm vào nhằm cướp bóc và do thám Đại Việt chúng ta. Uy nghi đại tướng quân Lý Thông ban lệnh phải bắt sống thủ lĩnh của đám sơn tặc, truy tìm của cải mà bọn chúng cất giữ, những kẻ còn lại thì giết sạch không tha. Tất cả, xuất phát.”
Toán lính đặc công túa ra các ngả chạy ào ào lên núi, một trận đồ sát được mở màn. Trong đêm mưa rào, những tên sơn tặc canh gác bị một mũi tên xuyên thủng họng lăn ra chết tốt. Lính đặc công xông vào các khu lán trại, nhà gỗ vung kiếm đâm chém những tên sơn tặc còn đang ngái ngủ, chúng không kịp kêu la đã hồn du địa phủ, máu chảy lênh láng khắp nơi hòa vào dòng nước mưa.
Những sơn tặc thấy động tĩnh lao ra, bốn năm tên vây giết một người lính đặc công, lính đặc công không hề nao núng, tả xung hữu đột tung ra những nhát kiếm chí mạng, chỉ một chiêu là lấy mạng một kẻ địch, lính đặc công chịu một nhát chém vào người bật máu, đổi lại thành quả giết sạch năm tên sơn tặc. Chiêu thức của lính đặc công không màu mè, không rườm rà, khắc địch chế thắng, chỉ nhằm vào yếu huyệt kẻ địch mà lấy mạng chúng.
Sơn trại vang lên những tiếng hò hét, chém giết, kêu rên, chửi mắng không ngừng, máu chảy thành sông. Sau thời gian một tuần hương, tiếng gầm thét không còn vang lên nữa. Một tên sơn tặc tóc dài, da ngăm đen, mặt bặm trợn bị giải đến giữa sân, thủ lĩnh đặc công bước tới nhìn kỹ hắn, rồi nói: “Rất tốt, giải hắn về giao cho Đại tướng quân.”
* * * * * * * * * *
Biển Đông thuộc lãnh hải Đại Việt.
Kiêu vệ tướng quân Lý Bất Nhiễm đứng trên đài chỉ huy của thuyền lầu dõi mắt nhìn về hòn đảo Cát Khơi ở trước mặt. Hải tặc trên đảo Cát Khơi hoành hành trên lãnh hải của Đại Việt đã nhiều năm, bọn hải tặc Cát Khơi là lũ hải tặc khét tiếng trong vùng. Sở dĩ chúng lộng hành được là nhờ có sự hậu thuẫn của Chiêm Thành tuồn vũ khí và lương thực cho chúng. Người của đám hải tặc Cát Khơi này bao gồm người Chiêm Thành và người Chân Lạp, nhưng chiếm đa số là người Chiêm Thành.
Ba chiếc thuyền lầu sóng vai nhau đi tới gần đảo Cát Khơi, Lý Bất Nhiễm ra lệnh: “Tất cả các chiến binh chú ý, đã tới đảo Cát Khơi. Đội ngũ lính thủy đánh bộ chuẩn bị lẻn trước lên đảo như kế hoạch.”
Khoảng 100 lính thủy đánh bộ có nhiệm vụ đột kích mặc áo màu xanh nước biển bó sát người, đeo cung tên buộc chặt trên lưng, phía sau đeo thêm áo giáp, bên hông giắt kiếm, lần lượt xếp hàng đứng trên mé thuyền.
Lý Bất Nhiễm hô: “Chuẩn bị, nhảy.”
Từng người từng người bước lên mạn thuyền phóng ùm ùm xuống dưới, bọt sóng bắn lên tung tóe, lính thủy đánh bộ bơi lóp ngóp về phía đảo, ba chiếc thuyền lầu lững lờ trôi trên mặt biển.
Ba chiếc thuyền lầu từ từ tiến về phía trước, khi tới gần sát đảo thì hải tặc trên đảo cũng nhanh chóng phát hiện ra ba chiếc thuyền lầu có treo cờ Đại Việt tung bay trong gió biển. Trên đảo Cát Khơi, những chiếc tháp canh bằng gỗ có bốn tầng lầu cao cao, được dựng cheo leo trên các mỏm đá gần bờ biển. Những tên hải tặc đứng trên tháp canh lố nhố, da ngăm đen, tóc cắt ngắn ngang cằm, thân trên để trần, mặc xà rông bên phần thân dưới. Chúng chỉ trỏ vào những chiếc thuyền, một tên ra dáng đứng đầu của đám gác trên chòi canh, nói: “Thuyền chiến của triều đình Đại Việt tấn công đảo của chúng ta, nhanh chóng đi thông báo với thủ lĩnh.”
Leng keng, leng keng.
Tiếng kẻng báo động vang lên khắp đảo Cát Khơi. Những tên hải tặc chạy ra từ các lán trại bằng gỗ dựng chi chít trên đảo, có những tên cướp thuộc hàng tướng hải tặc mới được ở trong các hang động nằm trên đảo. Phía trong các hang động được bày biện đủ thứ đồ tiện nghi giống như nhà ở nơi đất liền vậy. Rất đông đàn bà con gái bị bắt lên đảo làm trò mua vui cho hải tặc, có những người được thả tự do đi lại, cũng có những người bị bắt nhốt vào những chiếc cũi giam, hoặc bị xiềng xích cực kỳ thê thảm.
