Nhất Thống Thiên Hạ

Chương 204: Chùa Báo Thiên




Gương mặt Triệu Hồng Thắm và Trịnh Thị Mai bỗng chốc đỏ dừ, Trịnh Thị Mai nhỏ giọng mắng: “Thiên Kiều, cô em tinh ranh này... đây là chốn phật đường thanh tịnh, em đừng nên nói thế. Yên lặng để bọn chị cầu nguyện Đức phật nào.”
Thiên Kiều hếch mũi: “Hứ, em cầu nguyện xong rồi, các chị làm gì mà lâu thế. Nhanh lên, rồi chúng ta đi thắp hương ở các nơi khác nữa.”
Triệu Hồng Thắm khẽ liếc Lý Hạo đang nhắm mắt nhập định, nói: “Thiên Kiều à, em nhỏ giọng thôi để Hoàng thượng cầu nguyện với chứ.”
Từ khi các vị phi tần xóa bỏ rào cản định kiến về nhau, thống nhất hòa đồng trở thành một đại gia đình trong Hoàng cung thì các nàng thường gọi chị xưng em theo độ tuổi để kéo gần tình cảm gắn bó với nhau, chỉ khi nào đến các buổi yến tiệc, nghi lễ hoặc trước mặt các vị đại thần mới xưng hô theo thứ bậc quý phi.
Thiên Kiều phì cười: “Hoàng thượng giả vờ đấy, lúc nãy em bắt gặp Hoàng thượng đắm đuối nhìn hai chị đấy.”
Khóe mắt Lý Hạo giật giật, hừ một tiếng: “Được rồi, Thiên Kiều nàng nhỏ giọng thôi, trẫm đã dặn đi dặn lại bao nhiêu lần là gọi trẫm là anh Hạo cơ mà. Nàng mà còn phá phách nữa là trẫm đánh đít đưa về ngay đấy.”
Thiên Kiều hấm hức, phụng phịu: “Hứ, anh Hạo thì anh Hạo, cái tên có gì hay đâu mà lấy cơ chứ.”
Lý Hạo sợ cô nàng lại gây sự làm lớn chuyện, nên đứng dậy, cười cười hòa hoãn: “Thôi, thôi nào, có lẽ mọi người đã cầu những gì cần cầu rồi, giờ chúng ta vừa đi vãn cảnh chùa vừa thắp hương nào.”
Thiên Kiều đứng bật dậy, gương mặt tươi roi rói: “Hay lắm, chúng ta đi thôi.”
Bốn người Lý Hạo rời khỏi phật đường. Lý Hùng, Lê Việt Công và tám tên Túc Vệ quân đang đứng đợi ở trước cửa phật đường. Lý Hạo dẫn đầu đoàn người đi dạo quanh ngôi chùa cổ kính, tráng lệ, đồ sộ vào bậc nhất Đại Việt, chùa Báo Thiên.
Sau khi mười vị phi tần hạ sinh thì Hoàng cung nhộn nhịp hẳn lên, tiếng người gọi nhau í ới, tiếng con trẻ khóc oe oe cứ rộn ràng hết cả Hoàng cung. Thấy các vị phi tần hạnh phúc bên con thơ mà những vị phi tần còn lại đều ao ước được như thế, vì thế các vị phi tần kia càng bám riết lấy Lý Hạo không buông, mong muốn Lý Hạo giúp họ được giống như những người kia. Tưởng chuyện gì khó khăn chứ chuyện này thì Lý Hạo rất sẵn lòng giúp đỡ các bà phi thành toàn ước nguyện, thế là Lý Hạo cùng các vị phi tần đêm đêm sênh ca, miệt mài không ngừng nghỉ, nhằm thực hiện nghĩa vụ cao cả phát dương quang đại dòng tộc họ Lý.
Trong các vị phi tần chưa hạ sinh thì có mỗi vị Thục phi Nguyễn Thị Thiêu Kiều là không thiết tha lắm với chuyện sinh con, sở thích của nàng là được rời khỏi Hoàng cung đi du ngoạn bốn phương. Nhân dịp các vị phi tần sinh con, Thiên Kiều liền viện cớ ấy nằng nặc đòi Lý Hạo dẫn đi lễ chùa để cầu nguyện cho các vị Hoàng tử, Công chúa.
Lý Hạo nghĩ đó cũng là ý hay thế là tám ngày sau Lý Hạo cùng với Nguyễn Thị Thiên Kiều, Triệu Hồng Thắm, Trịnh Thị Mai và đoàn tùy tùng bí mật rời cung bằng xe ngựa. Đề phòng bất trắc, Lê Việt Công đã hóa trang Lý Hạo thành người khác, dịch dung cho Lý Hạo bằng cách đắp lên mặt Lý Hạo một bộ mặt da người, đồng thời hóa trang đôi chút cho ba vị phi tần. Lý Hạo đóng vai là một công tử con nhà thế gia vọng tộc, lấy luôn tên Lý Hạo của mình để xưng hô, còn ba vị phi tần thì đóng vai ba người vợ của vị công tử kia.
