Chương 54. Chuẩn bị đón tết
Thời gian thấm thoát thoi đưa, mùa xuân đã đến thay thế mang hơi ấm thay cho mùa đông lạnh giá. Những cành đào ở các làng hoa đã bung nở những bông hoa cánh màu hồng phai mang lại cho mọi người cảm giác ấm áp báo hiệu Tết sắp đến. Đây là năm thứ hai Mạnh đón Tết, năm đầu tiên anh mong mỏi ngày trở về đoàn tụ cùng bố mẹ vả lại không có người thân nên chủ yếu anh chủ yếu ở Gia Trang với mọi người chẳng sắm sửa gì và vùi đầu làm việc cho quên việc đón tết xa gia đình. Năm nay anh đã có gia đình nên chú ý việc sắm sửa đón tết hơn. Anh cho dựng cây nêu ngoài sân, nhìn Quỳnh Dao tất tả sắp mâm cơm cúng ông Công ông Táo anh lại nhớ đến gia đình, lúc này có bố mẹ anh ở đây thì thật là viên mãn. Sau bữa cơm đang ngồi uống nước Quỳnh Dao rụt rè nói.
-Đã nhiều năm th·iếp chưa về quê ăn Tết với mẹ, năm nay em xin phép chàng cho em về thăm nhà mấy ngày.
Mạnh gật đầu
-Nên về chứ, ta cũng về để ra mắt mẫu thân, để ta bảo thân binh sắp xếp mùng hai vợ chồng mình về quê thăm mọi người.
Thời này nếu người được phong tước như anh lấy vợ từ lầu xanh về thì người vợ đó thân phận chỉ có thể làm lẽ. Địa vị người vợ lẽ trong nhà chỉ hơn người hầu chứ không thể so với vợ chính thất nên việc đi ra ngoài phải được sự đồng ý của chồng. Chính vì vậy Quỳnh Dao cũng không nghĩ Mạnh lại đáp ứng đi cùng mình về quê ra mắt mẹ. Cô sung sướng ôm lấy cổ anh thủ thỉ.
-Th·iếp cảm ơn chàng.
Mẹ Quỳnh Dao và đứa em trai giờ đang ở quê thuộc lộ Đà Giang (là Hòa Bình thời nay) nên về quê phải đi thuyền. Ngày tết nếu không đặt trước sẽ khó có thuyền để đi. Bố của cô đã được người anh kết nghĩa của Mạnh đưa về phủ làm lang y phụ trách thuốc thang cho những người trong gia đình nên công việc cũng nhàn hạ. Trịnh Giác Mật đối với bố vợ của Mạnh cũng tôn trọng nên việc ăn uống nghỉ ngơi cũng được đãi ngộ tốt hơn nhiều so với hạ nhân trong nhà. Thỉnh thoảng bố cô cũng có thư từ về cho cô và mẹ để thông báo tình hình cho mọi người yên tâm. Sát đến tết Quỳnh Dao tíu tít cùng nha hoàn làm mứt dừa, mứt sen để dùng và làm quà về quê. Một lần thấy Quỳnh Dao đang đãi đậu xanh để chuẩn bị nấu xôi Mạnh chợt nghĩ đến loại bánh đậu xanh thời nhỏ anh hay làm. Hồi đó có người bạn thân cùng lớp nhà làm bánh đậu xanh giao cho mấy hàng nước, mỗi lần buổi chiều sang rủ đá bóng anh thường phải giúp bạn làm nốt việc rồi hai đứa mới đi được nên cũng thuộc cách làm. Ngày anh nhập ngũ, anh cũng làm bánh đậu xanh để tiếp đón bà con hàng xóm đến chơi, ai cũng khen anh khéo tay làm bánh ngon, mấy bà cô còn hẹn ngày anh xuất ngũ về quê sẽ gả con gái cho.
Với tập tục người Việt tặng nhau món quà độc đáo ngày Tết để tỏ lòng kính trọng anh nghĩ có thể làm món bánh đó làm quà biếu cho các mối quan hệ thân tình vì bánh đó cũng lạ thời này chưa có. Nghĩ là làm tranh thủ ngày nghỉ anh lấy đậu xanh rang chín sau đó xay thành bột, trộn với bột gạo đường mía, và mỡ rồi nhào. Thời này đàn ông rất ít khi vào bếp khi có vợ nên Quỳnh Dao rất ngạc nhiên khi thấy anh vào bếp chế biến và lúc đầu còn bảo anh ra ngoài có gì cô làm giúp. Mạnh cười bảo cô cứ ra ngoài sẽ làm món ăn bí mật để tặng cô. Sau khi nhào nhuyễn hỗn hợp, anh lấy mấy khuôn làm bằng sắt đã chế tạo sẵn đổ hỗn hợp vào để tạo thành các viên bánh hình vuông xinh xắn. Sau khi cẩn thận xếp vào đĩa anh mang lên cho vợ ăn thử. Quỳnh Dao cẩn thận cho miếng bánh vào miệng, cô thấy có vị thơm của đậu xanh, vị ngọt của đường, ngậy và bùi của bánh rất hấp dẫn, không kìm được cô lấy miếng bánh nữa bỏ vào miệng. Cô nói
-Nếu mang bánh này về quê chắc đứa em của th·iếp sẽ rất thích.