Lý Bất Nhiễm đi lại trên thuyền, ủy lạo hải quân: “Tất cả giữ vững đội hình, sẵn sàng chiến đấu.”
Thuyền lầu Đại Việt lừng lững tới gần bờ đảo Cát Khơi, tốc độ của những mái chèo loại lớn khua khoắng trên mặt biển ngày càng nhanh hơn. Hải quân đi lại lố nhố trên boong thuyền hô hào ầm ĩ, gương mặt của ai nấy cũng lạnh lùng băng sương phủ lên tầng muối mặn của biển.
Ja Lau, thủ lĩnh hải tặc Cát Khơi, đứng trên mỏm đá, thân mặc áo giáp, tóc xoăn tít, phía sau hắn có các tướng cướp thuộc hạ, kẻ cầm giáo, kẻ cầm gươm, đứa cầm khiên đứng ngồi xung quanh. Tất cả đều chăm chú nhìn về thuyền lầu Đại Việt. Ja Lau đập tay lên vách đá bên cạnh, cười gằn một tiếng: “Triều đình Đại Việt dám đưa quân thảo phạt chúng ta, hải tặc Cát Khơi đâu phải trái hồng mềm cho chúng nắn bóp, hôm nay ta sẽ khiến cho toàn bộ bọn chúng trở thành những vong hồn trên biển.”
Đám hải tặc không hề hay biết có một toán lính thủy đánh bộ đã bơi vào một cửa hang đá ngầm trong lòng biển. Lý Bất Nhiễm đã phải mất một thời gian dài thăm dò, cho người trà trộn làm mật thám mới tìm ra được cái lối ngầm bí mật lên đảo này. Toán lính thủy đánh bộ lội bì bõm vào cửa hang đá, ở đó có mật thám của triều đình Đại Việt là một người Chiêm ăn mặc y như hải tặc đợi sẵn dẫn lối cho lính thủy đánh bộ.
Thuyền lầu Đại Việt gần cập bến đảo Cát Khơi thì phát hiện thấy các nhà gỗ và lán trại trên bờ biển đều im hơi lặng tiếng, chỉ có những đám củi khô bị đốt bốc khói nghi ngút. Những quân tướng hải quân Đại Việt đứng trên boong thuyền, ngó nghiêng nhìn xung quanh vẫn không thấy tên hải tặc nào thì cũng có phần bất ngờ.
“Chúng đi đâu hết cả rồi?”
“Chuyện gì đang xảy ra?”
Đúng lúc này, đám hải tặc trên tháp canh đứng bật dậy, bắn tên có quấn quanh vải ở đầu, mũi tên được châm lửa cháy phừng phừng. Mưa tên lửa bay ào ạt về phía thuyền lầu Đại Việt.
“A...”
Một hải quân Đại Việt bị trúng tên vào bụng may mà có áo giáp chống đỡ, một số người khác bị bắn trúng tay, hoặc trúng chân bị lửa bén lên người. Tiếng kêu la nhất thời vang lên quanh quẩn thuyền lầu Đại Việt.
Hải tặc đứng phía sau những tấm ván gỗ dựng che chắn thô sơ lúc này mới xuất hiện tham gia bắn tên lửa lên thuyền Đại Việt. Đám hải tặc từ các ngóc ngách, tảng đá, lán trại đổ ra bờ biển bắn tên, phóng lao rất dữ dội.
Ja Lau đứng trên lưng chừng một ngọn núi đá, cười vang: “Lũ khốn triều đình Đại Việt, muốn bắt chúng ta sao. Ta ở đây, tới mà bắt ta đi. Ha, ha, ha...”
Lửa cháy ở một số chỗ trên thuyền, hải quân Đại Việt vội lấy nước, khăn trùm dập lửa không cho nó lan ra. Toán lính khác đứng trên boong thuyền mặc áo giáp, bắn tên về phía hải tặc phản đòn. Hải tặc dàn hàng ngang, cầm khiên đồng che chắn mũi tên bắn trả không ngừng. Hai bên dàn trận, bắn tên qua lại kiềm chế lẫn nhau.
Lính thủy đánh bộ lúc này đã thông qua một con đường hầm ngầm bí mật, chui vào hang động nằm bên trong đảo Cát Khơi. Hiện tại toàn bộ hải tặc đã ra bờ biển chống quân triều đình, nên không còn hải tặc nào ở trong hang động. Mọi người nhanh chóng mặc áo giáp, đội mũ sắt, nai nịt gọn gàng, tướng của đội lính thủy đánh bộ liền cất tiếng: “Toàn quân tốc hành đi theo mật thám, đi nào.”
Chú thích:
Châu Quảng Nguyên: thuộc tỉnh Cao Bằng.
Ngưu Hống: là một tiểu quốc của bộ tộc người Thái Đen định cư trên địa bàn vùng núi phía bắc Việt Nam từ khoảng thế kỷ XI-XII.
Võng du , bổ trợ huyền huyễn , lưu ý đây là truyện hậu cung ai dị ứng né luôn hộ mình

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.