Điểm đến của đoàn người Lý Hạo lần này là chùa Báo Thiên, ngôi chùa nổi tiếng nhất nhì của Đại Việt, được xem là ngôi Quốc Tự ở thời Lý. Chùa Báo Thiên có tên đầy đủ là chùa Sùng Khánh Báo Thiên. Chùa tọa lạc gần hồ Lục Thủy, bên ngoài thành Thăng Long. Vào những ngày bình thường, đặc biệt là các ngày lễ lạc, thường có rất đông người đến thăm viếng, cúng dường cho nhà chùa.
“Hai chị xem, bên kia đông người quá, chúng ta qua đó xem thử đi.” Vừa bước ra khỏi phật đường, Nguyễn Thị Thiên Kiều liền kéo tay hai người Triệu Hồng Thắm và Trịnh Thị Mai đến một tòa nhà khác.
Lý Hạo và hai vị phi tần theo Thiên Kiều hòa vào dòng người, đa số là các tăng ni phật tử, bắt đầu bước lên con đường lát đá cổ có hoa văn vân mây, sóng nước, hai bên đường thì trồng hai hàng liễu, hàng trúc xanh rì ngả bóng che mát cả con đường.
Đi thêm một đoạn nữa thì thấy có nhiều hòa thượng đang ngồi xếp bằng chìm đắm vào trạng thái vô ngã, như thể họ đã hòa nhập vào không gian thành một thể.
Dọc đường đi, đoàn người Lý Hạo bắt gặp những người làm công quả chuyên tâm quét rác, dọn dẹp những mái nhà tranh được dựng nên giành cho giới tăng lữ cư trú.
Đến một khoảnh sân rộng, ở bên cạnh sân người ta xây một cái giếng đá rất đẹp và vững chắc được xây bằng những tảng đá nguyên khối. Thiên Kiều thấy giếng lạ vội kéo đám người Lý Hạo đến bên cạnh giếng. Phía trước giếng đặt một bát lư hương cắm nhang nghi ngút, đằng sau bát lư hương đặt một tấm ván gỗ đề dòng chữ “Giếng Ước Nguyện”.
Ba vị phi tần thấy thế liền cắm nhang khấn vái, còn Lý Hạo đi lại gần miệng giếng quan sát. Nước của giếng trong veo có thể soi rõ mặt người bên trong giếng. Giếng đá thường xuyên được lau chùi sạch sẽ nên bóng loáng, cổ giếng có dáng thắt cổ bồng như lư hương, miệng giếng hơi bóp vào, có đường kính khoảng sáu tấc, phần thân dưới của giếng phình ra, khắc hình cánh sen hai lớp, bệ giếng phân ô, phần gờ trên thì chạm hoa văn rồng mây, ở eo giữa thì chạm hoa lá, chân giếng choải ra chạm đầu như ý.
Đoàn người Lý Hạo cất bước đi tiếp tới tòa đại sảnh ở trước sân, Lý Hạo thấy bên trong tòa đại sảnh có hàng trăm phật tử đang ngồi xếp bằng chăm CiJWS chú nghe một vị hòa thượng đứng tuổi giảng kinh.
“Thì ra tòa nhà này là nơi dùng để giảng kinh.” Thiên Kiều đứng bên ngoài, ngó nghiêng nói.
“Hay là em Kiều cũng muốn vào trong nghe bạch thầy huấn đạo? Em cứ vào đi, không sao đâu, bọn chị đợi em mà, em muốn ở đây bao lâu cũng được, bọn chị sẽ đi chỗ khác vãn cảnh chùa, nghe nói chùa Báo Thiên còn nhiều nơi đáng để chiêm ngưỡng lắm.” Trịnh Thị Mai nháy mắt với Thiên Kiều, cười bảo.
“Có mà chị Mai mới muốn ấy. Dự định của em hôm nay là đi thắp hương khắp nơi trong chùa cơ.” Thiên Kiều tinh nghịch đáp.
Ba nàng phi tần lại ríu rít cười đùa với nhau bỏ mặc Lý Hạo lơ đãng ngắm cảnh xung quanh.
Lý Hạo với tay níu một người đàn ông mập mạp, to béo, đầu chít khăn nâu vàng, tay cầm kinh phật, rất có bộ dạng của một phật tử thành kính, cất tiếng: “Thưa ngài, chẳng hay ai đang giảng kinh ở trong đại sảnh kia thế?”
Gã béo nheo mắt nhìn Lý Hạo từ đầu đến chân, thấy trang phục của người thanh niên đang mặc là của nhà quyền quý, nên không dám đắc tội, dò hỏi: “Công tử là khách từ phương xa đến hay sao mà hỏi điều ấy? Ở đây ai cũng biết phương trượng Minh Đăng đại sư thường giảng kinh vào thứ ba hàng tuần cơ mà.”