Mạnh nói với cô bánh chỉ để được một tuần, em cứ ăn đi sát tết anh sẽ làm thêm mẻ khác. Anh quyết định làm bánh này để gửi biếu những chỗ thân tình làm món ăn thưởng thức ngày tết. Hôm sau Mạnh mang một ít bánh đậu xanh lên cho mọi người ở Gia Trang ăn thử. Đang ngồi với mấy công tượng nói chuyện chuẩn bị nghỉ tết thì có tiếng gõ cửa, Tuất người đội trưởng thân binh vào báo cáo tình hình công việc và những người sẽ về quê nghỉ tết, những người sẽ ở lại để anh phê duyệt cũng như chu cấp tiền thưởng. Thấy vậy Mạnh bảo Tuất vào cùng ngồi thử bánh anh làm. Tuất ăn thử một miếng sau đó khen.
-Bánh rất ngon, lúc khóa huấn luyện trinh sát đợt trước được ăn cái này ăn thay cho gạo rang hay bánh đa thì tốt biết mấy.
Mạnh chợt nhớ đến thời này không có lương khô, binh lính nếu đi trinh sát, hay phục kích thì không được nấu cơm sợ lộ vì khói bếp thì chủ yếu ăn gạo rang hoặc bánh đa nướng. Anh nảy ra ý nghĩ có thể làm lương khô, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều việc vận chuyển lương thực tốn kém và binh lính cũng sẽ có thêm dinh dưỡng đảm bảo thể lực chiến đấu. Bánh này chỉ cần trộn thêm ít trứng gà, tăng tỉ lệ bột gạo sau đó nướng lên là thành lương khô. Anh dặn Tuất bố trí người và phương tiện để mùng hai Tết anh về thăm quê Quỳnh Dao.
Hôm sau Mạnh bảo công tượng làm cho anh một lò để nướng bánh, và anh cũng thử nghiệm mất mấy ngày, đến hai bảy Tết khi mọi người nghỉ tết thì lương khô cũng đã thử nghiệm thành công. Anh mang mẻ lương khô về đóng thành từng gói sau đó cùng với bánh đậu xanh cho vào các tráp đỏ để mang đi biếu. Trên đường anh đến phủ Chiêu Văn Vương tiếng pháo đã râm ran trên đường phố thành Thăng Long, quà mang theo là tráp bánh đậu xanh, tráp lương khô vào mười bình rượu ngon. Đến phủ anh gửi quà cùng lời chúc tết Chiêu Văn Vương sau đó đi về vì Chiêu Văn Vương cũng đang đi ủy lại các tù trưởng phía Bắc chưa về. Sau đó anh đến phủ Hưng Đạo Vương, lúc này Hưng Đạo Vương đang ở cung để bàn việc nước cùng hoàng thượng nên anh cũng chỉ gửi quà gồm một tráp bánh, một tráp lương khô và hai mươi vò rượu ngon cùng một phong thư ghi rõ về cách làm cũng như công dụng của lương khô rồi ra về.
Chiều hôm sau đang nghỉ ngơi dọn dẹp, trang hoàng cho ngôi nhà ngày tết, cắm cành đào mới mua vào chiếc lọ trong phòng khách thì có thân binh báo có tướng Yết Kiêu đến tìm đang đợi ngoài của . Mạnh vội đi ra mời vào nhà, Yết kiêu cảm ơn rồi nói.
-Tướng quân mời cậu đến vào phủ có việc cần bàn.
Mạnh ngạc nhiên vì sắp Tết mà Hưng Đạo Vương cho mời gấp không lẽ có tin tức khẩn ở biên giới phía Bắc. Anh vội vã thay đồ lên xe ngựa đi cùng mấy thân binh là Yết Kiêu đến phủ Hưng Đạo Vương. Trên đường đi anh hỏi dò Yết Kiêu xem có việc gì mà gấp vậy nhưng anh ta chỉ nói thấy Hưng Đạo Vương vào gặp hoàng thượng xong về bảo anh đến mời Mạnh nên cũng không biết. Thấy không lấy được thêm thông tin, Mạnh đành ngồi trong xe ngắm cảnh đường phố trên đường vào phủ Hưng Đạo. Lúc này trên đường phố nhiều người đang mua sắm tấp nập ở các chợ và trên đường trẻ con đầu để trái đào đang nghịch pháo không khí xuân đã đến mọi nhà.