Lý Hạo gật gù, chắp tay: “Xin đa tạ ngài! Ra là phương trượng Minh Đăng, chẳng trách lại đông phật tử đến nghe thuyết giáo như thế. Tôi là ở kinh thành, tuy nhiên tôi hay ở trong nhà, ít ra ngoài giao du nên không hiểu chuyện.”
Gã béo cười đáp: “Không có chi, nếu như công tử không còn điều gì để hỏi nữa thì tôi xin bái biệt, thật là... hôm nay bận việc quá nên tới giờ mới có thời gian đi nghe phương trượng Minh Đăng đại sư thuyết giáo đây.”
Lý Hạo chỉ tay về phía tòa tháp cao ngút trời ở phía sau đại sảnh, hỏi tiếp: “Ừm, tôi muốn đi thăm tòa tháp Đại Thắng Tư Thiên kia mà chùa này lại quá rộng lớn, mong ngài chỉ cho tôi biết con đường ngắn nhất dẫn đến tòa tháp.”
Gã béo trả lời: “Công tử rẽ trái đi thẳng qua hai tòa phật đường, rồi rẽ phải đi thêm một đoạn nữa là đến chân tòa tháp.”
Lý Hạo chắp tay: “Cám ơn ngài đã chỉ đường. Những gì muốn hỏi tôi đã hỏi xong. Thôi, không làm phiền ngài nữa. Tạm biệt ngài.”
Gã béo chắp tay đáp lễ rồi vội vã đi vào đại sảnh, khoanh chân ngồi ở hàng ngoài cùng, tay lật giở quyển kinh, chăm chú nghe phương trượng giảng huấn phật pháp như muốn nuốt từng lời.
Lý Hạo trầm mặc nhìn không khí ở tòa đại sảnh thêm một lúc, đoạn dẫn mọi người đi theo hướng mà gã béo vừa chỉ dẫn.
Chú thích:
* Hồ Lục Thủy: ngày nay gọi là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
* Chùa Báo Thiên được vua Lý Thánh Tông (1054-1072) cho xây dựng vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 (1057). Suốt hai triều Lý - Trần gần 400 năm, chùa Báo Thiên là một ngôi quốc tự nổi tiếng của kinh đô Đại Việt. Năm 1427, trong thời thuộc Minh, khi quân Minh bị vây trong thành Đông Quan (tức Hà Nội ngày nay) cố thủ để chờ quân tiếp viện, đã đến chùa, tốc chóp tháp đồng, nấu chảy đại hồng chung và tất cả những gì bằng đồng để làm vũ khí chống lại nghĩa quân Lam Sơn. Năm 1883, theo yêu cầu của Công sứ Bonnal, kinh lược Bắc Kỳ là tổng đốc Nguyễn Hữu Độ đã giao khu chùa này cho Giám mục Puginier phá đi để kiến tạo Nhà thờ chính toà Hà Nội.
Theo:
- Lịch sử cụ thể về một khu đất có tên gọi là phố Nhà Chung ở Hà Nội, Đại Đoàn Kết, 01/02/2008
- Papin, Philippe, Histoire de Hanoi, Fayard (2001)
- Masson, André (1929). “La Mission”. Hanoï pendant la période héroïque (1873-1888) (bằng tiếng Pháp). Paris: Librairie Orientaliste Paul Geuthner.
* Giếng đá cổ chùa Báo Thiên: là di tích duy nhất còn sót lại của ngôi chùa Báo Thiên, được xem là giếng đá cổ độc đáo nhất, ai cũng phải thừa nhận nó đạt đến trình độ kỹ thuật lẫn mỹ thuật rất cao, chưa có cái nào khác sánh bằng. Giếng đá này nằm trong ngõ của một nhà dân ở phố Nhà Chung, thuộc phần đất nhà thờ cho giáo dân cư trú. Năm 2002 giếng đá đã bị người dân cho đổ đất, cát lấp đầy. Việc này được phát hiện và báo chí đưa tin. Báo Thanh Niên (số 288, ra ngày 14-10-2004) cho đăng bài: "Cần bảo vệ một giếng đá cổ ", và báo nguyệt san Giác Ngộ, (số 104, tháng 11-2004) cho đăng bài: "Giếng cổ chùa Báo Thiên"... Sau khi báo đưa tin các vị thẩm quyền của nhà thờ chính toà Hà Nội đã cho khai quật giếng cổ ấy lên, di chuyển vào đặt trước hang đá bên trong khuôn viên nhà thờ.
Truyện thuần phong cách cổ điển phiêu lưu khám phá, với những yếu tố tươi sáng hài hước nhưng không kém phần hấp dẫn trong phân tích và chiến đấu, đưa bạn trở về những ký ức Pokemon đẹp thời thơ ấu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.