Vào đến phủ Yết Kiêu dẫn anh đến thẳng thư phòng, anh thấy Hưng Đạo Vương đang ngồi uống nước, trên bàn có mấy cái bánh lương khô và bức thư của anh gửi hôm qua. Nhìn thấy anh Hưng Đạo Vương nhìn anh với anh mắt rất thân thiết.
-Ngồi đi cháu, Tết nhất đã chuẩn bị xong chưa.
Mạnh đáp
-Dạ cháu cũng chuẩn bị xong rồi, cũng đơn giản không sắm sửa gì nhiều.
Hưng Đạo nói.
-Hôm nay làm phiền gọi cháu đến vì việc nước, chả là mấy hôm nay ta và hoàng thượng đang bàn việc quân. Hiện với các hỏa khí mới được trang bị trong đó hơn một nghìn khẩu thần công cỡ lớn bố trí các nơi hiểm yếu có khả năng ngăn chặn được đạo binh thiện chiến của Mông Cổ. Nhưng giờ quân lương lại là nỗi lo lắng lớn nhất.
Qua cuộc trao đổi anh mới biết hiện Hưng Đạo Vương đang lo lắng việc quân lương không đủ cung cấp cho q·uân đ·ội nếu cuộc chiến kéo dài. Với quân số triều đình khoảng mười vạn, quân số tại các lộ và thân binh các vương gia và tướng sĩ tổng cộng là hai mươi vạn quân. Nếu tính một người ăn khoảng năm cân lương thực một tháng thì một tháng hết khoảng một trăm vạn cân lương thực. Cuộc chiến kéo dài khoảng sáu tháng thì hết sáu trăm vạn cân lương thực cộng thêm lượng dân phu phục vụ vận chuyển lương, xây dựng cầu đường… phục vụ cho c·hiến t·ranh dự kiến mười vạn người như vậy hết tám trăm vạn cân lương thực bằng toàn bộ kho dự trữ của triều đình. Chưa kể lượng hao hụt do lượng thực hỏng khi vận chuyển, chuột cắn hoặc do bảo quản không tốt khi trời mưa, lương thực cho voi và ngựa … Nếu kéo dài một năm thì dự trữ của triều đình gần như cạn kiệt do nông nghiệp đình trệ mà tiêu tốn quân lương vẫn không giảm. Nếu sau một năm có dành chiến thắng thì cũng là thắng thảm, địch mất một nghìn thì ta cũng tự tổn tám trăm.
Mạnh mới hiểu tại sao trong lịch sử quân Nguyên kéo sang Đại Việt lần nào lúc đầu cũng thắng như trẻ che, quân Đại Việt bị thua liên tục các tướng sĩ b·ị b·ắt hoặc bị g·iết nhiều. Nhưng khi vào Đại Việt ba tháng quân lương tiếp tế khó khăn do đường xa và các đoàn xe lương bị phục kích, không thu được nguồn quân lương tại chỗ do chính sách tiêu thổ kháng chiến thì lúc đó việc thiếu lương thực và thuốc men nên sức chiến đấu giảm sút. Khi Đại Việt phản công thì thua trận phải rút quân về nước. Viên quan ở Lưỡng Quảng dâng thư cho Hốt Tất Liệt nói rằng do đường xá xa xôi lại đi lại khó khăn phải thuê dân phu gánh lương thực, tính ra mỗi người lính phải có một dân phu gánh lương thực nên đến nơi thì dân phu cũng ăn hết một nửa như vậy thì chi phí nuôi quân quá tốn kém không nên động binh với Đại Việt nhưng Hốt Tất Liệt để ngoài tai. Thế trong quân sự cổ đại có câu “ quân lương lo trước, đao binh tính sau” .
Hưng Đạo Vương nói chiều qua sau khi trên triều về, đọc thư của anh ông rất mừng vì đã giải quyết được phần nào nỗi lo quân lương. Tối hôm qua ông không dùng cơm mà ăn thử lương khô của anh, sáng nay thấy vẫn khỏe mạnh lên vội mang lương khô của anh vào yết kiến hoàng thượng. Hoàng thượng cũng vui mừng lên phá lệ thưởng cho anh vào dự tiệc đón năm mới vào mùng một tết và hôm đó sẽ có phong thưởng cho anh. Tuy nhiên Hưng Đạo Vương có yêu cầu anh nghiên cứu thêm để cho nhiều loại lương khô cho các cấp bậc khác nhau và nhiều mùi vị hơn để ăn đỡ ngán. Mạnh cũng đồng ý và hứa sẽ sớm nghiên cứu và dâng công thức này tặng cho triều đình.